logo-dich-vu-luattq

Lý do ly hôn nào được Tòa án chấp thuận? [Hướng dẫn mới 2022]

Để trả lời chi tiết và đầy đủ các câu hỏi trên, trước tiên các bận cần biết Tòa án giải quyết yêu cầu xin ly hôn là cơ quan đưa ra nhận định về tính hợp pháp của nội dung, hình thức hồ sơ xin ly hôn mà đương sự khai nộp để làm cơ sở chấp thuận hay từ chối giải quyết cho ly hôn. Do đó người xin ly hôn phải khai đơn ly hôn theo đúng căn cứ pháp luật quy định trong việc trình bày lý do ly hôn và các yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết.

Tòa án có xem xét ly do ly hôn khi vợ chồng thuận tình xin ly hôn không?

Câu hỏi này là nhiều người hỏi Luật sư chúng tôi quý vị ạ. Nhiều cặp vợ chồng dù thuận tình ly hôn, đi mua đơn ly hôn về rồi nhưng khi khai đơn vẫn lăn tăn câu hỏi trên. Vậy Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định như thế nào về vấn đề này?

Xem thêm: Lý do ly hôn

✔ Thứ nhất, căn cứ Điều 4 Luật HNGĐ năm 2014 thì Tòa án có trách nhiệm vận động, kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình giúp các đương sự. Nên khi có yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì Tòa án phải làm rõ xem tính thật giả, tính chính xác, và tính đúng đắn của yêu cầu này trước khi công nhận nó. Đây chính là lý do khi yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn người yêu cầu vẫn phải trình bày lý do ly hôn theo đúng căn cứ để được Tòa án chấp nhận.

✔ Thứ hai, quy định về trường hợp thuận tình ly hôn được quy định tại Điều 55 Luật HNGĐ năm 2014 như sau:

“Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Chúng tôi phải trích dẫn trước quy định về Điều 4 để tránh trường hợp người yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn chỉ căn cứ vào quy định tại Điều 55 này mà hiểu sai quy trình của Tòa án, nghĩ rằng họ gây khó dễ, họ lạm quyền. Đương nhiên xung đột trong quá trình giải quyết thủ tục tại Tòa án sẽ làm chậm thời gian giải quyết thủ tục cho chính các bạn. Tại Luật Trí Nam, thời gian thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn chỉ 7 – 10 ngày kể từ ngày nhận yêu cầu của khách hàng. Quý vị đang cần thực hiện nhanh yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn hãy gọi số 0967 370 488 để được Luật sư tư vấn.

Tham khảo: Hướng dẫn thủ tục ly hôn

Dịch vụ nổi bật: Dịch vụ luật sư uy tín

Lý do xin đơn phương xin ly hôn được Tòa án chấp nhận

Chia sẻ nói trên của Luật sư Trí Nam chắc đã giúp người thuận tình ly hôn hiểu quy định về “lý do ly hôn” trong trường hợp đồng thuận rồi. Dưới cùng bài viết chúng tôi chia sẻ thêm các ví dụ về những lý do ly hôn cho những bạn cần tham khảo thêm. Còn tiếp theo, luật sư sẽ tư vấn về lý do được quyền đơn phương ly hôn theo quy định để: (i) Trường hợp trong quá trình giải quyết thuận tình ly hôn mà vụ việc lại chuyển sang đơn phương ly hôn thì các bạn sẽ biết cách thay đổi hồ sơ xin ly hôn; (ii) Trường hợp các bạn đang cần tham khảo quy định về ly do ly hôn hợp pháp thì có thể nắm quy định liền mạch và xuyên suốt.

✔ Thứ nhất, Căn cứ theo Điều 56 Luật HNGĐ năm 2014 về Ly hôn theo yêu cầu của một bên (Đơn phương xin ly hôn) quy định:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này (*) thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

(*) Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Như vậy: Được quyền đơn phương xin ly hôn khi

1. Vợ chồng có hành vi bạo lực gia đình.

Tìm hiểu thêm: Ly hôn đơn phương nhưng vợ hoặc chồng không đồng ý ký đơn xử lý thế nào ?

2. Vợ chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

3. Vợ chồng xin ly hôn với người đã bị Tòa án tuyên bố mất tích.

4. Cha, mẹ, người thân thích xin Tòa giải quyết ly hôn cho người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

✔ Thứ hai, Luật sư chia sẻ hướng dẫn thêm về trường hợp thứ 2 (Lý do xin ly hôn phổ biến nhất hiện nay) để người yêu cầu đơn phương ly hôn tham khảo

(i) Vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng là gì? Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được quy định chi tiết trong Chương III Luật hôn nhân gia đình 2014 trong đó có một số quyền cơ bản sau:

– Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân.

– Vợ, chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

– Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau…

– Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

(ii) Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được là gì? Theo mục 8, Nghị quyết số 02 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, giải thích như sau:

“Được coi là tình trạng hôn nhân của vợ chồng trầm trọng khi:

– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần;

– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần;

– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.”

Có thể thấy việc nhận định “Hạnh phúc hôn nhân không đạt được/ Đời sống chung không thể kéo dài” là một khái niệm mang tính cảm nhận cá nhân. Do đó dù các mâu thuẫn không thể hiện ra bên ngoài nhưng vợ chồng cảm nhận thấy đời sống chung không thể kéo dài thì tại sao lại không ly hôn. Quý vị cần Luật sư hỗ trợ tư vấn thêm quy định này vui lòng gọi 0967 370 488 để được trợ giúp.

Tham khảo: Dịch vụ ly hôn tại Hà Nội

Ly thân có phải là căn cứ chắc chắn được ly hôn?

Ly thân chính là căn cứ chứng minh tình trạng hôn nhân trầm trọng. Trong đó nhiều Luật gia nhận định vợ chồng ly thân mà vẫn sống cùng nhau trầm trọng hơn việc ly thân theo diện mỗi người ở một nhà. Thời gian ly thân càng lâu thì mức độ trầm trọng được đánh giá càng cao. Vậy nên nếu mới ly thân 1 tuần thì lý do ly thân để cho rằng đời sống hôn nhân trầm trọng có được chấp nhận? Đây cũng là lý do khi bạn đã ly thân thì nên trình bày ngay sự việc này trong mục lý do ly hôn của đơn xin ly hôn.

Tìm hiểu thêm: đơn xin thuận tình ly hôn

Vợ chồng đã ly thân được thể hiện qua chứng cứ nào?

Khi vợ chồng ly thân tức là đã không còn chung sống, trên thực tế có trường hợp vợ chồng ly thân nhưng vẫn sống cùng một nhà. Vậy khi trình bày trước Tòa án là vợ chồng đã ly thân thì

✔ Trường hợp đối phương xác nhận đã ly thân thì lời khai của hai bên là căn cứ xác thực nhất, khách quan nhất.

✔ Trường hợp một bên không thừa nhận thì bạn sẽ phải chứng minh thông qua văn bản xác nhận của một đơn vị thứ 3. Theo đó chỉ ly thân theo dạng 2 người sống 2 nơi thì cơ sở xin tài liệu này mới khả thi.

Ví dụ về lý do xin ly hôn được Tòa án chấp thuận trong thực tiễn

✔ Kinh nghiệm thực hiện dịch vụ ly hôn cho khách hàng Luật sư cũng khảo nghiệm nhận định của các thẩm phán về lý do ly hôn. Tất cả đều nhất quán việc ly hôn là quyền nhân thân nên đương sự có quyền ly hôn nếu muốn. Vì vậy việc trình bày lý do ly hôn không cần quá dài dòng, phóng đại, bạn chỉ cần trình bày ngắn gọn theo thực tế đồng thời nhấn mạnh việc bản thân cảm nhận thấy rằng “Hạnh phúc hôn nhân không đạt được/ Đời sống chung không thể kéo dài” là được. Đây cũng là trường hợp một số người khi đi xin Giấy xác nhận mâu thuẫn vợ chồng để thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn tại UBND xã phường không được cơ quan này giải quyết bởi mâu thuẫn của họ không thể hiện ra bên ngoài. Trường hợp này đương sự cần làm đơn trình bày rõ để Tòa án chấp thuận bỏ qua tài liệu này trong hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con và thỏa thuận phân chia tài sản chung.

✔ Nói như trên không có nghĩa là không có quy định về Lý do ly hôn hợp pháp. Tính hợp pháp ở đây không phải là lý do xin ly hôn bạn đưa ra Tòa án không chấp nhận mà lý do ly hôn rơi vào trường hợp cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội hoặc người xin ly hôn do bị lừa dói, ép buộc, giả tạo. Khi đó ly do ly hôn được coi là bất hợp pháp. Lý do ly hôn không hợp pháp bao gồm:

– Chồng yêu cầu ly hôn đơn phương trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

– Người xin đơn phương ly hôn đang vi phạm quy định về hôn nhân gia đình như ngoại tình,…

– Việc xin ly hôn dựa trên căn cứ bị lừa dói, ép buộc, giả tạo.

Trong các trường hợp này lý do xin ly hôn được coi là bất hợp pháp và Tòa án sẽ từ chối tiếp nhận giải quyết thủ tục ly hôn.

Người Việt có câu trăm nghe không bằng một thấy, Luật sư xin ví dụ trình bày lý do ly hôn trong một trường hợp cụ thể để các bạn hiểu cách viết đơn giản, ngắn gọn đã nói là như thế nào nhé:

Ví dụ: Hai vợ chồng chung sống hạnh phúc đến ngày 10/01/2019 thì phát sinh mâu thuẫn: Quan điểm về cuộc sống không đồng nhất dẫn đến không thể nói chuyện, chia sẻ với nhau. Bản thân tôi đã cố gắng nhưng không giải quyết được, tôi cảm thấy hạnh phúc hôn nhân không đạt được và đời sống chung không thể kéo dài. Vì vậy tôi yêu cầu TAND quận Thanh Xuân giải quyết cho tôi được ly hôn đơn phương với Ông Trần Văn A.

Chỉ cần đơn giản như trên bạn nhé. Xin lưu ý lý do ly hôn đúng thực tế sẽ giúp cho việc giảm thiểu căng thẳng vợ chồng trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án ly hôn.

Tham khảo: Cách viết đơn ly hôn

Trên đây là những ý kiến tư vấn của Luật sư Trí Nam quy định về “lý do ly hôn”, công ty chúng tôi nhận dịch vụ ly hôn trọn gói giải quyết nhanh, hiệu quả yêu cầu ly hôn cho khách hàng tại Hà Nội và các tỉnh. Quý khách hàng cần báo giá dịch vụ giải quyết ly hôn ngay hôm nay hãy liên hệ với Luật sư theo số 0967 370 488 Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng Quý vị để giải quyết vướng mắc này.

Dịch vụ hữu ích:

>>>> Thành lập công ty giá rẻ

>>>> Dịch vụ đăng ký kinh doanh

Tìm hiểu thêm: Thủ tục ly hôn đơn phương quận gò vấp

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !