logo-dich-vu-luattq

Mất sổ bảo hiểm xã hội làm lại ở đâu

Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội thủ tục như thế nào? Có rất nhiều trường hợp do sơ xuất người lao động làm mất, làm hỏng sổ và thông tin trong sổ BHXH của cá nhân bị sai. Khi đó người lao động cần thực hiện xin cấp lại sổ BHXH để hưởng các chế độ BHXH trong tương lai.

Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động

Xem thêm: Mất sổ bảo hiểm xã hội làm lại ở đâu

Mất sổ bảo hiểm xã hội có làm lại được không?

1. Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Hiện nay vì nhiều lý do chủ quan hoặc khách quan mà sổ bảo hiểm xã hội của người lao động bị sai thông tin, mất, hỏng sổ do ngoại cảnh… Khi đó người lao động cần làm thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể.

03 trường hợp được cấp lại sổ BHXH

Căn cứ vào Khoản 2, Điều 46 Quyết định 595 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có 03 trường hợp người tham gia BHXH được cấp lại sổ BHXH như sau:

  1. Cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần còn thời gian đóng bảo hiểm tự nguyện chưa hưởng;

  2. Cấp lại bìa sổ Bảo hiểm xã hội các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch;

  3. Cấp lại tờ rời Sổ Bảo hiểm xã hội các trường hợp: mất sổ, hỏng sổ;

Các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho người lao động được cấp lại sổ bảo hiểm khi bị mất sổ, hỏng sổ đảm bảo người lao động được hưởng những quyền lợi chính đáng của mình.

Có được cấp lại sổ BHXH sau khi rút BHXH 1 lần không?

Trên thực tế, khi người lao động tham gia BHXH bắt buộc tại doanh nghiệp, đơn vị sẽ đồng thời tham gia cả bảo hiểm thất nghiệp. Việc có được cấp lại sổ BHXH sau khi lĩnh bảo hiểm xã hội 1 lần không sẽ tùy thuộc vào đề nghị của người lao động và giá trị sử dụng của sổ BHXH cũ.

Trường hợp người lao động đã hưởng BHXH 1 lần và bảo hiểm thất nghiệp thì cơ quan BHXH sẽ không thực hiện cấp lại sổ BHXH cho đến khi khi người lao động tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc tại công ty mới hoặc tham gia BHXH tự nguyện.

Đối với trường hợp người lao động tiếp tục tham gia BHXH ở công ty mới, cần thực hiện việc kê khai mã số BHXH cá nhân là số sổ BHXH cũ đã cấp trước đó vào tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu TK1-TS và nộp cho công ty mới để khi báo tăng lao động lên cơ quan BHXH sẽ được cấp sổ bảo hiểm mới cho người lao động theo mã số BHXH cũ đã cấp trước đó.

cấp lại sổ bảo hiểm sau khi đã rút BHXH 1 lần

Các trường hợp xin cấp lại sổ bảo hiểm sau khi đã rút BHXH 1 lần

Trường hợp người lao động đã hưởng BHXH 1 lần nhưng còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng thì có thể yêu cầu cơ quan BHXH có thẩm quyền cấp lại sổ BHXH để thuận tiện cho việc làm thủ tục hưởng quyền lợi từ BHTN sau này (căn cứ quy định tại tiết 2.1 Khoản 2, Điều 46, Quyết định số 595/QĐ-BHXH).

Đồng thời, cơ quan BHXH sẽ thực hiện in lại tờ bìa sổ BHXH và tờ rời bảo lưu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động theo yêu cầu.

2. Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội mới nhất 2022

  • Căn cứ pháp lý: Quyết định số 222/QĐ-BHXH ngày 25/02/2021 của BHXH Việt Nam

  • Cơ quan thực hiện: cơ quan BHXH cấp huyện, cấp Tỉnh.

  • Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam, Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Hợp tác xã;

2.1 Hồ sơ xin cấp lại sổ BHXH

Thành phần hồ sơ được quy định tại Điều 27 và Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH. Tùy theo từng trường hợp mà người tham gia cần chuẩn bị bộ hồ sơ tương ứng như sau:

Viết tắt: Mẫu TK1-TS: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT

Trường hợp và thành phần hồ sơ tương ứng

Số lượng

1. Trường hợp cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng:

– Mẫu TK1-TS

Bản chính: 1

Tham khảo thêm: Thủ tục rút bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì?

Bản sao: 0

2. Trường hợp gộp sổ BHXH:

– Mẫu TK1-TS

– Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có)

Bản chính: 1

Tham khảo thêm: Thủ tục rút bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì?

Bản sao: 0

3. Trường hợp cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, quốc tịch, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH

Bản chính: 0

Tham khảo thêm: Thủ tục rút bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì?

Bản sao: 0

3.1. Đối với người tham gia:

– Mẫu TK1-TS

– Hồ sơ liên quan kèm theo tương ứng như sau:

a) Trường hợp thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch: Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và thẻ căn cước/ chứng minh thư/hộ chiếu.

Nếu là Đảng viên: lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi kết nạp.

b) Trường hợp người tham gia thay đổi nơi làm việc: Quyết định (văn bản) chứng minh địa điểm làm việc.

Bản chính: 1

Tham khảo thêm: Thủ tục rút bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì?

Bản sao: 0

3.2. Đối với Đơn vị:

– Mẫu TK1-TS

Trong trường hợp NLĐ nộp hồ sơ qua đơn vị.

– Xác nhận Tờ khai TK1-TS khi NLĐ điều chỉnh thông tin nhân thân trên sổ BHXH: thông tin điều chỉnh là đúng với hồ sơ quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận, ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên.

Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận;

– Bảng kê thông tin (mẫu D01-TS).

Bản chính: 1

Tham khảo thêm: Thủ tục rút bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì?

Bản sao: 0

4. Trường hợp ghi xác nhận thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH trước năm 1995:

– Tờ khai mẫu TK1-TS

– Hồ sơ liên quan kèm theo tương ứng với từng trường hợp sau:

Bản chính: 1

Tham khảo thêm: Thủ tục rút bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì?

Bản sao: 0

4.1. Đối với NLĐ có thời gian công tác trước năm 1995 (không bao gồm người bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc tự ý bỏ việc, bị phạt tù giam trước ngày 01/01/1995):

– Lý lịch gốc và lý lịch bổ sung (nếu có) của NLĐ,

– Quyết định tiếp nhận, hợp đồng lao động, các giấy tờ có liên quan khác như: quyết định nâng bậc lương, quyết định điều động hoặc quyết định chuyển công tác, quyết định phục viên xuất ngũ, chuyển ngành, giấy thôi trả lương…;

Bản chính: 1

Tham khảo thêm: Thủ tục rút bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì?

Bản sao: 0

4.2. Đối với người nghỉ chờ việc từ tháng 11/1987 đến trước ngày 01/01/1995:

Hồ sơ như tại điểm 4.1 nêu trên và Quyết định nghỉ chờ việc, Danh sách của đơn vị hoặc các giấy tờ xác định người lao động có tên trong danh sách của đơn vị đến ngày 31/12/1994.

Nếu không có quyết định nghỉ chờ việc thì phải có văn bản xác nhận của thủ trưởng đơn vị tại thời điểm lập hồ sơ đề nghị cấp sổ BHXH, trong đó đảm bảo NLĐ có tên trong danh sách của đơn vị tại thời điểm có quyết định nghỉ chờ việc và chưa hưởng các khoản trợ cấp một lần.

Trường hợp đơn vị đã giải thể thì do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận.

Bản chính: 1

Bản sao: 1

4.3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân thuộc biên chế các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang đã xuất cảnh hợp pháp ra nước ngoài, đã về nước nhưng không đúng hạn hoặc về nước đúng hạn nhưng đơn vị cũ không bố trí, sắp xếp được việc làm và NLĐ tự do được cử đi hợp tác lao động (không bao gồm những trường hợp vi phạm pháp luật của nước ngoài bị trục xuất về nước hoặc bị kỷ luật buộc phải về nước hoặc bị tù giam trước ngày 01/01/1995):

a) Lý lịch gốc, lý lịch bổ sung (nếu có), các giấy tờ gốc có liên quan đến thời gian làm việc, tiền lương của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài; quyết định tiếp nhận trở lại làm việc đối với trường hợp NLĐ về nước và tiếp tục làm việc trước ngày 01/01/1995.

Trường hợp không có Quyết định tiếp nhận thì được thay thế bằng lý lịch do NLĐ khai khi được tiếp nhận trở lại làm việc hoặc lý lịch của NLĐ khai có xác nhận của đơn vị tiếp nhận.

b) Giấy xác nhận chưa nhận chế độ trợ cấp một lần, trợ cấp phục viên, xuất ngũ sau khi về nước của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động trước khi đi công tác, làm việc có thời gian ở nước ngoài.

Trường hợp cơ quan, đơn vị đã giải thể thì cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận.

4.3.1. NLĐ có thời hạn ở nước ngoài theo Hiệp định của Chính phủ và người đi làm đội trưởng, phiên dịch, cán bộ vùng do nước ngoài trả lương:

– Hồ sơ như tại điểm a, b nêu trên;

-Bản chính “Thông báo chuyển trả” hoặc “Quyết định chuyển trả” của Cục Hợp tác quốc tế về lao động (nay là Cục Quản lý lao động ngoài nước) cấp.

Trường hợp không còn bản chính “Thông báo chuyển trả” hoặc “Quyết định chuyển trả” thì phải có Giấy xác nhận về thời gian đi hợp tác lao động để giải quyết chế độ BHXH của Cục Quản lý lao động ngoài nước trên cơ sở đơn đề nghị của NLĐ.

4.3.2. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp tác trực tiếp giữa các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố với các tổ chức kinh tế của nước ngoài:

– Hồ sơ như tại điểm a, b nêu trên;

– Bản chính Quyết định cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài hoặc bản sao Quyết định trong trường hợp NLĐ được cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài bằng một Quyết định chung cho nhiều người.

Trường hợp không còn bản chính Quyết định cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài thì được thay thế bằng bản sao Quyết định có xác nhận của đơn vị cử đi.

Trường hợp không có Quyết định cử đi thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử NLĐ, trong đó ghi rõ thời gian NLĐ được cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận.

Trường hợp cơ quan, đơn vị cử đi không còn tồn tại thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận.

4.3.3. Người đi học tập, thực tập ở nước ngoài:

– Hồ sơ như tại điểm a, b nêu trên;

– Bản chính Quyết định cử đi học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài hoặc bản sao Quyết định trong trường hợp người lao động được cử đi học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài bằng một Quyết định chung cho nhiều người.

Trường hợp không còn bản chính Quyết định cử đi học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài thì được thay thế bằng bản sao Quyết định có xác nhận của đơn vị cử đi.

Trường hợp không có Quyết định cử đi thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử người lao động, trong đó ghi rõ thời gian người lao động được cử đi học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận.

Trường hợp cơ quan, đơn vị cử đi không còn tồn tại thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận.

4.3.4. Người đi làm chuyên gia theo Hiệp định của Chính phủ:

– Hồ sơ như tại điểm a, b nêu trên;

– Bản chính Quyết định cử đi làm chuyên gia ở nước ngoài hoặc bản sao Quyết định trong trường hợp người lao động được cử đi làm chuyên gia bằng một Quyết định chung cho nhiều người.

Trường hợp không còn bản chính Quyết định cử đi làm chuyên gia ở nước ngoài thì được thay thế bằng bản sao Quyết định có xác nhận của đơn vị cử đi.

Trường hợp không có Quyết định cử đi thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử người lao động, trong đó ghi rõ thời gian cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận.

Trường hợp cơ quan, đơn vị cử đi không còn tồn tại thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận.

– Giấy xác nhận của cơ quan quản lý chuyên gia về việc đã hoàn thành nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước và đóng BHXH theo quy định của Nhà nước của chuyên gia trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

Bản chính: 1

Bản sao: 1

4.4. Đối với cán bộ có thời gian làm việc ở xã, phường, thị trấn bao gồm cả chức danh khác theo quy định tại Khoản 4, Điều 8 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH:

a) Hồ sơ, lý lịch gốc của cá nhân;

b) Các giấy tờ liên quan chứng minh thời gian làm việc ở xã, phường, thị trấn (danh sách, Quyết định phân công, Quyết định hưởng sinh hoạt phí…).

Bản chính: 1

Tham khảo thêm: Thủ tục rút bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì?

Bản sao: 0

4.5. Đối với người có thời gian làm Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có quy mô toàn xã:

a) Hồ sơ lý lịch gốc của cá nhân, hồ sơ đảng viên khai trong thời gian làm Chủ nhiệm hợp tác xã, sổ sách hoặc giấy tờ liên quan như: danh sách trích ngang, danh sách chi trả sinh hoạt phí, danh sách hoặc Quyết định phê duyệt, công nhận kết quả bầu cử… thể hiện có thời gian làm Chủ nhiệm Hợp tác xã từ ngày 01/7/1997 trở về trước.

Trường hợp không có giấy tờ nêu trên nhưng có cơ sở xác định NLĐ có thời gian làm Chủ nhiệm Hợp tác xã thì UBND cấp xã phối hợp với Đảng ủy, HĐND xã nơi NLĐ kê khai có thời gian làm Chủ nhiệm hợp tác xã xác minh, nếu đủ căn cứ xác định người lao động có thời gian làm Chủ nhiệm hợp tác xã thì có văn bản (biên bản) xác nhận về thời gian làm Chủ nhiệm Hợp tác xã, thời gian công tác giữ chức danh, chức vụ theo quy định tại Điều 1, Quyết định số 250/QĐ-TTg và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận.

b) Danh sách phê duyệt của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt UBND tỉnh) đối với người lao động có thời gian làm Chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã từ ngày 01/7/1997 trở về trước (mẫu do UBND tỉnh ban hành).

c) Danh sách phê duyệt hồ sơ tính thời gian làm Chủ nhiệm Hợp tác xã của UBND tỉnh.

d) Giấy xác nhận về thời gian làm Chủ nhiệm Hợp tác xã (Mẫu số 02-QĐ250 kèm theo Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 29/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ) đối với người không cư trú tại tỉnh, thành phố có thời gian làm chủ nhiệm Hợp tác xã.

Bản chính: 1

Bản sao: 1

Đọc thêm: Bảo hiểm trọn đời là gì

4.6. Đối với trường hợp ghi xác nhận thời gian đóng BHXH theo quy định tại Khoản 2, Điều 23, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015:

a) Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ hoặc thôi việc (Trường hợp quân nhân bị mất quyết định phục viên, xuất ngũ thì cung cấp giấy xác nhận của Thủ trưởng cấp Trung đoàn và tương đương trở lên nơi trực tiếp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ hoặc trực tiếp quản lý đối tượng sau khi phục viên xuất ngũ tại địa phương).

b) Giấy xác nhận chưa hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 47/2002/QĐ-TTg (11/4/2002); số 290/2005/QĐ-TTg (08/11/2005; Điểm a, Khoản 1, Điều 1); số 92/2005/QĐ-TTg (29/4/2005); số 142/2008/QĐ-TTg (27/10/2008);số 38/2010/QĐ-TTg (06/5/2010); số 53/2010/QĐ-TTg (20/8/2010) và số 62/2011/QĐ-TTg (09/11/2011).

c) Quyết định về việc thu hồi Quyết định hưởng chế độ và số tiền trợ cấp một lần theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg (27/10/2008) hoặc Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg (06/5/2010) hoặc Quyết định thu hồi các Quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg (09/11/2011) của Thủ tướng Chính phủ.

d) Giấy xác nhận chưa giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên, BHXH một lần đối với trường hợp quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 15/12/1993 đến ngày 31/12/1994.

Bản chính: 1

Tham khảo thêm: Thủ tục rút bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì?

Bản sao: 0

5. Điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm

a) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS);

b) Hồ sơ kèm theo gồm một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định phân công vị trí công việc, hưởng lương; Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc và các giấy tờ khác có liên quan tới việc điều chỉnh.

Bản chính: 1

Tham khảo thêm: Thủ tục rút bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì?

Bản sao: 0

2.2 Quy trình thực hiện thủ tục cấp lại sổ BHXH

Bước 1. Lập hồ sơ theo trường hợp tương ứng tại mục 2.1

Bước 2. Nộp hồ sơ (nơi nộp và hình thức nộp)

1. Người tham gia

a) Người đang làm việc: Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.

b) Người tham gia BHXH tự nguyện: Nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu.

c) Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: Nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.

2. Đơn vị

Đơn vị sử dụng lao động, UBND xã, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội; Đại lý thu; Nhà trường; Phòng/Tổ chế độ BHXH: kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp.

Hình thức nộp hồ sơ

a) Người tham gia:

  1. Nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại cơ quan BHXH, Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp;

  2. Thông qua dịch vụ bưu chính công ích;

  3. Thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan BHXH: cá nhân đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.

b) Đơn vị:

  1. Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH thông qua dịch vụ bưu chính công ích;

  2. Thực hiện giao dịch điện tử: Đơn vị lập hồ sơ bằng phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội điện tử của Tổ chức I-VAN hoặc của BHXH Việt Nam; Ký điện tử trên hồ sơ và gửi đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.

Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.

Thời hạn giải quyết hồ sơ:

  • Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH, điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

  • Trường hợp phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi NLĐ có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

  • Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 4. Nhận kết quả giải quyết yêu cầu.

Người tham gia nhận sổ BHXH, thẻ BHYT tại cơ quan BHXH hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích;

Đơn vị nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

3. Điểm khác biệt của sổ được cấp lại với sổ cấp lần đầu

Căn cứ vào Quyết định số 1035/QĐ-BHXH, sổ bảo hiểm xã hội khi được cấp lại sẽ khác sổ được cấp lần đầu ở tiêu thức sửa đổi (nếu là sổ cấp lại do sai tiêu thức đó) và có một số yếu tố phân biệt sổ được cấp lại như sau:

  1. Nội dung in trên bìa sổ (trang 1) của sổ cấp lại, dưới dòng ghi “số sổ” thì buộc có thêm dòng ghi “Cấp lần …” bằng chữ in thường, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm. Nếu cấp lại lần thứ 2, thì ghi “Cấp lần 2”; cấp lại lần thứ 3, thì ghi “Cấp lần 3”.

  2. Ở sổ cấp lại các tiêu thức về ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch hoặc thay đổi số sổ thì trên sổ cấp lại sẽ in theo nội dung mới nếu là cấp lại sổ do sai các thông tin này.

  3. Nội dung in trong tờ rời sổ: được in và lưu lại các thông tin phục vụ cho việc tính BHXH trong tương lai.

Việc cấp lại sổ bảo hiểm đảm bảo không làm ảnh hưởng tới bất cứ quyền lợi nào của những người tham gia.

4. 02 cách xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trực tuyến

Hiện nay có 2 cách xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội online để người lao động thuận tiên hơn trong việc xin cấp lại mà không cần trực tiếp đến cơ quan BHXH.

4.1 Cấp lại sổ BHXH qua cổng Dịch vụ công quốc gia

Để thực hiện cách này bạn cần có tài khoản đăng nhập cổng dịch vụ công quốc gia. Hướng dẫn các bước đăng ký bạn có thể xem chi tiết tại đây.

Sau khi đã có tài khoản đăng nhập. Bạn đã có thể thực hiện cấp lại sổ BHXH trên cổng DVC quốc gia như sau:

Truy cập website cổng DVC quốc gia – https://dichvucong.gov.vn/ => và thực hiện đăng nhập tài khoản đối với cá nhân.

Lưu ý: hệ thống sẽ gửi mã xác thực OTP qua tin nhắn đến số điện thoại đăng ký tài khoản.

Cấp lại sổ BHXH qua cổng dịch vụ công quốc gia

Hướng dẫn thực hiện cấp lại sổ BHXH qua cổng Dịch Vụ Công.

Tại chức năng tìm kiếm bạn điền “sổ bảo hiểm xã hội” để tìm kiếm các nghiệp vụ hỗ trợ liên quan đến sổ BHXH. => Chọn “Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế”

Bạn cần thực hiện thủ tục theo hướng dẫn quy trình các bước tại mục 2.2 căn cứ theo trường hợp cụ thể của mình.

4.2 Cấp lại sổ BHXH qua ứng dụng VssID

Người dân muốn thực hiện theo cách này cần có tài khoản đăng nhập ứng dụng Bảo hiểm xã hội số VssID trên điện thoại. Với cách này có ưu điểm là thuận tiện và có thể thực hiện ở bất cứ đâu (đảm bảo thiết bị có thể truy cập/ kết nối internet).

Người lao động đăng nhập vào VssID => chọn chức năng Dịch Vụ Công => chọn “Cấp lại sổ BHXH không làm thay đổi thông tin”.

Với cách này eBH đã có bài viết chia sẻ hướng dẫn thực hiện chi tiết kèm hình ảnh minh họa để bạn dễ theo dõi và thực hiện. Chi tiết bạn đọc có thể tham khải thêm tại bài viết “Xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội online qua ứng dụng VssID” – https://ebh.vn/tin-tuc/xin-cap-lai-so-bao-hiem-xa-hoi-online-qua-ung-dung-vssid

Như vậy, trong bài viết trên đây eBH đã gửi tới bạn đọc những thông tin có liên quan đến vấn đề xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Mong rằng có thể mang đến cho người lao động những thông tin hữu ích nhất.

Tìm hiểu thêm: Tra cứu trực tuyến bảo hiểm xã hội

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !