Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 số lượng người lao động thất nghiệp tăng cao theo đó bảo hiểm thất nghiệp năm 2022 nhận được sự quan tâm đặc biệt của người lao động. Cụ thể, các chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động có những thay đổi như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Lương bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật những chính sách mới về BH thất nghiệp năm 2022
Nội dung chính
- 1 1. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp là gì?
- 2 2. Thực trạng lao động thất nghiệp tại Việt Nam do ảnh hưởng từ dịch Covid
- 3 3. Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- 4 4. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2022
- 5 5. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- 6 6. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2022
- 7 7. Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2022
1. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Căn cứ theo điều 4 khoản 3 Luật Việc Làm 2013;
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, người lao động chính là đối tượng mà chế độ BHTN hướng đến, phát sinh trong trường hợp người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động và hiện tại chưa tìm kiếm được việc làm mới. Mức hưởng trợ cấp người lao động nhận được sẽ phụ thuộc vào mức đóng và thời gian người lao động tham gia đóng BHTN.
1.1 Lợi ích khi tham gia Bảo hiểm thất nghiệp
Quyền lợi của người lao động khi tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp gồm:
-
– Nhận tiền trợ cấp thất nghiệp;
-
– Hỗ trợ học nghề và đào tạo nghề;
-
– Hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp;
-
– Duy trì việc làm (tạo ra thu nhập);
-
– Hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm mới.
2. Thực trạng lao động thất nghiệp tại Việt Nam do ảnh hưởng từ dịch Covid
Thực tế cho thấy những ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19 đến đời sống xã hội, nền kinh tế liên tiếp chịu những tác động nặng nề. Người lao động trong độ tuổi lao động thất nghiệp tiếp tục tăng khi chưa thể kiểm soát dịch Covid-19.
Lao động thất nghiệp tiếp tục tăng khi chưa thể kiểm soát dịch Covid-19
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê vào Quý III số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động trong 9 tháng năm 2021 là hơn 1,3 triệu người, tăng 126,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,99%, tăng 0,35 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 4,02%, cao hơn 1,64 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.
Trước thực trạng trên, tiền trợ cấp thất nghiệp là một trong những nguồn hỗ trợ tài chính giúp nhiều người lao động vượt qua khó khăn trong thời điểm hiện tại, khi chưa kiếm được công việc phù hợp, giúp bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm việc làm mới.
3. Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ Điều 43, Luật Việc làm 2013, việc đóng bảo hiểm thất nghiệp là trách nhiệm của cả người lao động và người sử dụng lao động:
(1) Người lao động:
Đối tượng là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định và có đóng BHXH.
(2) Người sử dụng lao động:
Bao gồm Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam.
Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác; cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại mục (1).
Lưu ý: Đối với trường hợp người lao động tại mục (1) đang hưởng lương hưu hoặc giúp việc gia đình thì không thuộc nhóm đối tượng tham gia đóng BHTN.
4. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2022
Mức đóng BHTN năm 2022 cho người lao động được thực hiện theo quy định của Luật việc làm năm 2013 và các văn bản hướng dẫn Pháp lý khác. Cụ thể:
4.1 Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động
Căn cứ Điểm b, Khoản 1, Điều 57, Luật Việc làm 2013, tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính theo công thức sau:
Mức đóng của doanh nghiệp = 1% x Quỹ tiền lương tháng của người lao động tham gia BHTN
Theo Nghị quyết 116/NQ-CP ban hành ngày 24/9/2021 Chính phủ để hỗ trợ người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Theo đó thực hiện giảm mức đóng vào quỹ BHTN cho người sử dụng lao động quy định tại Điều 43, Luật Việc làm (không bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) như sau:
“b) Mức giảm đóng
Người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”
Tham khảo thêm: điều kiện lãnh bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian thực hiện giảm đóng là 12 tháng, kể từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022. Như vậy, mức đóng vào quỹ BHTN năm 2022 của người sử dụng lao động như sau:
Như vậy, đối với các đơn vị, doanh nghiệp không trực thuộc khối nhà nước, mức đóng BHTN sẽ được giảm xuống còn 0% đến hết 30/9/2022. Chính sách này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 để vực dậy, sản xuất kinh doanh.
4.2 Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động
Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 57, Luật Việc làm quy định mỗi tháng, người lao động sẽ phải trích đóng 1% quỹ tiền lương tháng đóng vào quỹ BHTN. Cụ thể cách tính như sau:
Mức đóng của người lao động = 1% x Tiền lương tháng đóng BHTN
Trong đó, tiền lương tháng đóng BHTN cũng chính là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động (theo Điều 58, Luật Việc làm).
Để biết cụ thể mức đóng và quá trình tham gia đóng BHTN của người lao động, bạn có thể tra cứu bảo hiểm thất nghiệp qua ứng dụng VssID hướng dẫn chi tiết
4.4 Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa và tối thiểu
Theo quy định tại Điều 58, Luật Việc làm 2013, mức tiền lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
-
Người lao động theo chế độ tiền lương mà Nhà nước quy định:
Tiền lương tháng đóng BHTN tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở năm 2022 là 1,49 triệu/đồng/tháng.
-
Người lao động theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định:
Tiền lương tháng đóng BHTN tối đa bằng 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
Mức đóng BHTN tối thiểu của người lao động năm 2022 là 1% tính trên quỹ tiền lương tháng đóng vào quỹ BHTN. Do đó, mức đóng BHTN tối thiểu của người lao động có chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định là 1% mức lương tối thiểu vùng. Dự kiến mức lương tối thiểu vùng năm 2022 sẽ tăng thêm từ ngày 1/7/2022 ở mức 6%.
Căn cứ theo quy định về việc đóng BHTN nêu trên. Năm 2022, người lao động sẽ đóng mức BHTN tối đa như sau.
Có thể thấy, mức đóng BHTN tối đa và tối thiểu năm 2022 phụ thuộc vào mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm tính. Do đó trong trường hợp tăng mức lương cơ sở và lương tối thiểu vung theo lộ trình thì mức đóng theo đó cũng thay đổi.
5. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2022 được thực hiện dựa trên căn cứ của Luật Việc làm 2013. Theo quy định tại Điều 49, Luật Việc làm 2013 điều kiện để người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
1- Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
Trừ các trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
2 – Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp;
Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn; Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
3 – Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp;
Người lao động đến nộp hồ sơ tại trung tâm giới thiệu việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
4 – Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN;
Trừ các trường hợp như người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, đi học từ 12 tháng trở lên, bị bắt, tạm giam theo quy định của pháp luật.
Như vậy, NLĐ thuộc đối tượng đang đóng BHTN được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện nêu trên. Trước khi làm hồ sơ hưởng người lao động lưu ý kỹ các điều kiện để hồ sơ không bị loại.
6. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2022
Căn cứ theo Điều 50, Luật Việc làm 2013 mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Công thức tính cụ thể:
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp người lao động được hưởng theo tháng
6.1 Đóng BHTN bao lâu thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Quy định về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cụ thể như sau:
-
Cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp.
-
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 1 lần tối đa không quá 12 tháng.
Cũng theo quy định tại Điều 50, Luật Việc làm 2013, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa được không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Đọc thêm: Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động được nhận
Mức lương cơ sở năm 2022 là 1,49 triệu đồng/tháng và mức lương tối thiểu vùng thời điểm hiện tại chưa thay đổi. Theo đó, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là 7,45 triệu đồng/tháng. Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa đối với người lao động thuộc đối tượng theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao sẽ tùy thuộc vào từng vùng cụ thể như sau:
Mức trợ cấp BHTN tối đa theo vùng năm 2022
7. Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2022
Theo Khoản 1, Điều 17, Nghị định 28/2015/NĐ-CP ban hành ngày 12/3/2005 (được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 7, Điều 1, Nghị định 61/2020/NĐ-CP ban hành ngày 29/5/2020) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc Làm về Bảo hiểm thất nghiệp nêu rõ:
“Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp”.
Theo quy định nêu trên, trong thời hạn 03 tháng từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, NLĐ nộp hồ sơ cho Trung tâm dịch vụ việc làm nơi NLĐ muốn nhận trợ cấp để hưởng trợ cấp thất nghiệp.
7.1 Hồ sơ hưởng TCTN
Sau khi đảm bảo đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, NLĐ nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 16, Nghị định 28/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 6, Điều 1, Nghị định 61/2020/NĐ-CP). Cụ thể hồ sơ gồm:
Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực sửa đổi bổ sung tại Khoản 6, Điều 1, Nghị định 61/2020/NĐ-CP.
-
Sổ BHXH;
-
Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
-
Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định.
Trong trường hợp chưa biết mẫu đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp NLĐ có thể tải trên mạng về hoặc đến tại Trung tâm dịch vụ việc làm để được cấp giấy và hướng dẫn làm hồ sơ.
7.2 Thủ tục hưởng TCTN
Quy trình thực hiện thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động lần lượt thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Trong thời hạn 03 tháng từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, NLĐ nộp hồ sơ cho Trung tâm dịch vụ việc làm nơi NLĐ muốn nhận trợ cấp để hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động có thể đến nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua đường bưu điện (ngày nộp hồ sơ là ngày ghi trên dấu bưu điện) hoặc ủy quyền cho người khác nộp.
Trong trường hợp dịch bệnh có những diễn biến phức tạp NLĐ hoàn toàn có thể nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp online theo quy định. Cụ thể Tại Điểm 2, Mục III Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 quy định:
“Cho phép người lao động được gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện, thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng được thực hiện dưới hình thức gián tiếp (gửi thư điện tử, fax, qua đường bưu điện…) trong thời gian từ ngày 1.4.2020 đến khi công bố hết dịch mà không phải xin xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về việc xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.”
Bằng hình thức nộp online NLĐ tại các vùng dịch sẽ dễ dàng nhận hưởng trợ cấp thất nghiệp mà không cần quá lo lắng về việc đi lại. Người lao động có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp qua cổng dịch vụ công của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bước 2: Chờ giải quyết hồ sơ
Sau khi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, NLĐ tìm việc làm nhưng trong vòng 15 ngày NLĐ chưa tìm được việc làm thì đến Trung tâm dịch vụ việc làm (TTDVVL) làm thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, TTDVVL ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho người lao động. Trường hợp NLĐ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì TTDVVL phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.
Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.
Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện chi trả trợ cấp TN trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp TN tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ.
Bước 4: Thông báo tìm việc hàng tháng của NLĐ
Bên cạnh việc nhận trợ cấp thất nghiệp, hàng tháng NLĐ phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định trợ cấp thất nghiệp). Trường hợp không đến thông báo về tình trạng tìm kiếm việc làm, người lao động sẽ bị cắt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Những thông tin tổng hợp về bảo hiểm thất nghiệp năm 2022 được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ hữu ích cho quý bạn đọc. Người lao động lưu ý thời gian nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp để không bị quá hạn. Đồng thời việc hưởng các lợi ích từ BHTN bao gồm cả việc hỗ trợ đào tạo nghề và tìm việc là quyền lợi chính đáng của mỗi lao động khi tham gia.
>>> Giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp còn 0% đến tháng 9/2022
Đọc thêm: Hồ sơ lấy bảo hiểm thất nghiệp