Bảo hiểm y tế hộ gia đình là một trong những hình thức tham gia bảo hiểm phổ biến nhất hiện nay. Vậy Bảo hiểm y tế hộ gia đình là gì? Các mức đóng và mức hưởng năm 2021 như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đến bạn.
1Bảo hiểm y tế hộ gia đình là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014, bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng với các đối tượng theo Luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Trong đó, hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (gọi chung là hộ gia đình) bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Xem thêm: Mua bảo hiểm y tế hộ gia đình
2Đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình bao gồm:
- Người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, trừ những người thuộc nhóm đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng, do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách Nhà nước đóng, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng hoặc do người sử dụng lao động đóng.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành.
- Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội, trừ đối tượng đã tham gia BHYT bắt buộc mà không được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng.
Bắt đầu từ ngày 01/7/2021, đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình sẽ là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp (khoản 2 Điều 38 Luật Cư trú 2020).
3Mức đóng BHYT hộ gia đình 2021
Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146 năm 2018 của Chính phủ quy định mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình như sau:
- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
- Người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
- Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Mức lương cơ sở năm 2021 là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình của năm nay là:
Thành viên hộ gia đình Mức đóng Người thứ nhất 67.050 đồng/tháng Người thứ hai 46.935 đồng/tháng Người thứ 3 40.230 đồng/tháng Người thứ 4 33.525 đồng/tháng Từ người thứ 5 trở đi 26.820 đồng/tháng
4Mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2021
Tuân theo nguyên tắc chung về việc đóng, hưởng bảo hiểm y tế, theo Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, khi đi khám, chữa bệnh, người tham gia BHYT hộ gia đình được hưởng:
Nếu khám, chữa bệnh đúng tuyến:
– 100% chi phí khám, chữa bệnh tại tuyến xã;
– 100% chi phí khám, chữa bệnh trong trường hợp chi phí cho một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở (tức là thấp hơn 223.500 đồng/lần);
– 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (tức là lớn hơn 8,94 triệu đồng);
– 80% chi phí khám, chữa bệnh với những trường hợp còn lại.
Tham khảo thêm: Thủ tục chuyển bảo hiểm xã hội sang tỉnh khác
Nếu khám, chữa bệnh trái tuyến:
Theo đó, khi đi khám chữa, bệnh đúng tuyến, người dân sẽ được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 80% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng.
– 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương;
– 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh;
– 100% chi phí khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.
5Một số câu hỏi về BHYT theo hộ gia đình
Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp mà Điện máy XANH đã tổng hợp:
Những người thuộc hộ gia đình khi tham gia BHYT thì mức đóng BHYT được giảm trừ từ thành viên thứ hai là bao nhiêu?
- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
- Người thứ hai đóng bằng 70% của người thứ nhất.
- Người thứ ba đóng bằng 60% của người thứ nhất.
- Người thứ tư đóng bằng 50% của người thứ nhất.
- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng BHYT theo quy định nêu trên được thực hiện khi các thành viên tham gia BHYT theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
Doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động tham gia BHYT hộ gia đình được không?
Trường hợp người lao động thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc mà doanh nghiệp thỏa thuận để không tham gia là trái với quy định của pháp luật.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT quy định, trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của luật này.
Về việc tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình rồi tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, theo Quyết định 595 của BHXH Việt Nam, người tham gia BHXH tự nguyện rồi chuyển sang tham gia BHXH bắt buộc thì sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó. Số tiền được hoàn trả bằng số tiền đã đóng tương ứng và không bao gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).
Theo quy định, người lao động phải đóng BHXH, BHYT bắt buộc theo đơn vị đang công tác. Sau khi đăng ký tham gia BHYT, BHXH bắt buộc, người lao động đến đại lý thu BHYT tại UBND phường hoặc đại lý thu bưu điện nơi đăng ký mua thẻ BHYT hộ gia đình; BHXH tự nguyện để được hoàn trả lại tiền đóng trùng (nếu có).
Tìm hiểu thêm: Nghỉ việc bao lâu thì có sổ bảo hiểm
Mức phí đóng BHYT tự nguyện theo hộ gia đình là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 1, điều 1 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung 2014, BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng với các đối tượng theo Luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Để tham gia BHYT Hộ gia đình cần toàn bộ số người có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình tại thời điểm đăng ký tham gia BHYT phải cùng tham gia, bao gồm cả những người nhập khẩu nhờ theo Luật hộ tịch, hộ khẩu nhưng không tính những người sau đây vào tổng số thành viên trong hộ:
- Người mặc dù có tên trong hộ khẩu nhưng đã có giấy tạm vắng do UBND xã phường cung cấp.
- Người đã chết (phải đã giảm khẩu).
- Người đã tách khẩu.
Những người được tính là đã tham gia BHYT: Người đã được cấp thẻ BHYT thuộc các đối tượng khác nhau. Số người còn lại chưa có thẻ BHYT là đối tượng phải tham gia theo hộ gia đình.
Như vậy, có thể hiểu BHYT hộ gia đình là hình thức BHYT bắt buộc với tất cả các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú trừ những người đã tham gia BHYT theo đối tượng khác để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Tại Điểm e, khoản 1, điều 7 Nghị định 146 năm 2018 của Chính phủ quy định mức đóng BHYT hộ gia đình như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; Người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Như vậy, nếu chỉ có một mình bạn tham gia BHYT hộ gia đình thì mức đóng bằng 4.5% mức lương cơ sở tại thời điểm bạn đăng ký tham gia.
Cách chuyển từ thẻ BHYT hộ gia đình sang thẻ BHYT doanh nghiệp đóng
Theo quy định, thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 3 tháng. Việc quy định tính thời gian liên tục để hưởng quyền lợi BHYT và quy định về thời gian gián đoạn tối đa không quá 03 tháng được tính là thời gian tham gia BHYT liên tục được áp dụng từ ngày 01/01/2015.
Như vậy, trong trường hợp bạn tham gia liên tục 5 năm hoặc gián đoạn dưới 3 tháng (áp dụng từ ngày 01/01/2015) mà trên thẻ BHYT chưa ghi nhận đúng thời điểm 5 năm liên tục thì lập hồ sơ theo mẫu PGNHS 610, sau đó nộp cho cơ quan BHXH nơi cấp thẻ để kiểm tra, cập nhật lại thời gian tham gia BHYT liên tục.
Bạn có thể tham khảo thủ tục hồ sơ tại địa chỉ: http://bhxhtphcm.gov.vn/thu-tuc-ho-so-bhxh-the-bhyt/.
Trên đây là bài viết thông tin đến bạn về khái niệm bảo hiểm y tế hộ gia đình cũng như mức đóng, mức hưởng năm 2021. Mong rằng với những nội dung trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại hình BHYT này và tham gia dễ dàng hơn nhé!
Tìm hiểu thêm: CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ