Nghị định 64/2008/NĐ-CP và các quy định pháp luật về hoạt động từ thiện tuy có khuyến khích các cá nhân khác tiến hành nhưng chưa quy định cụ thể cách thức huy động của cá nhân cũng như cách tổ chức cấp phát thế nào.
Các điểm mới trong Nghị định 93/2021/NĐ-CP không chỉ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân phát huy tinh thần đoàn kết, “tương thân tương ái”, nhanh chóng hỗ trợ nhằm ổn định cuộc sống, khôi phục và phát triển sản xuất, sinh hoạt của người dân mà còn tạo môi trường từ thiện minh bạch, rõ ràng, tránh các hiện tượng cá nhân lợi dụng từ thiện để vụ lợi.
Xem thêm: Luật từ thiện
Cá nhân làm từ thiện phải đáp ứng đủ 6 yêu cầu
Cụ thể, với cá nhân làm từ thiện phải đáp ứng đủ 6 yêu cầu. Thứ nhất, cá nhân được kêu gọi từ thiện nếu có đủ năng lực hành vi dân sự. Nghị định 93 chính thức ghi nhận quyền được vận động quyên góp từ thiện của cá nhân tại điểm h khoản 1 Điều 2; quy định này đã khắc phục hạn chế của Nghị định 64 vốn chỉ ghi nhận quyền vận động quyên góp từ thiện của các tổ chức như Ủy ban MTTQ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Thứ hai, cá nhân làm từ thiện phải cam kết thời gian giải ngân từ thiện. Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 93, khi vận động, tiếp nhận tiền, hiện vật từ thiện, cá nhân phải thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền) và địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật) và thời gian cam kết phân phối. Quy định yêu cầu người vận động từ thiện phải cam kết thời gian phân phối tiền, hiện vật quyên góp chính là nhằm hạn chế tình trạng “chậm giải ngân” từ thiện, thiên tai đã qua nhiều tháng mà tiền vẫn chưa đến tay người dân vốn xôn xao trên mặt báo thời gian vừa qua.
Thứ ba, cá nhân làm từ thiện phải thông báo với UBND cấp xã nơi cư trú. Theo đó, cá nhân phải gửi văn bản đến UBND cấp xã nơi cư trú theo mẫu thông báo ban hành kèm theo Nghị định. UBND cấp xã có trách nhiệm theo dõi và cung cấp thông tin cho các nhà hảo tâm và cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát.
Đọc thêm: Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
Thứ tư, cá nhân làm từ thiện phải mở tài khoản riêng để tiếp nhận tiền từ thiện. Đây là một yêu cầu quan trọng đối với cá nhân kêu gọi từ thiện. Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 93, cá nhân phải mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện. Đồng thời, phải có biên nhận các khoản quyên góp nếu các nhà hảo tâm có yêu cầu. Đặc biệt, sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận quyên góp đã cam kết, không được phép tiếp nhận thêm tiền ủng hộ và phải thông báo đến ngân hàng nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận tiền ủng hộ.
Thứ năm, cá nhân làm từ thiện phải thông báo với chính quyền nơi đến từ thiện. Khoản 1 Điều 18 Nghị định 93 yêu cầu cá nhân vận động từ thiện đều phải thông báo đến UBND nơi tiếp nhận để phối hợp xác định phạm vi, đối tượng, mức, thời gian hỗ trợ và thực hiện phân phối, sử dụng theo đúng cam kết, kể với các khoản đóng góp có điều kiện, địa chỉ cụ thể. Như vậy, mọi hoạt động từ thiện không thông qua chính quyền địa phương đều được coi là vi phạm quy định tại Nghị định.
Thứ sáu, cá nhân làm từ thiện phải ghi chép đầy đủ thông tin về việc phân phối tiền từ thiện. Cụ thể, cá nhân có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện theo đối tượng, địa bàn được hỗ trợ… và công khai trên phương tiện truyền thông. Đồng thời, phải gửi kết quả bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi cư trú để niêm yết công khai tại trụ sở ủy ban trong vòng 30 ngày. Ngoài ra, cá nhân còn phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Chuyện minh bạch từ thiện rất quan trọng
Có thể nói, không phải nghệ sĩ nào làm từ thiện cũng đều gây tranh cãi, khiến công chúng hoài nghi. Bằng chứng là bên cạnh những cái tên gây ồn ào thì Mỹ Tâm và vợ chồng Lý Hải lại nhận được sự đồng tình của công chúng khi làm từ thiện.
Làm từ thiện đúng luật giúp lòng tốt của cộng đồng đến được tận tay người cần hỗ trợ . Ảnh minh họa
Tìm hiểu thêm: Tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ bị hình phạt nào ?
Ca sĩ Mỹ Tâm đã có nhiều năm hoạt động thiện nguyện thông qua quỹ từ thiện riêng của mình. Nữ ca sĩ từng bày tỏ quan điểm của mình về chuyện làm từ thiện: “Tôi không nghĩ rằng vì mình là ca sĩ nên mình phải làm từ thiện, mà phải xuất phát từ việc bản thân muốn làm việc gì đó mỗi ngày cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Quỹ của tôi khi mở ra thì mọi hoạt động đều lấy tiền từ việc kinh doanh, đi diễn hay mọi thứ mình làm ra tiền. Tôi làm bằng hành động để mọi người thấy, sau đó người ta tự động liên lạc đến quỹ của tôi. Có người đóng góp tiền và tiền người ta mang tới mình đều công khai trên trang web để tất cả mọi người có thể vào xem. Họ thấy tiền của họ chính xác là như vậy, mình làm gì, đi đâu họ thấy hết. Đó là sự rõ ràng và rõ ràng là điều quan trọng nhất”.
Vợ chồng Lý Hải – Minh Hà cũng từng khiến công chúng đồng tình khi dù không ai yêu cầu vẫn chủ động sao kê đầy đủ. Sau chuyến từ thiện miền Trung, Minh Hà đã đăng tải thông tin chi tiết kèm 216 trang giấy có đủ sao kê, chứng từ.
Với kinh nghiệm của một người vận hành Quỹ từ thiện “Hiểu về trái tim” suốt 11 năm qua, diễn viên Chi Bảo cũng nêu quan điểm: “Từ lâu rồi, tôi không ủng hộ cá nhân dùng tài khoản riêng để làm từ thiện. Khi dùng tài khoản cá nhân, nếu xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn rất khó giải quyết. Nếu bạn chỉ làm từ thiện trong một phạm vi nhỏ và không thường xuyên thì việc báo cáo sẽ đơn giản, làm sao cũng được miễn bạn bè, người đóng góp tin tưởng, chấp nhận. Còn chương trình ở quy mô và phạm vi lớn thì báo cáo từ thiện để minh bạch là cả một vấn đề cần thời gian, tiền bạc và công sức.
Bạn phải chứng minh là bạn trao/gửi/uỷ thác đúng đối tượng theo yêu cầu của người quyên góp. Bạn không thể nào tự mình làm việc này được, bạn phải nhờ hoặc thông qua một cơ quan, tổ chức khác. Ví dụ, khi bạn trao tiền cho người bất hạnh, bạn có thể trao tiền tận tay cho họ, nhưng để xác nhận đó có đúng đối tượng không thì bạn phải cần cơ quan nhà nước, nên không có chuyện tự bản thân bạn làm được. Như thế bạn phải đặt niềm tin vào cơ quan, tổ chức bạn nhờ giúp đỡ. Vấn đề cũng là niềm tin.
Việc mua quà/vật tặng phải minh bạch: giá cả, số lượng, hóa đơn chứng từ. Không thể chỉ là những tờ giấy ký vội. Muốn vậy bạn phải mua sản phẩm/vật dụng tại những nơi cung cấp hóa đơn rõ ràng, dù ở xa nơi cứu trợ bạn phải mất thêm tiền vận chuyển nhưng bạn phải thực hiện để minh bạch chứng từ. Tặng quà, trao tiền còn đơn giản nhưng nếu tài trợ công trình, dự án thì công đoạn chứng minh sẽ nhiều thời gian và tốn kém.
Đối chiếu thu – chi là một vấn đề phức tạp, bạn làm cách nào để chứng minh. Cách hiện nay là bạn chép/copy file sao kê và đưa lên FB, website, nhưng cũng chỉ mang tính tạm thời mà thôi, vì không thể cất công kiểm tra những danh sách rất dài hết được. Cuối cùng, có người hỏi tại sao không nhờ kiểm toán, để nhờ được kiểm toán uy tín chưa nói đến việc phải mất chi phí hay miễn phí (tài trợ) thì điều trước tiên toàn bộ quá trình bạn triển khai hoạt động từ thiện phải đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu kiểm toán. Bạn cầm tiền mặt trao cho người khác thì kiểm toán cách nào? Đối với Quỹ “Hiểu về trái tim” một trong những điều kiện kiểm toán là toàn bộ thu – chi phải qua hệ thống ngân hàng, không nhận đóng góp và giải ngân bằng tiền mặt. Vì vậy, không phải hoạt động, chương trình nào cũng có thể kiểm toán được. Qua chuyện này, có nhiều thứ để nghĩ. Có xấu nhưng cũng có tốt. Tốt ở đây là mọi người sẽ cẩn trọng để mọi thứ an toàn hơn”.
Tham khảo thêm: điều 122 bộ luật hình sự 2015