Nội dung chính
1. Quy định về tham gia bảo hiểm y tế?
1.1. Bảo hiểm y tế là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014, bảo hiểm y tế được định nghĩa như sau:
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Xem thêm: Mua bảo hiểm y tế không theo hộ gia đình
Theo đó, BHYT do Nhà nước tổ chức thực hiện, không vì mục đích lợi nhuận nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người khi ốm đau, bệnh tật, tai nạn… thực hiện công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
1.2. Quy định về tham gia bảo hiểm y tế?
Như định nghĩa về BHYT được chỉ ra ở trên, BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật BHYT hiện hành. Do đó, việc tham gia BHYT chỉ bắt buộc với một số đối tượng nhất định, chứ không bắt buộc mọi người dân đều phải tham gia.
Tuy nhiên, đây là một chế độ có lợi cho mọi người dân khi tham gia nếu không may bị ốm đau, bệnh tật nên mọi người dân dù không thuộc đối tượng bắt buộc cũng nên tham gia. Mặt khác, các địa phương cũng tăng cường tuyên truyền và đưa ra các chính sách hỗ trợ riêng đối với các đối tượng tham gia nhằm hướng tới thực hiện BHYT toàn dân.
– Đối tượng bắt buộc tham gia BHYT
Căn cứ chương I Nghị định 146/2018/NĐ-CP, có 06 đối tượng bắt buộc phải tham gia BHYT, bao gồm:
>> Xem thêm: Thủ tục báo tăng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Nhóm 1: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
Nhóm 2: Nhóm do cơ quan BHXH đóng.
Nhóm 3: Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng.
Nhóm 4: Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng.
Nhóm 5: Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình.
Nhóm 6: Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
3. Bảo hiểm y tế hộ gia đình là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014, bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng với các đối tượng theo Luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Trong đó, hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (gọi chung là hộ gia đình) bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Như vậy, có thể hiểu, bảo hiểm y tế hộ gia đình là hình thức bảo hiểm y tế bắt buộc với tất cả các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
>> Xem thêm: Tham gia bảo hiểm y tế liên tục 5 năm được hỗ trợ bao nhiêu phần trăm chi phí khám, chữa bệnh ?
4. Mức đóng và mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2021
4.1. Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2021
Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146 năm 2018 của Chính phủ quy định mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình như sau:
– Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
– Người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
– Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Mức lương cơ sở năm 2021 dự kiến là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình của năm này là:
Thành viên
Mức đóng
Người thứ 1
67.050 đồng/tháng
Người thứ 2
46.935 đồng/tháng
Người thứ 3
40.230 đồng/tháng
Tìm hiểu thêm: Mua bảo hiểm thai sản tự nguyện
Người thứ 4
33.525 đồng/tháng
Từ người thứ 5 trở đi
26.820 đồng/tháng
4.2. Mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2021
Tuân theo nguyên tắc chung về việc đóng, hưởng bảo hiểm y tế, theo Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, khi đi khám, chữa bệnh, người tham gia BHYT hộ gia đình được hưởng:
* Nếu khám, chữa bệnh đúng tuyến:
>> Xem thêm: Đúng tuyến, trái tuyến, vượt tuyến, thông tuyến trong Bảo hiểm y tế theo quy định mới nhất
– 100% chi phí khám, chữa bệnh tại tuyến xã;
– 100% chi phí khám, chữa bệnh trong trường hợp chi phí cho một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở (tức là thấp hơn 223.500 đồng/lần);
– 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (tức là lớn hơn 8,94 triệu đồng);
– 80% chi phí khám, chữa bệnh với những trường hợp còn lại.
* Nếu khám, chữa bệnh trái tuyến:
– 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương;
– 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh;
– 100% chi phí khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.
5. Mua bảo hiểm y tế cho một người trong gia đình có được không?
Câu hỏi: Chào luật sư. Tôi muốn được luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp này. Sổ hộ khẩu gia đình tôi có tổng cộng là 4 người và cả 4 người không tham gia bảo hiểm y tế. Do thời gian tới em sẽ sinh em bé nên em muốn mua bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, khi ra phường mua thì họ bảo rằng không được mua cho một người trong gia đình( là cá nhân em). Thực sự em rất bức xúc. Em nghĩ chỉ ai có nhu cầu cần thiết thì có thể mua thôi. Em không hiểu quy định về vấn đề này, nên muốn được luật sư tư vấn gúp đỡ. Em cám ơn luật sư.
>> Xem thêm: Giá trị của thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) dành cho trẻ em dưới 6 tuổi ?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014
Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BHYT-BTC hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế
2.Luật sư tư vấn:
Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:
5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Ngoài ra, căn cứ khoản 5 Điều 1 Thông tư 41/2014/TTLT-BHYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế:
5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, bao gồm:
a) Toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này và người đã khai báo tạm vắng;
b) Toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này;
Ví dụ 1: Gia đình ông B có 05 người có tên trong sổ hộ khẩu, trong đó có 01 người hưởng lương hưu, 01 người là công chức; ngoài ra, có 01 người ở địa phương khác đến đăng ký tạm trú. Số người tham gia BHYT theo hộ gia đình ông B là 04 người.
>> Xem thêm: Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mới nhất năm 2022
Tham khảo thêm: Quy định thời gian báo giảm bảo hiểm xã hội
Như vậy, theo quy định hiện hành, tất cả các thành viên trong gia đình đều phải tham gia bảo hiểm y tế khi mua tự nguyện, trừ những người đã có thẻ bảo hiểm y tế và những người đã khai báo tạm vắng. Do đó, việc Ủy ban nhân dân phường trả lời cho bạn là không thể mua bảo hiểm y tế tự nguyện cho một người khi gia đình bạn có 5 người chưa có thẻ là đúng. Bởi vậy, bạn muốn mua bảo hiểm y tế thì phải mua cho tất cả các thành viên trong hộ khẩu của gia đình bạn,
Căn cứ Khoản 3 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định về mức đóng bảo hiểm y tế:
3. Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này phải tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau:
a) Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;
b) Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
c) Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
4. Chính phủ quy định cụ thể mức đóng, mức hỗ trợ quy định tại Điều này”.
6. Thủ tục khám, chữa bệnh hưởng BHYT
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, tùy từng trường hợp mà người dân khi đi khám, chữa bệnh BHYT cần thực hiện theo thủ tục sau:
– Trường hợp thông thường: Phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh còn giá trị sử dụng; trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì xuất trình thêm giấy tờ chứng minh nhân thân.
– Trẻ em dưới 6 tuổi:
+ Xuất trình thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng (nếu đã có);
+ Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ BHYT thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh;
+ Trường hợp trẻ phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì trưởng cơ sở khám, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán chi phí bảo hiểm y tế.
>> Xem thêm: Mức hưởng bảo hiểm y tế được ghi trên thẻ bảo hiểm y tế ?
– Người đang trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ: Xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.
– Trường hợp chuyển tuyến điều trị: Phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến.
– Khám lại theo yêu cầu điều trị: Phải có giấy hẹn khám lại.
– Đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung: Phải xuất trình thêm các giấy tờ: Giấy công tác hoặc quyết định cử đi học hoặc thẻ học sinh, sinh viên,…
– Trường hợp cấp cứu: Phải xuất trình các giấy tờ như trường hợp khám, chữa bệnh thông thường trước khi ra viện.
7. Ai được tham gia BHYT miễn phí?
Căn cứ Nghị định 70/2015/NĐ-CP, Nghị định 146/2018/NĐ-CP và Nghị định 79/2020/NĐ-CP, những đối tượng sau sẽ được tham gia BHYT miễn phí:
– Nhóm đối tượng tham gia BHYT do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng
Có thể kể đến: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng,…
– Nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng
>> Xem thêm: Hàng thừa kế chỉ còn một người thì có được hưởng toàn bộ di sản ?
Có thể kể đến: Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu; cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng…
– Nhóm đối tượng do người sử dụng lao động đóng
Có thể kể đến: Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định 146,…
– Người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết này.
– Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trong thời gian đào tạo được cơ sở đào tạo đóng BHYT.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm – Công ty luật Minh Khuê
Tham khảo thêm: CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ