logo-dich-vu-luattq

Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015

QUỐC HỘI –

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc –

Xem thêm: Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015

Luật số: 77/2015/QH13

Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2015

LUẬT

TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật tổ chức chínhquyền địa phương.

Nội dung chính

Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điềuchỉnh

Luật này quy định về đơn vị hành chínhvà tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính.

Điều 2. Đơn vịhành chính

Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương(sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phốtrực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấphuyện);

3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọichung là cấp xã);

4. Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

Điều 3. Phân loại đơn vị hành chính

1. Phân loại đơn vị hành chính là cơ sởđể hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy,chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợpvới từng loại đơn vị hành chính.

2. Phân loại đơn vị hành chính phải dựatrên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chínhtrực thuộc, trình độ phát triển kinh tế -xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vịhành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.

3. Đơn vị hành chính được phân loạinhư sau:

a) Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ ChíMinh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnhcòn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;

b) Đơn vị hành chính cấp huyện được phânthành ba loại: loại I, loại II và loại III;

c) Đơn vị hành chính cấp xã được phânthành ba loại: loại I, loại II và loại III.

4. Căn cứ vào quy định tại khoản 2 vàkhoản 3 Điều này, Chính phủ trình Ủy ban thườngvụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phânloại đơn vị hành chính.

Điều 4. Tổ chức chínhquyền địa phương ở các đơn vị hành chính

1. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hộiđồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổchức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy địnhtại Điều 2 của Luật này.

2. Chính quyền địa phương ở nông thôngồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.

3. Chính quyền địa phương ở đô thị gồmchính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.

Điều 5. Nguyên tắctổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quảnlý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

2. Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân,chịu sự giám sát của Nhân dân.

3. Hội đồng nhân dân làm việc theo chếđộ hội nghị và quyết định theo đa số.

4. Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủyban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

Điều 6. Hội đồng nhân dân

1. Hội đồng nhân dân gồm các đại biểuHội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầura, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọngvà quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơquan nhà nước cấp trên.

2. Đại biểu Hội đồng nhân dân là ngườiđại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trướccử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn đại biểu của mình.

Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trongthảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhândân.

3. Thường trực Hội đồng nhân dân là cơquan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạntheo quy định của Luật này và các quyđịnh, khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công táctrước Hội đồng nhân dân.

Thành viên của Thường trực Hội đồng nhândân không thể đồng thời là thành viên của Ủy bannhân dân cùng cấp.

4. Ban của Hội đồng nhân dân là cơ quancủa Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề ántrước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộclĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

Điều 7. Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thựchiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm,liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiênquyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch,cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủnăng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu;có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.

4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắngnghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

Điều 8. Ủy ban nhân dân

1. Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hộiđồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trướcNhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nướccấp trên.

2. Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủtịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủyban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.

Điều 9. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện,là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dânthực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thựchiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nướccấp trên.

2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức,biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân,đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra vềnghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên.

3. Việc tổ chức cơ quan chuyên môn thuộcỦy ban nhân dân phải bảo đảm phù hợp vớiđặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và điều kiện, tình hình phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, thông suốt, hiệu lực,hiệu quả trong quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực từ trung ương đến cơ sở;không trùng lặp với nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước cấp trên đặttại địa bàn.

4. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức vàhoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Điều 10. Nhiệm kỳcủa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhândân là 05 năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họpthứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau. Chậm nhất là 45 ngày trước khi Hội đồngnhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong.

Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ củaHội đồng nhân dân do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

2. Nhiệm kỳ của đại biểu Hội đồng nhândân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu bổsung bắt đầu làm nhiệm vụ đại biểu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cửbổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau.

3. Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồngnhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hộiđồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi Hội đồng nhândân hết nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủyban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ chođến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân khóa mới.

Điều 11. Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyềnđịa phương các cấp được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơquan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phươngtheo hình thức phân quyền, phân cấp.

2. Việc phân định thẩm quyền được thựchiện trên cơ sở các nguyên tắc sau đây:

a) Bảo đảm quản lý nhà nước thống nhấtvề thể chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực;bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia;

b) Phát huy quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trong việc thực hiệncác nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

c) Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theongành với quản lý theo lãnh thổ, phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa chínhquyền địa phương các cấp đối với các hoạt động kinh tế – xã hội trên địa bànlãnh thổ;

d) Việc phân định thẩm quyền phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị,hải đảo và đặc thù của các ngành, lĩnh vực;

đ) Những vấn đề liên quan đến phạm vitừ hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chínhquyền địa phương cấp huyện; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vịhành chính cấp huyện trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địaphương cấp tỉnh; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chínhcấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trungương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chínhphủ có quy định khác;

e) Chính quyền địa phương được bảo đảmnguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân quyền, phân cấp vàchịu trách nhiệm trong phạm vi được phânquyền, phân cấp.

3. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấptrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhcó trách nhiệm giám sát các cơ quan nhà nước ở địa phương trong việc thực hiệncác nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền, phân cấp.

Điều 12. Phân quyềncho chính quyền địa phương

1. Việc phân quyền cho mỗi cấp chính quyền địa phương phải được quy định trong các luật.

2. Chính quyền địa phương tự chủ, tự chịutrách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền.

3. Cơ quan nhà nước cấp trên trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra tính hợphiến, hợp pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền chocác cấp chính quyền địa phương.

4. Các luật khi quy định nhiệm vụ, quyềnhạn của chính quyền địa phương, của các cơ quan thuộc chính quyền địa phươngphải bảo đảm các nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này và phùhợp với các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương quy định tại Luật này.

Điều 13. Phân cấp cho chính quyền địa phương

1. Căn cứ vào yêu cầu công tác, khả năngthực hiện và điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương, cơ quan nhà nước ởtrung ương và địa phương được quyền phân cấp cho chính quyền địa phương hoặc cơquan nhà nước cấp dưới thực hiện một cách liên tục, thường xuyên một hoặc mộtsố nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của mình, trừ trường hợp pháp luật cóquy định khác.

2. Việc phân cấp phải bảo đảm các nguyêntắc quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này và phải được quy định trong vănbản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước phân cấp, trong đó xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn phân cấp cho chính quyềnđịa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới, trách nhiệm của cơ quan nhà nướcphân cấp và cơ quan nhà nước được phân cấp.

3. Cơ quan nhà nước cấp trên khi phâncấp nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dướiphải bảo đảm các nguồn lực và điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn mà mình phân cấp; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn đã phân cấp và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn màmình phân cấp.

4. Cơ quan nhà nước được phân cấp chịutrách nhiệm trước cơ quan nhà nước đã phân cấp về việc thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn được phân cấp. Căn cứ tình hình cụ thể ở địa phương, cơ quan nhà nước ở địaphương có thể phân cấp tiếp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nướccấp dưới thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp nhưng phải được sự đồng ý của cơ quannhà nước đã phân cấp.

Điều 14. Ủy quyềncho cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

1. Trong trường hợp cần thiết, cơ quanhành chính nhà nước cấp trên có thể ủy quyền bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp dưới hoặc cơ quan, tổ chức khácthực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong khoảng thời gian xác định kèm theo các điều kiện cụ thể.

2. Cơ quan hành chính nhà nước cấp trênkhi ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp dướihoặc cơ quan, tổ chức khác phải bảo đảm các nguồn lực và điều kiện cần thiếtkhác để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình ủy quyền; hướng dẫn, kiểm traviệc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã ủy quyền và chịu trách nhiệm về kết quảthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình đã ủy quyền.

3. Cơ quan, tổ chức được ủy quyền phảithực hiện đúng nội dung và chịu trách nhiệm trước cơ quan hành chính nhà nướccấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình được ủy quyền. Cơ quan,tổ chức nhận ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho cơ quan, tổ chức khác thựchiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.

Điều 15. Quan hệ công tác giữa chính quyền địa phương với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương

1. Chính quyền địa phương tạo điều kiệnđể Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác tổ chức chính trị – xã hội động viên Nhân dân tham gia xây dựng và củng cốchính quyền nhân dân, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, giámsát, phản biện xã hội đối với hoạt động của chính quyền địa phương.

2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức chính trị- xã hội ở địa phương được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn về các vấn đềcó liên quan.

3. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tìnhhình của địa phương cho Ủy ban Mặt trận Tổquốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội cùng cấp.

4. Chính quyền địa phương có trách nhiệmlắng nghe, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xãhội ở địa phương về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.

Chương II: CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNGỞ NÔNG THÔN

Mục 1: NHIỆM VỤ, QUYỀNHẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở TỈNH

Điều 16. Chính quyền địa phương ở tỉnh

Chính quyền địa phương ở tỉnh là cấp chínhquyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủyban nhân dân tỉnh.

Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh

1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiếnpháp và pháp luật trên địa bàn tỉnh.

2. Quyết định những vấn đề của tỉnh trongphạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định kháccủa pháp luật có liên quan.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơquan hành chính nhà nước ở trung ương ủy quyền.

4. Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạtđộng của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trên địa bàn.

5. Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhànước cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phươngở tỉnh.

6. Phối hợp với các cơ quan nhà nước ởtrung ương, các địa phương thúc đẩy liên kếtkinh tế vùng, thực hiện quy hoạch vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tếquốc dân.

7. Quyết định và tổ chức thực hiện cácbiện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xãhội để xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trênđịa bàn tỉnh.

Điều 18. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh

1. Hội đồng nhân dân tỉnh gồm các đạibiểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở tỉnh bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồngnhân dân tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Tỉnh miền núi, vùng cao có từ năm trămnghìn dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên năm trăm nghìn dân thìcứ thêm ba mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quátám mươi lăm đại biểu;

b) Tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ một triệudân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm nămmươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá chín mươilăm đại biểu.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnhgồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viênlà Trưởng ban của Hội đồng nhân dân và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh. Chủtịch Hội đồng nhân dân tỉnh có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyêntrách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạtđộng chuyên trách.

3. Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Banpháp chế, Ban kinh tế – ngân sách, Ban văn hóa – xã hội; nơi nào có nhiều đồngbào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ủyban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dântộc quy định tại khoản này.

Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh gồm cóTrưởng ban, không quá hai Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của cácBan của Hội đồng nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Trưởng bancủa Hội đồng nhân dân tỉnh có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyêntrách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dânhoạt động chuyên trách.

4. Các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnhđược bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhândân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đạibiểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhândân tỉnh trong tổ chức và bảo đảm việcthi hành Hiến pháp và pháp luật:

a) Ban hành nghị quyết về những vấn đềthuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh;

b) Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự,an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm phápluật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trongphạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộtính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp phápkhác của công dân trên địa bàn tỉnh;

c) Quyết định biện pháp để thực hiện cácnhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phâncấp cho chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã, cơ quan nhà nước cấp dướithực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh;

d) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bảntrái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủtịch Ủy ban nhân dân tỉnh; bãi bỏ một phầnhoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện;

đ) Giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyệntrong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làmthiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; phê chuẩn nghịquyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện về việc giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhândân tỉnh về xây dựng chính quyền:

a) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịchHội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng bancủa Hội đồng nhân dân tỉnh, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh; bầu, miễnnhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhândân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và cácỦy viên Ủy ban nhân dân tỉnh; bầu, miễnnhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh;

b) Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệmđối với người giữ chức vụ do Hội đồngnhân dân tỉnh bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này;

c) Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dântỉnh và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh xin thôi làm nhiệm vụđại biểu;

d) Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;

đ) Quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh theochỉ tiêu biên chế được Chính phủ giao; quyết định số lượng và mức phụ cấp đốivới người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và phêduyệt tổng số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạmvi quản lý của tỉnh theo quy định của Chính phủ;

e) Quyết định thành lập, giải thể, nhập,chia thôn, tổ dân phố; đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố, đường, phố, quảngtrường, công trình công cộng ở địa phương theo quy định của pháp luật.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhândân tỉnh trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trường:

a) Quyết định kế hoạch phát triển kinhtế – xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm của tỉnh; quy hoạch, kế hoạch pháttriển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền;

b) Quyết định dự toán thu ngân sách nhànước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngânsách cấp mình; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết;phê chuẩn quyết toán ngân sách địaphương. Quyết định chủ trương đầu tư, chương trình dự án của tỉnh theo quy địnhcủa pháp luật;

c) Quyết định các nội dung liên quan đếnphí, lệ phí theo quy định của pháp luật; các khoản đóng góp của Nhân dân; quyếtđịnh việc vay các nguồn vốn trong nước thôngqua phát hành trái phiếu địa phương, trái phiếu đô thị, trái phiếu công trìnhvà các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật;

d) Quyết định chủ trương, biện pháp cụthể để khuyến khích, huy động các thành phần kinh tế tham gia cung cấp các dịchvụ công trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

đ) Quyết định các biện pháp khác để pháttriển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnhtheo quy định của pháp luật;

e) Quyết định quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trong phạm vi được phânquyền theo quy định của pháp luật; việc liên kếtkinh tế vùng giữa các cấp chính quyền địa phương phùhợp với tình hình, đặc điểm của địaphương và bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân;

g) Quyết định quy hoạch phát triển hệthống tổ chức khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, mạng lưới thươngmại, dịch vụ, du lịch, mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh theo quy định củapháp luật;

h) Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất của tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt; quyết định biện pháp quản lý,sử dụng đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoángsản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác, bảo vệ môitrường trong phạm vi được phân quyền.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhândân tỉnh trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thôngtin, thể dục, thể thao:

a) Quyết định biện pháp phát triển mạnglưới cơ sở giáo dục và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục, đào tạotrong phạm vi được phân quyền; quyết định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo đối vớicơ sở giáo dục, đào tạo công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy địnhcủa pháp luật;

b) Quyết định biện pháp khuyến khích pháttriển nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiếnbộ khoa học, công nghệ trên địa bàn tỉnh;

c) Quyết định biện pháp phát triển sựnghiệp văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; biện pháp bảo vệ, phát huy giá trịdi sản văn hóa ở địa phương; biện pháp bảo đảm cho hoạt động văn hóa, thông tin,quảng cáo, báo chí, xuất bản, thể dục, thể thao trên địa bàn tỉnh trong phạm viđược phân quyền.

5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhândân tỉnh trong lĩnh vực y tế, lao động và thực hiện chính sách xã hội:

a) Quyết định biện pháp phát triển hệthống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã;

b) Quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữabệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý củađịa phương theo quy định của pháp luật;

c) Quyết định biện pháp bảo vệ, chăm sócsức khỏe nhân dân; bảo vệ và chăm sóc ngườimẹ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, trẻ mồ côi không nơinương tựa và người có hoàn cảnh khó khăn khác. Quyết định biện pháp phòng,chống dịch bệnh; biện pháp thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đìnhtrên địa bàn tỉnh;

d) Quyết định biện pháp quản lý, sử dụngvà phát triển nguồn nhân lực ở địa phương; biện pháp tạo việc làm, nâng caonăng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm antoàn, vệ sinh lao động;

đ) Quyết định chính sách thu hút, khuyếnkhích đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại địaphương phù hợp với điều kiện, khả năng ngân sách của địa phương và quy định củacơ quan nhà nước cấp trên;

e) Quyết định biện pháp thực hiệnchính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; biện pháp thực hiện chínhsách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, biện pháp xóa đói, giảm nghèo.

6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhândân tỉnh về công tác dân tộc, tôn giáo:

a) Quyết định biện pháp thực hiện chínhsách dân tộc, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí củađồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tăng cườngđoàn kết toàn dân và tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc ở địa phương;

b) Quyết định biện pháp thực hiện chính sách tôn giáo trong phạm vi được phân quyền;biện pháp bảo đảm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhândân tỉnh trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội:

a) Quyết định biện pháp bảo đảm thực hiệnnhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật; giữ vững an ninh chínhtrị, đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tội phạm, các hành vi vi phạm phápluật khác, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh;

b) Quyết định chủ trương, biện pháp nhằmphát huy tiềm năng của địa phương để xây dựng nền quốc phòng toàn dân và anninh nhân dân vững mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc đáp ứng yêu cầuthời bình và thời chiến;

c) Quyết định chủ trương, biện pháp xâydựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, công an xã ở địa phương; quyếtđịnh chủ trương, biện pháp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, chuyển hoạtđộng kinh tế – xã hội của địa phương từ thời bình sang thời chiến;

d) Quyết định biện pháp bảo đảm trật tựcông cộng, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

8. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp vàpháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh;giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùngcấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát vănbản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhândân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhândân cấp huyện.

9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kháctheo quy định của pháp luật.

Điều 20. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Ủy ban nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.

Ủy ban nhân dân tỉnh loại I có không quá bốn Phó Chủ tịch; tỉnh loại II vàloại III có không quá ba Phó Chủ tịch.

Ủy viên Ủyban nhân dân tỉnh gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộcỦy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên phụ tráchquân sự, Ủy viên phụ trách công an.

2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có các sở và cơ quan tươngđương sở.

Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnhquyết định các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1, các điểm d, đvà e khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 19 của Luật này và tổ chức thựchiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

2. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ,quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Tổ chức thực hiện ngân sách tỉnh, nhiệmvụ phát triển kinh tế – xã hội, phát triểncông nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủysản, mạng lưới giao thông, thủy lợi; thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụngđất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tàinguyên thiên nhiên khác; thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai, bảo vệmôi trường trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền.

4. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chươngtrình, dự án, đề án của tỉnh đối với vùngđồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khókhăn.

5. Thực hiện các biện pháp xây dựng thếtrận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh;chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trên địa bàntỉnh; tổ chức giáo dục quốc phòng, an ninh và công tác quân sự địa phương; xâydựng và hoạt động tác chiến của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ; xây dựng lựclượng dự bị động viên và huy động lực lượng bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ theo quyđịnh của pháp luật; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địaphương.

6. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức vàbảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giớihành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục,thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, anninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệmvụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơquan nhà nước ở trung ương phân cấp, ủy quyền.

8. Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp dưới, cơ quan, tổ chức khácthực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy bannhân dân tỉnh.

Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là người đứng đầu Ủy ban nhân dân tỉnh và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Lãnh đạo, điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo, chỉ đạo các cơquan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dântỉnh;

2. Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm,bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; điều động,đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch Ủy bannhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp huyện; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp huyện trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp huyện giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp huyện; yêucầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyệnđình chỉ, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhândân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấpdưới khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm pháp luật; bổ nhiệm,miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viênchức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;

3. Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cácnhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấptrên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhândân tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, antoàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luậtkhác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảovệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm,tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện phápquản lý dân cư trên địa bàn tỉnh theo quyđịnh của pháp luật;

4. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạtđộng của hệ thống hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm tính thốngnhất, thông suốt của nền hành chính; chỉ đạocông tác cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức trong hệ thống hànhchính nhà nước ở địa phương;

5. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏvăn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đình chỉ việc thi hànhvăn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dântỉnh bãi bỏ;

6. Tổ chức việc phối hợp với cơ quan nhànước cấp trên đóng tại địa bàn tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theoquy định của pháp luật;

7. Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; ủy quyền cho Phó Chủtịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc người đứngđầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dântỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

8. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệuquả công sở, tài sản, các phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao trênđịa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

9. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảovệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giảiquyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh,an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

10. Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra,giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;

11. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơquan nhà nước ở trung ương phân cấp, ủy quyền.

Mục 2: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở HUYỆN

Điều 23. Chính quyền địa phương ở huyện

Chính quyền địa phương ở huyện là cấpchính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân huyện.

Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở huyện

1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiếnpháp và pháp luật trên địa bàn huyện.

2. Quyết định những vấn đề của huyện trongphạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định kháccủa pháp luật có liên quan.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơquan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.

4. Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạtđộng của chính quyền địa phương cấp xã.

5. Chịu trách nhiệm trước chính quyềnđịa phương cấp tỉnh về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyềnđịa phương ở huyện.

6. Quyết định và tổ chức thực hiện cácbiện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xãhội để xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trênđịa bàn huyện.

Điều 25. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện

1. Hội đồng nhân dân huyện gồm các đạibiểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở huyện bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồngnhân dân huyện được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo cótừ bốn mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên bốn mươi nghìn dân thì cứ thêm năm nghìn dânđược bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu;

b) Huyện không thuộc trường hợp quy địnhtại điểm a khoản này có từ tám mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đạibiểu; có trên tám mươi nghìn dân thì cứ thêm mười nghìn dân được bầu thêm mộtđại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu;

c) Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dânở huyện có từ ba mươi đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghịcủa Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhưng tổng số không quá bốn mươilăm đại biểu.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân huyệngồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủyviên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện. Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyệncó thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hộiđồng nhân dân huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

3. Hội đồng nhân dân huyện thành lập Banpháp chế, Ban kinh tế – xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thìthành lập Ban dân tộc. Ủy ban thường vụQuốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoảnnày.

Ban của Hội đồng nhân dân huyện gồm cóTrưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban củaHội đồng nhân dân huyện do Hội đồng nhân dân huyện quyết định. Trưởng ban của Hộiđồng nhân dân huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách;Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạtđộng chuyên trách.

4. Các đại biểu Hội đồng nhân dân huyệnđược bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhândân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đạibiểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân huyện quyết định.

Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhândân huyện trong tổ chức và bảo đảm việcthi hành Hiến pháp, pháp luật và trong lĩnhvực quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền:

a) Ban hành nghị quyết về những vấn đềthuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện;

b) Quyết định biện pháp thực hiện nhiệmvụ về quốc phòng, an ninh; biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh,phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quanliêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơquan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyềnvà lợi ích hợp pháp khác của công dântrên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;

c) Quyết định biện pháp để thực hiện cácnhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phâncấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của chính quyền địa phương ở huyện;

d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịchHội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng bancủa Hội đồng nhân dân huyện; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệmHội thẩm Tòa án nhân dân huyện;

đ) Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệmđối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo quy định tại Điều 88 vàĐiều 89 của Luật này;

e) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bảntrái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủtịch Ủy ban nhân dân huyện; bãi bỏ mộtphần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã;

g) Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện;

h) Giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệthại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnhphê chuẩn trước khi thi hành;

i) Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dânhuyện và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân huyện xin thôi làm nhiệm vụđại biểu.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhândân huyện trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trường:

a) Thông qua kế hoạch phát triển kinhtế – xã hội trung hạn và hằng năm của huyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất củahuyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấptỉnh phê duyệt;

b) Quyết định dự toán thu ngân sách nhànước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngânsách huyện; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết;phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Quyết định chủ trương đầu tư chươngtrình, dự án của huyện theo quy định của pháp luật;

c) Quyết định quy hoạch, kế hoạch pháttriển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện trongphạm vi được phân quyền;

d) Quyết định biện pháp quản lý và sửdụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợiở vùng biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; biện pháp bảo vệ và cảithiện môi trường, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lụt ở địaphương theo quy định của pháp luật.

3. Quyết định biện pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học và trung họccơ sở; biện pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao;biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống dịch bệnh, thực hiệnchính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; biện pháp phát triển việc làm, thực hiệnchính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, chính sách bảo trợ xãhội, xóa đói, giảm nghèo; biện pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc,tôn giáo trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp vàpháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện;giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùngcấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luậtcủa Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bảncủa Hội đồng nhân dân cấp xã.

5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kháctheo quy định của pháp luật.

Điều 27. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện

1. Ủy ban nhân dân huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.

Ủy ban nhân dân huyện loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; huyện loại II và loạiIII có không quá hai Phó Chủ tịch.

Ủy viên Ủyban nhân dân huyện gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộcỦy ban nhân dân huyện, Ủy viên phụ tráchquân sự, Ủy viên phụ trách công an.

2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện gồm có các phòng và cơquan tương đương phòng.

Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện

1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyệnquyết định các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1, khoản 2 vàkhoản 3 Điều 26 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồngnhân dân huyện.

2. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ,quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủyban nhân dân huyện.

3. Tổ chức thực hiện ngân sách huyện;thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nôngnghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lướigiao thông, thủy lợi, xây dựng điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đấtđai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác;bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

4. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức vàbảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giớihành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thểdục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng,an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và cácnhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơquan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

6. Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức khác thựchiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện.

Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dânhuyện

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện là người đứng đầu Ủy ban nhân dân huyện và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Lãnh đạo và điều hành công việc củaỦy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân huyện; lãnh đạo, chỉ đạo các cơquan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện;

2. Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm,bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp xã; điều động,đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch Ủy bannhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp xã; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp xã trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giữa hai kỳ họp Hội đồngnhân dân cấp xã; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷluật cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của phápluật;

3. Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cácnhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấptrên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhândân huyện; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tàisản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản,các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quảnlý dân cư trên địa bàn huyện;

4. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạtđộng của hệ thống hành chính nhà nước từ huyện đến cơ sở, bảo đảm tính thốngnhất, thông suốt của nền hành chính; chỉ đạo công tác cải cách hành chính vàcải cách công vụ, công chức trong hệ thốnghành chính nhà nước ở địa phương;

5. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏvăn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Đình chỉ việc thi hành vănbản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để đề nghị Hội đồng nhân dânhuyện bãi bỏ;

6. Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; ủy quyền cho Phó Chủ tịchỦy ban nhân dân huyện hoặc người đứng đầucơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dânhuyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;

7. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệuquả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao trênđịa bàn huyện theo quy định của pháp luật;

8. Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giảiquyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy địnhcủa pháp luật;

9. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảovệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giảiquyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh,an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địabàn huyện theo quy định của pháp luật;

10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơquan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

Mục 3: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở XÃ

Điều 30. Chính quyền địa phương ở xã

Chính quyền địa phương ở xã là cấp chínhquyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân xã và Ủyban nhân dân xã.

Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã

1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiếnpháp và pháp luật trên địa bàn xã.

2. Quyết định những vấn đề của xã trongphạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định kháccủa pháp luật có liên quan.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơquan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.

4. Chịu trách nhiệm trước chính quyềnđịa phương cấp huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyềnđịa phương ở xã.

5. Quyết định và tổ chức thực hiện cácbiện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xãhội để xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trênđịa bàn xã.

Điều 32. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã

1. Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểuHội đồng nhân dân do cử tri ở xã bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồngnhân dân xã được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo cótừ một nghìn dân trở xuống được bầu mười lăm đại biểu;

b) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo cótrên một nghìn dân đến hai nghìn dân được bầu hai mươi đại biểu;

c) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo cótrên hai nghìn dân đến ba nghìn dân được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên ba nghìn dân thì cứ thêm một nghìn dân đượcbầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;

d) Xã không thuộc quy định tại các điểma, b và c khoản này có từ bốn nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đạibiểu; có trên bốn nghìn dân thì cứ thêm hai nghìn dân được bầu thêm một đại biểu,nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồmChủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hộiđồng nhân dân xã là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

3. Hội đồng nhân dân xã thành lập Banpháp chế, Ban kinh tế – xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban,một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhândân xã do Hội đồng nhân dân xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủyviên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm.

Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã

1. Ban hành nghị quyết về những vấnđề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.

2. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự,an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm phápluật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền;biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danhdự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trênđịa bàn xã.

3. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịchHội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng bancủa Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.

4. Quyết định dự toán thu ngân sách nhànước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sáchxã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩnquyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầutư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.

5. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp vàpháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giámsát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủyban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

6. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệmđối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.

7. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dânxã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đạibiểu.

8. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bảntrái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủtịch Ủy ban nhân dân xã.

Điều 34. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã

Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viênphụ trách công an.

Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại IIIcó một Phó Chủ tịch.

Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã

1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xãquyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật nàyvà tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.

2. Tổ chức thực hiện ngân sách địaphương.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơquan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủyban nhân dân xã.

Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủyban nhân dân xã;

2. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệmvụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồngnhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiệncác nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh,phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quanliêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan,tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợiích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địabàn xã theo quy định của pháp luật;

3. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệuquả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theoquy định của pháp luật;

4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lývi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;

5. Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạntrong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

6. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảovệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết cáccông việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh,trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơquan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

Chương III: CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNGỞ ĐÔ THỊ

Mục 1: NHIỆM VỤ,QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở THÀNH PHỐ TRỰC THUỘCTRUNG ƯƠNG

Điều 37. Chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương

Chính quyền địa phương ở thành phố trựcthuộc trung ương là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân thànhphố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhândân thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 38. Nhiệm vụ,quyền hạn của chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương

1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiếnpháp và pháp luật trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương.

2. Quyết định những vấn đề của thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi đượcphân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luậtcó liên quan.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơquan hành chính nhà nước ở trung ương ủy quyền.

4. Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạtđộng của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trên địa bàn.

5. Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhànước cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phươngở thành phố trực thuộc trung ương.

6. Phối hợp với các cơ quan nhà nước ởtrung ương, các địa phương thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, thực hiện quy hoạchvùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.

7. Quyết định và tổ chức thực hiện cácbiện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xãhội để xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trênđịa bàn thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 39. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương

Tìm hiểu thêm: điều 172 bộ luật hình sự 2015

1. Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộctrung ương gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở thành phố trực thuộctrung ương bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồngnhân dân thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo nguyên tắc sauđây:

a) Thành phố trực thuộc trung ương cótừ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thìcứ thêm năm mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quáchín mươi lăm đại biểu;

b) Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ ChíMinh được bầu một trăm linh năm đại biểu.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân thànhphố trực thuộc trung ương gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hộiđồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân và Chánh Vănphòng Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương. Chủ tịch Hội đồng nhândân thành phố trực thuộc trung ương có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạtđộng chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trungương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

3. Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộctrung ương thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế – ngân sách, Ban văn hóa – xãhội, Ban đô thị.

Ban của Hội đồng nhân dân thành phố trựcthuộc trung ương gồm có Trưởng ban, không quá hai Phó Trưởng ban và các Ủy viên.Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân thànhphố trực thuộc trung ương quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thànhphố trực thuộc trung ương có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyêntrách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương làđại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

4. Các đại biểu Hội đồng nhân dân thànhphố trực thuộc trung ương được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổđại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởngvà Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dânthành phố trực thuộc trung ương quyết định.

Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương

1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quyđịnh tại Điều 19 của Luật này.

2. Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất của thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm cả quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất của các quận, phường trực thuộc.

3. Quyết định quy hoạch về xây dựng vàphát triển đô thị trong phạm vi được phân quyền.

4. Quyết định các biện pháp phát huy vaitrò trung tâm kinh tế – xã hội của đô thị lớn trongmối liên hệ với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước theo quy định củapháp luật.

5. Quyết định các biện pháp quản lý dâncư ở thành phố và tổ chức đời sống dân cư đô thị; điều chỉnh dân cư theo quyhoạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân.

Điều 41. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thành phố trựcthuộc trung ương

1. Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịchvà các Ủy viên.

Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minhcó không quá năm Phó Chủ tịch Ủy ban nhândân; các thành phố khác trực thuộc trung ương có không quá bốn Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

Ủy viên Ủyban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm các Ủy viên là người đứngđầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhândân thành phố trực thuộc trung ương, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụtrách công an.

2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ươnggồm có các sở và cơ quan tương đương sở.

Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương

1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quyđịnh tại Điều 21 của Luật này.

2. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân thànhphố trực thuộc trung ương quyết định và tổ chức thực hiện các nội dung quy địnhtại các khoản 2, 3,4 và 5 Điều 40 của Luật này.

3. Thực hiện chủ trương, biện pháp tạonguồn tài chính, huy động vốn để phát triển đô thị; xây dựng và quản lý thốngnhất công trình hạ tầng đô thị theo quy định của pháp luật.

4. Quyết định cơ chế khuyến khích pháttriển công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn thành phố.

Điều 43. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương

1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quyđịnh tại Điều 22 của Luật này.

2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạchxây dựng các công trình hạ tầng đô thị trênđịa bàn thành phố trực thuộc trung ương.

3. Quản lý quỹ đất đô thị; việc sử dụngquỹ đất đô thị phục vụ cho việc xây dựng công trình hạ tầng đô thị theo quyđịnh của pháp luật.

4. Quản lý nhà đô thị; quản lý việc kinhdoanh bất động sản; sử dụng quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước của thành phố đểphát triển nhà ở tại đô thị; chỉ đạo kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong việcxây dựng nhà ở, công trình xây dựng tại đô thị.

5. Chỉ đạo sắp xếp mạng lưới thương mại,dịch vụ, du lịch đô thị.

6. Xây dựng kế hoạch và biện pháp giảiquyết việc làm; phòng, chống các tệ nạn xã hội ở đô thị.

7. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biệnpháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư đô thị.

8. Thực hiện các biện pháp quản lý, bảovệ không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị; tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệmvụ bảo đảm trật tự công cộng, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.

Mục 2: NHIỆM VỤ,QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở QUẬN

Điều 44. Chính quyền địa phương ở quận

Chính quyền địa phương ở quận là cấp chínhquyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân quận và Ủyban nhân dân quận.

Điều 45. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận

1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiếnpháp và pháp luật trên địa bàn quận.

2. Quyết định những vấn đề của quận trongphạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định kháccủa pháp luật có liên quan.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơquan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.

4. Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạtđộng của chính quyền địa phương ở phường.

5. Chịu trách nhiệm trước chính quyềnđịa phương ở thành phố trực thuộc trung ương về kết quả thực hiện các nhiệm vụ,quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận.

6. Quyết định và tổ chức thực hiện cácbiện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xãhội để xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trênđịa bàn quận.

Điều 46. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân quận

1. Hội đồng nhân dân quận gồm các đạibiểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở quận bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồngnhân dân quận được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Quận có từ tám mươi nghìn dân trở xuốngđược bầu ba mươi đại biểu; có trên tám mươi nghìn dân thì cứ thêm mười nghìndân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu;

b) Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dânở quận có từ ba mươi phường trực thuộc trở lên do Ủyban thường vụ Quốc hội quyết định theođề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương,nhưng tổng số không quá bốn mươi lăm đại biểu.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân quậngồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viênlà Trưởng ban của Hội đồng nhân dân quận. Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận cóthể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồngnhân dân quận là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

3. Hội đồng nhân dân quận thành lập Banpháp chế và Ban kinh tế – xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân quận gồm có Trưởngban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hộiđồng nhân dân do Hội đồng nhân dân quận quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhândân quận có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởngban của Hội đồng nhân dân quận là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyêntrách.

4. Các đại biểu Hội đồng nhân dân quậnđược bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhândân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đạibiểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân quận quyết định.

Điều 47. Nhiệm vụ,quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận

1. Ban hành nghị quyết về những vấn đềthuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận.

2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịchHội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng bancủa Hội đồng nhân dân quận; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân quận; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệmHội thẩm Tòa án nhân dân quận.

3. Thông qua kế hoạch phát triển kinhtế – xã hội trung hạn và hằng năm của quận trước khi trình Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ươngphê duyệt.

4. Quyết định dự toán thu ngân sách nhànước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngânsách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách quận; điều chỉnh dự toán ngân sáchđịa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;quyết định, chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn quận trong phạmvi được phân quyền.

5. Quyết định các biện pháp để thực hiệncác nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trênphân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nướccấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận.

6. Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận.

7. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp vàpháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận;giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùngcấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luậtcủa Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bảncủa Hội đồng nhân dân phường.

8. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệmđối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân quận bầu theo quy định tại Điều88 và Điều 89 của Luật này.

9. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bảntrái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủtịch Ủy ban nhân dân quận; bãi bỏ một phầnhoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân phường.

10. Giải tán Hội đồng nhân dân phườngtrong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làmthiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Hội đồng nhân dân thànhphố trực thuộc trung ương phê chuẩn.

11. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dânquận và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân quận xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.

Điều 48. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân quận

1. Ủy ban nhân dân quận gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.

Ủy ban nhân dân quận loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; quận loại II và loạiIII có không quá hai Phó Chủ tịch.

Ủy viên Ủyban nhân dân quận gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộcỦy ban nhân dân quận, Ủy viên phụ tráchquân sự, Ủy viên phụ trách công an.

2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận gồm có các phòng và cơquan tương đương phòng.

Điều 49. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận

1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân quậnquyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 47 của Luậtnày và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận.

2. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ,quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủyban nhân dân quận.

3. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức vàbảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giớihành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thểdục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng,an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và cácnhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơquan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

5. Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân phường, cơ quan, tổ chức khác thựchiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhândân quận.

Điều 50. Nhiệm vụ,quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dânquận

1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quyđịnh tại Điều 29 của Luật này.

2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy hoạchphát triển hạ tầng đô thị, xây dựng, giao thông và không gian, kiến trúc, cảnhquan đô thị; quản lý dân cư trên địa bàn quận theo phân cấp, ủy quyền của cơquan nhà nước cấp trên.

Mục 3: NHIỆM VỤ,QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘCTỈNH, THÀNH PHỐ THUỘC THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Điều 51. Chính quyềnđịa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộctrung ương

Chính quyền địa phương ở thị xã, thànhphố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là cấp chínhquyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thànhphố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và Ủyban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phốtrực thuộc trung ương.

Điều 52. Nhiệm vụ,quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phốthuộc thành phố trực thuộc trung ương

1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiếnpháp và pháp luật trên địa bàn thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộcthành phố trực thuộc trung ương.

2. Quyết định những vấn đề của thị xã,thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương trong phạmvi được phân quyền, phân cấp theo quy địnhcủa Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơquan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.

4. Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạtđộng của chính quyền địa phương cấp xã.

5. Chịu trách nhiệm trước chính quyềnđịa phương cấp tỉnh về kết quả thực hiện cácnhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh,thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

6. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ củaNhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế – xãhội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn thị xã, thành phố thuộc tỉnh,thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 53. Cơ cấu tổchức của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thànhphố trực thuộc trung ương

1. Hội đồng nhân dân thị xã, thành phốthuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm các đại biểuHội đồng nhân dân do cử tri ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộcthành phố trực thuộc trung ương bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồngnhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộctrung ương được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Thị xã có từ bảy mươi nghìn dân trởxuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên bảy mươi nghìn dân thì cứ thêm mườinghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu;

b) Thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộcthành phố trực thuộc trung ương có từ một trăm nghìn dân trở xuống được bầu bamươi đại biểu; có trên một trăm nghìn dân thì cứ thêm mười nghìn dân được bầuthêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu;

c) Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dânở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ươngcó từ ba mươi đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghịcủa Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhưng tổng số không quá bốn mươilăm đại biểu.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân thị xã,thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm Chủ tịchHội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởngban của Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộctỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có thể là đại biểu Hộiđồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã,thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là đạibiểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

3. Hội đồng nhân dân thị xã, thành phốthuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ban phápchế và Ban kinh tế – xã hội. Ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiều đồng bàodân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ủyban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộcquy định tại khoản này.

Ban của Hội đồng nhân dân thị xã, thànhphố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm có Trưởngban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hộiđồng nhân dân do Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộcthành phố trực thuộc trung ương quyết định. Trưởng Ban của Hội đồng nhân dânthị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ươngcó thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban củaHội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trựcthuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

4. Các đại biểu Hội đồng nhân dân đượcbầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Sốlượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hộiđồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh,thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương quyết định.

Điều 54. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộcthành phố trực thuộc trung ương

1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quyđịnh tại Điều 26 của Luật này.

2. Quyết định quy hoạch xây dựng và pháttriển đô thị trên cơ sở quy hoạch của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đểtrình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; quyết định dự án đầutư công trình đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

3. Quyết định các cơ chế, chính sách thuhút đầu tư phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch xây dựng công trình hạ tầngđô thị, giao thông theo quy định của pháp luật.

4. Quyết định biện pháp quản lý dân cưvà tổ chức đời sống dân cư, bảo đảm trật tự công cộng, cảnh quan đô thị trên địabàn.

Điều 55. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thị xã, thành phốthuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

1. Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộctrung ương gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.

Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộctrung ương loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; thị xã, thành phố thuộc tỉnh,thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại II và loại III có khôngquá hai Phó Chủ tịch.

Ủy viên Ủyban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trựcthuộc trung ương gồm các Ủy viên là ngườiđứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhândân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trungương, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.

2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thànhphố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm có các phòng và cơ quan tươngđương phòng.

Điều 56. Nhiệm vụ,quyền hạn của Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trựcthuộc trung ương

1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quyđịnh tại Điều 28 của Luật này.

2. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân thịxã; thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương quyếtđịnh các nội dung quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 54 của Luật này và tổchức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộctỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

3. Quyết định cơ chế khuyến khích pháttriển công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

4. Quyết định kế hoạch xây dựng công trìnhhạ tầng đô thị, quy hoạch phát triển đô thị theo quy định của pháp luật.

Điều 57. Nhiệm vụ,quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quyđịnh tại Điều 29 của Luật này.

2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy hoạch,kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị; quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đôthị trên địa bàn.

3. Quản lý quỹ đất đô thị; việc sử dụngquỹ đất đô thị phục vụ cho việc xây dựng công trình hạ tầng đô thị; quản lý nhàđô thị; quản lý việc kinh doanh nhà ở; sử dụng quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nướcđể phát triển nhà ở tại đô thị; chỉ đạo kiểm tra việc chấp hành pháp luật trongviệc xây dựng nhà ở tại đô thị.

4. Chỉ đạo sắp xếp mạng lưới thương mại,dịch vụ, du lịch đô thị; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đờisống dân cư đô thị.

5. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệmvụ bảo đảm trật tự công cộng, an toàn giao thông; phòng, chống cháy, nổ, ùn tắcgiao thông trên địa bàn.

Mục 4: NHIỆM VỤ, QUYỀNHẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở PHƯỜNG

Điều 58. Chính quyền địa phương ở phường

Chính quyền địa phương ở phường là cấpchính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân phường và Ủy ban nhân dân phường.

Điều 59. Nhiệm vụ,quyền hạn của chính quyền địa phương ở phường

1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiếnpháp và pháp luật trên địa bàn phường.

2. Quyết định những vấn đề của phườngtrong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định kháccủa pháp luật có liên quan.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơquan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.

4. Chịu trách nhiệm trước chính quyềnđịa phương ở quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trựcthuộc trung ương về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địaphương ở phường.

5. Quyết định và tổ chức thực hiện cácbiện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xãhội để xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trênđịa bàn phường.

Điều 60. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân phường

1. Hội đồng nhân dân phường gồm các đạibiểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở phường bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồngnhân dân phường được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Phường có từ tám nghìn dân trở xuốngđược bầu hai mươi lăm đại biểu;

b) Phường có trên tám nghìn dân thì cứthêm bốn nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươilăm đại biểu.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân phườnggồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dânphường. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạtđộng chuyên trách.

3. Hội đồng nhân dân phường thành lậpBan pháp chế, Ban kinh tế – xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân phường gồm có Trưởngban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hộiđồng nhân dân do Hội đồng nhân dân phường quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởngban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân phường hoạt động kiêm nhiệm.

Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường

1. Ban hành nghị quyết về những vấn đềthuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường.

2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịchHội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng bancủa Hội đồng nhân dân phường; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân phường.

3. Quyết định dự toán thu ngân sách nhànước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách phường; điều chỉnh dự toán ngânsách phường trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách phường.Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn phường theo quyđịnh của pháp luật.

4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp vàpháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường;giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình;giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy bannhân dân cùng cấp.

5. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệmđối với người giữ chức vụ do Hội đồngnhân dân phường bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.

6. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dânphường và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân phường xin thôi làm nhiệmvụ đại biểu.

7. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bảntrái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủtịch Ủy ban nhân dân phường.

Điều 62. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường

Ủy ban nhân dân phường gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự,Ủy viên phụ trách công an.

Ủy ban nhân dân phường loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; phường loại II vàloại III có một Phó Chủ tịch.

Điều 63. Nhiệm vụ,quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường

1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân phườngquyết định các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 61 của Luật này vàtổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường.

2. Tổ chức thực hiện ngân sách địaphương.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơquan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

Điều 64. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dânphường

1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quyđịnh tại Điều 36 của Luật này.

2. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức cóthẩm quyền thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng, giao thông,phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, không gian, kiến trúc, cảnh quan đôthị trên địa bàn phường.

3. Quản lý dân cư trên địa bàn phườngtheo quy định của pháp luật.

Mục 5: NHIỆM VỤ, QUYỀNHẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở THỊ TRẤN

Điều 65. Chính quyền địa phương ở thị trấn

Chính quyền địa phương ở thị trấn là cấpchính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân thị trấn và Ủy ban nhân dân thị trấn.

Điều 66. Nhiệm vụ,quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn

1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiếnpháp và pháp luật trên địa bàn thị trấn.

2. Quyết định những vấn đề của thị trấntrong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy địnhkhác của pháp luật có liên quan.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơquan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.

4. Chịu trách nhiệm trước chính quyềnđịa phương ở huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyềnđịa phương ở thị trấn.

5. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ củaNhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế – xãhội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn thị trấn.

Điều 67. Cơ cấu tổchức của Hội đồng nhân dân thị trấn

1. Hội đồng nhân dân thị trấn gồm cácđại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở thị trấn bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồngnhân dân thị trấn được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân thị trấngồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị trấn.Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị trấn là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt độngchuyên trách.

3. Hội đồng nhân dân thị trấn thành lậpBan pháp chế, Ban kinh tế – xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân thị trấn gồm Trưởngban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hộiđồng nhân dân do Hội đồng nhân dân thị trấn quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởngban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân thị trấn hoạt động kiêmnhiệm.

Điều 68. Nhiệm vụ,quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị trấn

1. Ban hành nghị quyết về những vấn đềthuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị trấn.

2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịchHội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng bancủa Hội đồng nhân dân thị trấn; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân thị trấn.

3. Quyết định dự toán thu ngân sách nhànước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách thị trấn; điều chỉnh dự toán ngânsách thị trấn trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách thịtrấn. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp vàpháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân thị trấn;giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình;giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy bannhân dân cùng cấp.

5. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệmđối với người giữ chức vụ do Hội đồngnhân dân thị trấn bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.

6. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dânthị trấn và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn xin thôi làm nhiệmvụ đại biểu.

7. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bảntrái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủtịch Ủy ban nhân dân thị trấn.

Điều 69. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thị trấn

Ủy ban nhân dân thị trấn gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự,Ủy viên phụ trách công an.

Ủy ban nhân dân thị trấn loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; thị trấn loại IIvà loại III có một Phó Chủ tịch.

Điều 70. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thị trấn

1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân thịtrấn quyết định các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 68 của Luậtnày và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân thị trấn.

2. Tổ chức thực hiện ngân sách địaphương.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơquan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

Điều 71. Nhiệm vụ,quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dânthị trấn

1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quyđịnh tại Điều 36 của Luật này.

2. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện quy hoạch phát triển hạtầng đô thị, xây dựng, giao thông, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, khônggian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn thị trấn.

3. Quản lý dân cư trên địa bàn thị trấntheo quy định của pháp luật.

Chương IV: CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNGỞ HẢI ĐẢO

Điều 72. Chính quyềnđịa phương ở hải đảo

1. Tùy theo điều kiện địa lý, dân cư,yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, các đảo, quầnđảo có thể được tổ chức thành các đơn vị hành chính quy định tại khoản 2 và khoản3 Điều 2 của Luật này.

Việc tổ chức đơn vị hành chính – kinhtế đặc biệt tại địa bàn hải đảo thực hiện theo quy định tại Chương V của Luậtnày.

2. Tại đơn vị hành chính cấp huyện ở hảiđảo tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Trường hợp đơn vị hành chính cấphuyện chia thành các đơn vị hành chính cấp xã thì tại đơn vị hành chính cấp xãtổ chức cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

3. Cơ cấu tổ chức của các cơ quan thuộcchính quyền địa phương ở địa bàn hải đảo thực hiện như cơ cấu tổ chức của cáccơ quan thuộc chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính tương ứng quy định tạiLuật này.

Điều 73. Nhiệm vụ,quyền hạn của chính quyền địa phương ở hải đảo

1. Chính quyền địa phương cấp huyện ởhải đảo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng của chính quyền địa phương ởhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộctrung ương quy định tại Mục 2 Chương II, Mục 2 và Mục 3 Chương III của Luật này.

2. Chính quyền địa phương cấp xã ở hảiđảo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng của chính quyền địa phương ởxã, phường, thị trấn quy định tại Mục 3 ChươngII, Mục 4 và Mục 5 Chương III của Luật này.

3. Việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụthể cho chính quyền địa phương tại các đơn vị hành chính ở hải đảo trong các vănbản quy phạm pháp luật khác phải bảo đảm tăng cường quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm của các cơ quan nhà nước tại địa phương, bảo đảm linh hoạt, chủ động ứngphó khi có sự kiện, tình huống đột xuất, bất ngờ xảy ra nhằm bảo vệ vững chắcđộc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên các vùng biển, hải đảo,phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế biển, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm thuhút người dân ra sinh sống, bảo vệ và phát triển hải đảo.

Chương V: CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNGỞ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH – KINH TẾ ĐẶC BIỆT

Điều 74. Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt

Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt doQuốc hội quyết định thành lập, được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về kinh tế- xã hội, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu,mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đơnvị hành chính – kinh tế đặc biệt đó.

Điều 75. Tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt

1. Chính quyền địa phương tại đơn vị hànhchính – kinh tế đặc biệt gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Nguyên tắc tổ chức, phương thức hoạt động củaHội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơnvị hành chính – kinh tế đặc biệt thực hiện theo quy định của Luật này.

2. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân,số lượng thành viên Ủy ban nhân dân, cơcấu tổ chức của Hội đồng nhân dân, Ủy bannhân dân và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính – kinh tế đặcbiệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt đó.

Điều 76. Trình tự,thủ tục quyết định thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt

1. Chính phủ xây dựng đề án thành lậpđơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt trình Quốc hội. Đề án thành lập đơn vị hànhchính – kinh tế đặc biệt phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương theo quy định tạiĐiều 131 của Luật này.

2. Ủy ban pháp luật của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra đề án thành lập đơn vị hànhchính – kinh tế đặc biệt do Chính phủ trình.

Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội thànhlập Ủy ban lâm thời để thẩm tra đề ánthành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

3. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về đề án thành lập đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt trước khi trình Quốc hội.

4. Quốc hội xem xét, thông qua đề án thànhlập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt theo quy trình tại một hoặc nhiều kỳhọp Quốc hội.

Điều 77. Giải thể đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt

1. Chính phủ trình Quốc hội quyết địnhgiải thể đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

Trình tự, thủ tục xem xét việc giải thểđơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt thực hiện theo quy định tại Điều 76 củaLuật này.

2. Khi quyết định giải thể đơn vị hànhchính – kinh tế đặc biệt, Quốc hội quyết định thành lập các đơn vị hành chínhtrên cơ sở địa giới hành chính, dân cư của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệtđã được giải thể.

Chương VI: HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Mục 1: HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Điều 78. Kỳ họp Hội đồng nhân dân

1. Hội đồng nhân dân họp mỗi năm ít nhấthai kỳ.

Hội đồng nhân dân quyết định kế hoạchtổ chức các kỳ họp thường lệ vào kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân đối với nămbắt đầu nhiệm kỳ và vào kỳ họp cuối cùng của năm trước đó đối với các năm tiếptheo của nhiệm kỳ theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.

2. Hội đồng nhân dân họp bất thường khiThường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy bannhân dân cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dânyêu cầu.

3. Cử tri ở xã, phường, thị trấn có quyềnlàm đơn yêu cầu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn họp, bàn và quyết địnhnhững công việc của xã, phường, thị trấn. Khi trong đơn yêu cầu có chữ ký củatrên mười phần trăm tổng số cử tri của xã, phường, thị trấn theo danh sách cửtri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại cuộc bầu cử gần nhất thì Thườngtrực Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dânbất thường để bàn về nội dung mà cử tri kiến nghị. Đơn yêu cầu của cử tri đượcxem là hợp lệ khi có kèm theo đầy đủ chữ ký, họ tên, ngày, tháng, năm sinh vàđịa chỉ của từng người ký tên. Những người ký tên trongđơn yêu cầu được cử một người làm đại diện tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân bànvề nội dung mà cử tri kiến nghị.

4. Hội đồng nhân dân họp công khai. Trongtrường hợp cần thiết, theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc yêu cầu của ítnhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thì Hội đồng nhân dân quyếtđịnh họp kín.

Điều 79. Chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân

1. Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồngnhân dân, theo đề nghị của Chủ tịch Ủy bannhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, các Bancủa Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp, Thường trực Hộiđồng nhân dân dự kiến chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân.

Chương trình kỳ họp thứ nhất của Hội đồngnhân dân khóa mới do Thường trực Hội đồng nhân dân khóa trước dự kiến. Các Bancủa Hội đồng nhân dân khóa trước thẩm tra các nội dung trong dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dânkhóa mới, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân khóa trước để xem xét tại kỳhọp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới.

2. Hội đồng nhân dân quyết định chươngtrình kỳ họp. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa ánnhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân vàđại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp, Hội đồng nhân dân quyết định sửa đổi, bổsung chương trình kỳ họp đã được thông qua.

Điều 80. Triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân

1. Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dânkhóa mới được triệu tập chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu Hội đồngnhân dân; đối với địa phương có bầu cử lại, bầu cử thêm đại biểu Hội đồng nhândân hoặc lùi ngày bầu cử thì thời hạn triệu tập kỳ họp thứ nhất được tính từngày bầu cử lại, bầu cử thêm.

Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồngnhân dân do Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa trước triệu tập. Trường hợp khuyết Chủtịch Hội đồng nhân dân thì một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa trước triệutập kỳ họp; nếu khuyết cả Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồngnhân dân thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trêntrực tiếp chỉ định triệu tập viên, đối vớicấp tỉnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hộichỉ định triệu tập viên, để triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân.

2. Trong nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồngnhân dân quyết định triệu tập kỳ họp thường lệ chậm nhất là 20 ngày, kỳ họp bấtthường chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. Trường hợp khuyết Thường trực Hội đồng nhân dân thì Thường trựcHội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định triệu tập viên, đối với cấp tỉnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ địnhtriệu tập viên, để triệu tập và chủ tọa kỳ họp Hội đồng nhân dân.

3. Dự kiến chương trình kỳ họp Hội đồngnhân dân được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân cùng với quyết định triệu tậpkỳ họp.

Quyết định triệu tập kỳ họp và dự kiếnchương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân được thông báo trên các phương tiện thôngtin đại chúng tại địa phương chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họpthường lệ và chậm nhất là 03 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp bất thường.

Điều 81. Khách mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân

1. Đại diện Thường trực Hội đồng nhândân và Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp,đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp trên được bầu tại địa phươngđược mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân; đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ được mời tham dự kỳ họp Hộiđồng nhân dân cấp tỉnh.

2. Thành viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân cùng cấp không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân được mời tham dự cáckỳ họp Hội đồng nhân dân; có trách nhiệm tham dự các phiên họp toàn thể của Hộiđồng nhân dân khi thảo luận về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực màmình phụ trách. Người được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân được phát biểuý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được chủ tọa phiênhọp đồng ý hoặc có trách nhiệm phát biểuý kiến theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân hoặc chủ tọa phiên họp.

3. Đại diện cơ quan nhà nước, tổ chứcchính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,các tổ chức chính trị – xã hội được mời tham dự các phiên họp công khai của Hộiđồng nhân dân khi bàn về các vấn đề có liên quan.

4. Đại diện đơn vị vũ trang nhân dân,tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, khách quốc tế, cơ quan báo chí và công dân có thểđược tham dự các phiên họp công khai của Hội đồng nhân dân.

Điều 82. Trách nhiệm của chủ tọa phiên họp Hội đồng nhân dân

Chủ tịch Hội đồng nhân dân khai mạc vàbế mạc kỳ họp, chủ tọa phiên họp Hội đồng nhân dân, bảo đảm thực hiện chương trìnhkỳ họp và những quy định về kỳ họp Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồngnhân dân giúp Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong việc điều hành phiên họp theo sựphân công của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồngnhân dân, người tiến hành triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân quy định tại khoản1 Điều 80 của Luật này khai mạc kỳ họp và chủ tọa các phiên họp Hội đồng nhândân cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa mới.

Điều 83. Bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy bannhân dân

1. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hộiđồng nhân dân, Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân theo giớithiệu của chủ tọa kỳ họp.

Trong nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân bầuChủ tịch Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu củaThường trực Hội đồng nhân dân. Trường hợp khuyết Thường trực Hội đồng nhân dânthì Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồngnhân dân theo giới thiệu của chủ tọa kỳ họp được chỉ định theo quy định tạikhoản 2 Điều 80 của Luật này.

2. Hội đồng nhân dân bầu Phó Chủ tịchHội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân trong số đạibiểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Hội đồngnhân dân cấp tỉnh bầu Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong số đạibiểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

3. Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịchHội đồng nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhândân được bầu tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân phải là đại biểu Hộiđồng nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dânđược bầu trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.

4. Hội đồng nhân dân bầu Phó Chủ tịchỦy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân không nhất thiết là đại biểu Hộiđồng nhân dân.

5. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịchỦy ban nhân dân không giữ chức vụ quá hainhiệm kỳ liên tục ở cùng một đơn vị hành chính.

6. Kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnhphải được Ủy ban thường vụ Quốc hội phêchuẩn; kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dâncấp huyện phải được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủtịch Hội đồng nhân dân cấp xã phải được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyệnphê chuẩn.

7. Kết quả bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân,Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn;kết quả bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn; kết quả bầuChủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn.

8. Khi Hội đồng nhân dân tiến hành bầucác chức danh quy định tại Điều này, nếu có đại biểu Hội đồng nhân dân ứng cửhoặc giới thiệu thêm người ứng cử ngoài danh sách đã được cơ quan hoặc người cóthẩm quyền giới thiệu thì Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định; riêng tại kỳ họp thứnhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân thì chủ tọa kỳ họp trình Hội đồng nhân dânxem xét, quyết định.

9. Người giữ chức vụ quy định tại cáckhoản 1, 2, 3 và 4 Điều này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình ngay sau khiđược Hội đồng nhân dân bầu.

10. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kểtừ ngày bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịchỦy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân phải gửi kếtquả bầu đến cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điềunày để phê chuẩn. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quảbầu, cơ quan, người có thẩm quyền phải xem xét, phê chuẩn; trường hợp không phêchuẩn thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và yêu cầu Hội đồng nhân dântổ chức bầu lại chức danh không được phê chuẩn.

Điều 84. Từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu

1. Người được Hội đồng nhân dân bầu nếuvì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác mà không thể tiếp tục thực hiện được nhiệmvụ thì có thể xin từ chức.

Đơn xin từ chức được gửi đến cơ quan hoặcngười có thẩm quyền giới thiệu để Hộiđồng nhân dân bầu chức vụ đó. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu đểHội đồng nhân dân bầu chức vụ đó trình Hộiđồng nhân dân miễn nhiệm người có đơn xin từ chức tại kỳ họp Hội đồng nhân dângần nhất.

2. Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệmChủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởngban của Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.

3. Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệmChủ tịch Ủy ban nhân dân theo đề nghị củaChủ tịch Hội đồng nhân dân; miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

4. Kết quả miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịchHội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải được phê chuẩn theo quy địnhtại các khoản 6, 7 và 10 Điều 83 của Luật này.

Điều 85. Trình tự thông qua dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo tại kỳ họp Hội đồng nhân dân

1. Đại diện cơ quan, tổ chức trình dựthảo nghị quyết, đề án, báo cáo thuyết trình trước Hội đồng nhân dân.

2. Đại diện Ban của Hội đồng nhân dânđược giao thẩm tra dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo trình bày báo cáo thẩmtra.

3. Hội đồng nhân dân thảo luận. Trướckhi thảo luận, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thể tổ chức thảo luận ởTổ đại biểu Hội đồng nhân dân.

4. Trong quá trình thảo luận tại phiênhọp toàn thể, chủ tọa có thể nêu những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để Hộiđồng nhân dân xem xét, quyết định. Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng nhân dânyêu cầu cơ quan hữu quan báo cáo giải trình về những vấn đề mà đại biểu Hội đồngnhân dân quan tâm.

5. Hội đồng nhân dân biểu quyết thôngqua dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo bằng cách biểu quyết từng vấn đề, sau đóbiểu quyết toàn bộ hoặc biểu quyết toàn bộ một lần.

Điều 86. Ban hành nghị quyết, đề án, báo cáo, biên bản của kỳ họp Hội đồng nhân dân

1. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân doChủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc chủ tọa kỳ họp ký chứng thực.

2. Biên bản kỳ họp Hội đồng nhân dân doChủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc chủ tọa kỳ họp ký tên.

3. Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bếmạc kỳ họp, nghị quyết, đề án, báo cáo, biên bản của kỳ họp Hội đồng nhân dân phảiđược Thường trực Hội đồng nhân dân gửi lên Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; đối với cấp tỉnh thì phải được gửi lên Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ.

4. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phảiđược gửi đến các cơ quan, tổ chức hữu quan để thực hiện. Nghị quyết của Hộiđồng nhân dân được đăng công báo địa phương, đưa tin trên các phương tiện thôngtin đại chúng ở địa phương, niêm yết và lưu trữ theo quy định của pháp luật.

Điều 87. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

1. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giámsát của mình tại kỳ họp Hội đồng nhân dân và trên cơ sở hoạt động giám sát củaThường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểuHội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.

2. Hội đồng nhân dân quyết định nội dunggiám sát theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân trình trên cơ sở cáckiến nghị của Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểuHội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổquốc Việt Nam cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của cử tri địa phương.

3. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giámsát thông qua các hoạt động sau đây:

a) Xem xét báo cáo công tác của Thườngtrực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân,Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;

b) Xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thi hành Hiếnpháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyếtcủa Hội đồng nhân dân cùng cấp;

c) Xem xét văn bản của Ủy ban nhân dân cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiếnpháp, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyếtcủa Hội đồng nhân dân cùng cấp;

d) Xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịchỦy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;

đ) Thành lập Đoàn giám sát về một vấnđề nhất định khi xét thấy cần thiết và xem xét kết quả giám sát của Đoàn giámsát.

4. Căn cứ vào kết quả giám sát, Hội đồngnhân dân có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy bannhân dân cùng cấp ban hành văn bản để thihành Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của Hội đồng nhân dân;

b) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bảncủa Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trái với Hiến pháp, vănbản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồngnhân dân;

c) Ra nghị quyết về trả lời chất vấn vàtrách nhiệm của người trả lời chất vấn khi xét thấy cần thiết;

d) Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hộiđồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hộiđồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân,Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy viên Ủy ban nhân dân.

Điều 88. Lấy phiếu tín nhiệm

1. Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệmđối với những người giữ các chức vụ sau đây:

a) Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủtịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban của Hội đồng nhân dân; Chánh Văn phòng Hộiđồng nhân dân đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủyban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhândân.

2. Thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếutín nhiệm đối với người được Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội quy định.

Điều 89. Bỏ phiếu tín nhiệm

1. Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệmđối với những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân trìnhHội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm trong các trườnghợp sau đây:

a) Có kiến nghị của ít nhất một phần batổng số đại biểu Hội đồng nhân dân;

b) Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

c) Người được lấy phiếu tín nhiệm có từhai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.

3. Ngườiđược đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân bỏphiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức. Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặcngười có thẩm quyền giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu chức vụ đó có tráchnhiệm trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm người khôngđược Hội đồng nhân dân tín nhiệm.

Điều 90. Xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cửtri ở địa phương

1. Hội đồng nhân dân xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địaphương.

2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị hữuquan có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và báocáo với Hội đồng nhân dân kết quả giảiquyết.

3. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hộiđồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam cùng cấp trình Hội đồng nhân dân báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghịcủa cử tri ở địa phương trong cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Tại các kỳ họp sau kỳ họp thứ nhất, Thườngtrực Hội đồng nhân dân phối hợp với Ủy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trình Hội đồng nhân dân báo cáo tổng hợp ýkiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương; Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáokết quả giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri ở địa phương đã đượcgửi đến Hội đồng nhân dân tại kỳ họp trước.

Trong trườnghợp cần thiết, Hội đồng nhân dân thảo luận và ra nghị quyết về việc giảiquyết ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Điều 91. Biểu quyết tại phiên họp toàn thể

Tham khảo thêm: LUẬT BA ĐÌNH Tư vấn pháp luật – Dịch vụ luật sư

1. Hội đồng nhân dân quyết định các vấnđề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức biểu quyết. Đại biểu Hội đồng nhân dâncó quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết. Đại biểuHội đồng nhân dân không được biểu quyết thay cho đại biểu Hội đồng nhân dânkhác.

2. Hội đồng nhân dân quyết định áp dụngmột trong các hình thức biểu quyết sau đây:

a) Biểu quyết công khai;

b) Bỏ phiếu kín.

3. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân đượcthông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành;riêng nghị quyết về bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được thông qua khi cóít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.

Điều 92. Tài liệu lưu hành tại kỳ họp Hội đồng nhân dân

1. Chủ tịch Hội đồng nhân dân quyết địnhnhững tài liệu được lưu hành tại kỳ họp Hội đồng nhân dân.

2. Tài liệu kỳ họp Hội đồng nhân dân phảiđược gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là 05 ngày trước ngày khaimạc kỳ họp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Đại biểu Hội đồng nhân dân có tráchnhiệm thực hiện quy định về sử dụng, bảo quản tài liệu trong kỳ họp; không được tiết lộ nội dung tài liệu mật, nội dungcác phiên họp kín của Hội đồng nhân dân.

4. Nghị quyết, văn bản, các tài liệu kháccủa mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Điều 93. Trách nhiệm tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân

1. Đại biểu Hội đồng nhân dân có tráchnhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Hội đồng nhân dân, tham gia thảoluận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.

2. Đại biểu Hội đồng nhân dân không thamdự kỳ họp, phiên họp thì phải có lý do và phải báo cáo trước với Chủ tịch Hộiđồng nhân dân. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự các kỳ họpliên tục trong 01 năm mà không có lý dothì Thường trực Hội đồng nhân dân phải báo cáo Hội đồng nhân dân để bãi nhiệmđại biểu Hội đồng nhân dân đó.

Điều 94. Trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liênhệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cửbầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánhtrung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm mộtlần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân nơi mìnhlà đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.

2. Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, đạibiểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo vớicử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến vàgiải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó.

Điều 95. Trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân

1. Đại biểu Hội đồng nhân dân có tráchnhiệm tiếp công dân theo quy định của phápluật.

2. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiếnnghị của công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, kịpthời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại,tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết. Người cóthẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Hội đồng nhân dân về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghịcủa công dân trong thời hạn do pháp luật quy định.

3. Trong trường hợp xét thấy việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đúng pháp luật, đại biểu Hội đồng nhândân có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan để tìm hiểu,yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơnvị đó giải quyết.

Điều 96. Quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyềnchất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, PhóChủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Người bị chất vấn phải trả lời về nhữngvấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn.

2. Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp,đại biểu Hội đồng nhân dân gửi chất vấn đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùngcấp. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân tại kỳ họp đó.Trong trường hợp cần điều tra, xác minh thìHội đồng nhân dân có thể quyết định cho trả lời tại kỳ họp sau của Hội đồng nhândân hoặc cho trả lời bằng văn bản gửi đến đại biểu đã chất vấn và Thường trựcHội đồng nhân dân.

3. Trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân, chất vấn của đại biểuHội đồng nhân dân được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp để chuyểnđến người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn.

Điều 97. Quyền kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyềnkiến nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hộiđồng nhân dân bầu, tổ chức phiên họp bất thường, phiên họp gửi của Hội đồngnhân dân và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu thấy cần thiết.

2. Kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhândân được gửi bằng văn bản đến Thường trực Hội đồng nhân dân, trong đó nêu rõ lý do, nội dung kiến nghị.

Thường trực Hội đồng nhân dân có tráchnhiệm tổng hợp, xử lý các kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân theo thẩmquyền và báo cáo Hội đồng nhân dân trong các trường hợp quy định tại khoản 3Điều này hoặc trong trường hợp khác mà Thường trực Hội đồng nhân dân xét thấy cầnthiết.

3. Trường hợp có từ một phần ba tổng sốđại biểu Hội đồng nhân dân trở lên kiến nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệmđối với một người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu, kiến nghị Hội đồng nhândân họp bất thường hoặc họp kín thì Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo đểHội đồng nhân dân xem xét, quyết định.

4. Số lượng kiến nghị cần thiết quy địnhtại khoản 3 Điều này là tổng số kiến nghị mà Thường trực Hội đồng nhân dân tiếpnhận được trong khoảng thời gian từ ngày khai mạc kỳ họp này đến trước ngàykhai mạc kỳ họp tiếp theo hoặc đến trước ngày tiến hành phiên họp Hội đồng nhândân về nội dung có liên quan trong trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân kiếnnghị Hội đồng nhân dân tổ chức phiên họp kín.

5. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyềnkiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng biện pháp cần thiết để thựchiện Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền con người,quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Điều 98. Quyền của đại biểu Hội đồng nhân dân khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật

1. Khi phát hiện có hành vi vi phạm phápluật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữuquan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạmpháp luật.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhậnđược yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại khoản 1 Điều này, cơquan, tổ chức phải giải quyết và thông báo bằng văn bản cho đại biểu Hội đồngnhân dân biết. Quá thời hạn này mà cơ quan, tổ chức không trả lời thì đại biểuHội đồng nhân dân có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên xemxét, giải quyết.

Điều 99. Quyền của đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc yêu cầu cung cấp thông tin

1. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn củađại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhâncung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổchức, cá nhân đó.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặccá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân yêucầu theo quy định của pháp luật.

Điều 100. Quyền miễn trừ của đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Không được bắt, giam, giữ, khởi tốđại biểu Hội đồng nhân dân, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Hội đồngnhân dân nếu không có sự đồng ý của Hội đồng nhân dân hoặc trong thời gian Hội đồng nhân dân không họp, khôngcó sự đồng ý của Thường trực Hội đồng nhân dân.

2. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dânbị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Hộiđồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.

Điều 101. Thôi làm nhiệm vụ đại biểu, tạm đình chỉ và mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Trong nhiệm kỳ, nếu đại biểu Hội đồngnhân dân không còn công tác và không cư trú tại đơn vị hành chính mà mình đanglà đại biểu thì phải xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu. Đại biểu Hội đồng nhân dâncó thể đề nghị thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác.

Việc chấp nhận đại biểu Hội đồng nhândân thôi làm nhiệm vụ đại biểu do Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.

2. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dânbị khởi tố bị can thì Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định tạm đình chỉ việcthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân đó.

Đại biểu Hội đồng nhân dân được trở lạithực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu và khôi phục các lợi ích hợp pháp khi cơquan có thẩm quyền đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với đại biểu đó hoặckể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên đại biểuđó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.

3. Đại biểu Hội đồng nhân dân bị kết tộibằng bản án, quyết định của Tòa án thì đương nhiên mất quyền đại biểu Hội đồngnhân dân kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

4. Đại biểu Hội đồng nhân dân đã thôilàm nhiệm vụ đại biểu hoặc bị mất quyền đại biểu thì đương nhiên thôi đảm nhiệmcác chức vụ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân.

Điều 102. Việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Đại biểu Hội đồng nhân dân không đápứng đủ các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, không còn xứng đáng vớisự tín nhiệm của Nhân dân thì bị Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân bãi nhiệmđại biểu Hội đồng nhân dân hoặc theo đề nghị của Ủyban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp đưa ra để cử tri bãi nhiệm đạibiểu Hội đồng nhân dân.

3. Trong trường hợp Hội đồng nhân dânbãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phầnba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.

4. Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm đạibiểu Hội đồng nhân dân thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo trình tự do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

Điều 103. Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt độngchuyên trách được bố trí nơi làm việc, được trả lương, phụ cấp và hưởng các chếđộ để hỗ trợ cho hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân.

2. Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt độngkhông chuyên trách phải dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc trong nămđể thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân. Thời gian làmviệc trong năm mà đại biểu Hội đồng nhândân hoạt động không chuyên trách dành cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu đượctính vào thời gian làm việc của đại biểu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mà đại biểu làm việc và được bảo đảm trảlương, phụ cấp, các chế độ khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó đài thọ. Người đứngđầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểulàm việc có trách nhiệm sắp xếp công việc, tạo điềukiện cần thiết cho đại biểu Hội đồng nhân dân làm nhiệm vụ.

3. Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động củađại biểu Hội đồng nhân dân.

4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tạo điềukiện để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, nguyệnvọng và kiến nghị của Nhân dân với Hội đồng nhân dân.

5. Đại biểu Hội đồng nhân dân được cấphoạt động phí hằng tháng và được hỗ trợ các điều kiện cần thiết khác cho hoạtđộng đại biểu.

6. Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về chếđộ, chính sách và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của đại biểu Hội đồngnhân dân.

Điều 104. Nhiệmvụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân

1. Triệu tập các kỳ họp của Hội đồng nhân dân; phối hợp với Ủy ban nhân dân trongviệc chuẩn bị kỳ họp của Hội đồng nhân dân.

2. Đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước khác ở địaphương thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

3. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp vàpháp luật tại địa phương.

4. Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt độngcủa các Ban của Hội đồng nhân dân; xem xét kết quả giám sát của các Ban của Hộiđồng nhân dân khi xét thấy cần thiết và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họpgần nhất; giữ mối liên hệ với đại biểu Hội đồng nhân dân; tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dânđể báo cáo Hội đồng nhân dân; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trìnhcác vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dântại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân.

5. Tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dântiếp công dân theo quy định của pháp luật; đôn đốc, kiểm tra và xem xét tìnhhình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến,nguyện vọng của Nhân dân để báo cáo tại kỳ họp Hội đồng nhân dân.

6. Phê chuẩn danh sách Ủy viên củacác Ban của Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân và việc chothôi làm Ủy viên của Ban của Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Trưởng ban của Hộiđồng nhân dân.

7. Trình Hội đồng nhân dân lấy phiếu tínnhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầutheo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.

8. Quyết định việc đưa ra Hội đồng nhândân hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân.

9. Báo cáo về hoạt động của Hội đồng nhândân cùng cấp lên Hội đồng nhân dân và Ủy bannhân dân cấp trên trực tiếp; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh báo cáo vềhoạt động của Hội đồng nhân dân cấp mình lên Ủyban thường vụ Quốc hội và Chính phủ.

10. Giữ mối liên hệ và phối hợp công tácvới Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổquốc Việt Nam cùng cấp; mỗi năm hai lần thông báo cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp về hoạt động của Hộiđồng nhân dân.

Điều 105. Nhiệmvụ, quyền hạn của các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân

1. Chủ tịch Hội đồng nhân dân lãnh đạohoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, thay mặt Thường trực Hộiđồng nhân dân giữ mối liên hệ với Ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, Ban thườngtrực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp, các tổ chức xã hội khác và côngdân.

2. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân giúpChủ tịch Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công củaChủ tịch Hội đồng nhân dân.

3. Các thành viên Thường trực Hội đồngnhân dân chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn củaThường trực Hội đồng nhân dân; chịu trách nhiệm cá nhân trước Thường trực Hộiđồng nhân dân về nhiệm vụ, quyền hạn được Thường trực Hội đồng nhân dân phâncông; tham gia các phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân, thảo luận và quyếtđịnh những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân.

Điều 106. Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân

1. Phiên họp Thường trực Hội đồng nhândân là hình thức hoạt động chủ yếu của Thường trực Hội đồng nhân dân. Tại phiênhọp, Thường trực Hội đồng nhân dân thảo luận và quyết định những vấn đề thuộcnhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân họp thườngkỳ mỗi tháng một lần. Khi xét thấy cần thiết, Thường trực Hội đồng nhân dân cóthể họp đột xuất theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phiên họp Thườngtrực Hội đồng nhân dân phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Thườngtrực Hội đồng nhân dân tham dự.

3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân quyết địnhthời gian, chương trình, chỉ đạo việc chuẩn bị và chủ tọa phiên họp Thường trựcHội đồng nhân dân; nếu Chủ tịch Hội đồng nhân dân vắng mặt thì một Phó Chủ tịchHội đồng nhân dân được Chủ tịch Hội đồng nhân dân ủy quyền chủ tọa phiên họp.

4. Thành viên Thường trực Hội đồng nhândân có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp, nếu vì lý do đặc biệt khôngthể tham gia thì phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.

5. Đại diện Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp được mời tham dự phiên họp Thường trực Hội đồng nhândân. Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội được mờitham dự phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

6. Đại diện Tòa án nhân dân, Viện kiểmsát nhân dân, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, đại diện các tổ chức chính trị – xã hội cùngcấp, các cơ quan, tổ chức hữu quan có thể được mời tham dự phiên họp Thườngtrực Hội đồng nhân dân khi bàn về vấn đề có liên quan.

7. Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Ban của Hội đồng nhândân, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủyban nhân dân và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm chuẩn bị cácdự án, đề án, báo cáo thuộc nội dung chương trình phiên họp theo sự phân côngcủa Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp hoặc theo nhiệm vụ, quyền hạn đượcpháp luật quy định.

Điều 107. Tiếp công dân của Thường trực Hội đồng nhân dân

1. Thường trực Hội đồng nhân dân có tráchnhiệm tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình tiếp công dân; xây dựngcác quy định, thủ tục về tiếp công dân bảo đảm đúng pháp luật và phù hợp vớitình hình của địa phương; sắp xếp lịch tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhândân; bố trí công chức có đủ trình độ, năng lực và am hiểu về pháp luật để làmnhiệm vụ tiếp công dân; tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân tạinơi tiếp công dân ở địa phương mà đại biểu ứng cử.

2. Chủ tịch Hội đồng nhân dân phải cólịch tiếp công dân. Tùy theo yêu cầu của côngviệc, Chủ tịch Hội đồng nhân dân bố trí số lần tiếp công dân trong tháng. Chủtịch Hội đồng nhân dân có thể ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặcỦy viên của Thường trực Hội đồng nhân dân tiếp công dân, nhưng ít nhất mỗi quýChủ tịch Hội đồng nhân dân phải bố trí thời gian 01 ngày để trực tiếp tiếp công dân.

Điều 108. Các lĩnh vực phụ trách của các Ban của Hội đồng nhân dân

1. Ban pháp chế của Hội đồng nhân dâncấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực thi hành Hiến phápvà pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyềnđịa phương và quản lý địa giới hành chính ở địa phương.

2. Ban vănhóa – xã hội của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trong các lĩnh vựcgiáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể dục, thể thao và chính sách tôngiáo ở địa phương.

3. Ban kinh tế – ngân sách của Hội đồngnhân dân tỉnh chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đô thị,giao thông, xây dựng, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường trên địabàn tỉnh.

4. Ban kinh tế – ngân sách của Hội đồngnhân dân thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trong các lĩnh vựckinh tế, ngân sách, khoa học, công nghệ, tài nguyên trên địa bàn thành phố trựcthuộc trung ương.

5. Ban đô thị của Hội đồng nhân dân thànhphố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trongcác lĩnh vực quy hoạch đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, giaothông, xây dựng, môi trường, tổ chức cung cấp dịch vụ công trên địa bàn thànhphố trực thuộc trung ương.

6. Ban kinh tế – xã hội của Hội đồng nhândân cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm trongcác lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đô thị, giao thông, xây dựng, giáo dục, y tế, vănhóa, xã hội, thông tin, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môitrường, chính sách tôn giáo ở địa phương.

7. Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân cấptỉnh, cấp huyện chịu trách nhiệm trong lĩnh vực dân tộc ở địa phương.

8. Trường hợp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh,cấp huyện không thành lập Ban dân tộc thì Ban văn hóa – xã hội của Hội đồngnhân dân cấp tỉnh, Ban kinh tế – xã hội của Hội đồng nhân dân cấp huyện chịutrách nhiệm trong lĩnh vực dân tộc ở địa phương.

Điều 109. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban của Hội đồng nhân dân

1. Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp củaHội đồng nhân dân liên quan đến lĩnh vực phụ trách.

2. Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo,đề án liên quan đến lĩnh vực phụ trách do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trựcHội đồng nhân dân phân công.

3. Giúp Hội đồng nhân dân giám sáthoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát hoạtđộng của Ủy ban nhân dân và các cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấptrong các lĩnh vực phụ trách; giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm viphụ trách.

4. Tổ chức khảo sát tình hình thực hiệncác quy định của pháp luật về lĩnh vực phụ trách do Hội đồng nhân dân hoặc Thườngtrực Hội đồng nhân dân phân công.

5. Báo cáo kết quả hoạt động giám sátvới Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân.

6. Ban của Hội đồng nhân dân chịu tráchnhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân; trong thời gian Hội đồng nhân dân không họp thì báo cáo công táctrước Thường trực Hội đồng nhân dân.

Điều 110. Quan hệ phối hợp công tác của các Ban của Hội đồng nhân dân

1. Các Ban của Hội đồng nhân dân phối hợp công tác và trao đổi kinh nghiệm hoạt độngvề những vấn đề có liên quan.

2. Các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnhcó trách nhiệm phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Ủyban của Quốc hội, các Ban của Ủy banthường vụ Quốc hội khi các cơ quan này về công tác ở địa phương.

3. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban thường vụ Quốc hội trao đổi kinh nghiệm vềlĩnh vực hoạt động của mình với các Ban tương ứng của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

4. Ban của Hội đồng nhân dân cử thànhviên tham gia hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp theo yêu cầucủa Thường trực Hội đồng nhân dân.

5. Ủy ban nhân dân, cơ quan chuyên môn thuộc Ủyban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan,tổ chức hữu quan ở địa phương có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu về nhữngvấn đề mà Ban của Hội đồng nhân dân yêu cầu.

Điều 111. Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án của Ban của Hội đồng nhân dân

1. Để chuẩn bị cho việc thẩm tra, Bancủa Hội đồng nhân dân cử thành viên tham gia nghiên cứu dự thảo nghị quyết, báocáo, đề án; yêu cầu cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan cung cấp tài liệuvà trình bày về vấn đề mà Ban thẩm tra; tổ chức họp lấy ý kiến của những người amhiểu về vấn đề đó; khảo sát tình hình thực tế tại địa phương về những nội dungliên quan đến dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án.

2. Việc thẩm tra dự thảo nghị quyết, báocáo, đề án được thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Đại diện cơ quan, tổ chức trình dựthảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình bày;

b) Đại diện cơ quan, tổ chức hữu quanphát biểu ý kiến;

c) Các thành viên của Ban thảo luận;

d) Đại diện cơ quan, tổ chức trình dựthảo nghị quyết, báo cáo, đề án phát biểu ý kiến nếu thấy cần thiết;

đ) Chủ tọa cuộc họp kết luận.

3. Báo cáo thẩm tra cần đánh giá về sựphù hợp của dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án với đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình, điềukiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; nêu rõ quan điểmvà đề xuất phương án xử lý đối với những nội dung còn có ý kiến khác nhau.

Điều 112. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện

1. Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân giámsát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên vànghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp trên địa bàn hoặc về các vấn đề do Hộiđồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công.

2. Tổ đại biểu Hội đồng nhân có tráchnhiệm nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị đóng góp ý kiến cho kỳ họp Hội đồng nhân dâncùng cấp; tổ chức cho đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri, thu thập ýkiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp Hội đồng nhân dân và để đại biểu Hội đồngnhân dân báo cáo với cử tri về kết quả kỳ họp sau kỳ họp Hội đồng nhân dân.

Mục 2: HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN

Điều 113. Phiên họp Ủy ban nhân dân

1. Ủy ban nhân dân họp thường kỳ mỗi tháng một lần.

2. Ủy ban nhân dân họp bất thường trong các trường hợp sau đây:

a) Do Chủ tịch Ủyban nhân dân quyết định;

b) Theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp, đối vớiphiên họp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thìtheo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ;

c) Theo yêu cầu của ít nhất một phần batổng số thành viên Ủy ban nhân dân.

Điều 114. Triệu tập phiên họp Ủy ban nhân dân

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định cụ thể ngày họp, chương trình, nội dungphiên họp.

2. Thành viên Ủy ban nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân, nếu vắng mặt phải báo cáo và đượcChủ tịch Ủy ban nhân dân đồng ý.

3. Phiên họp Ủy ban nhân dân chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổngsố thành viên Ủy ban nhân dân tham dự.

4. Chương trình, thời gian họp và cáctài liệu trình tại phiên họp phải được gửi đến các thành viên Ủy ban nhân dân chậm nhất là 03 ngày làm việctrước ngày bắt đầu phiên họp thường kỳ và chậm nhất là 01 ngày trước ngày bắtđầu phiên họp bất thường.

Điều 115. Trách nhiệm chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ tọa phiên họp Ủyban nhân dân, bảo đảm thực hiện chương trình phiên họp và những quy địnhvề phiên họp. Khi Chủ tịch Ủy ban nhân dânvắng mặt, một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dânđược Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân côngchủ tọa phiên họp.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Phó Chủ tịch Ủyban nhân dân theo phân công của Chủ tịch Ủyban nhân dân chủ trì việc thảo luận từng nội dung trình tại phiên họp Ủy ban nhân dân.

Điều 116. Khách mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân

1. Đại diện Thường trực Hội đồng nhândân được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhândân cùng cấp; Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hộiđược mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dâncấp tỉnh; Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được mời tham dự phiênhọp Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu tổ chức chính trị- xã hội ở địa phương, đại diện các Ban của Hội đồng nhân dân được mời tham dựphiên họp Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bànvề các vấn đề có liên quan; Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn về các vấn đề có liên quan.

3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, người đứngđầu cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới và các đại biểu khác được mời tham dựphiên họp Ủy ban nhân dân khi bàn về cácvấn đề có liên quan.

Điều 117. Biểu quyết tại phiên họp Ủy ban nhân dân

1. Ủy ban nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng hình thức biểu quyết.Thành viên Ủy ban nhân dân có quyền biểuquyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.

2. Ủy ban nhân dân quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau đây:

a) Biểu quyết công khai;

b) Bỏ phiếu kín.

3. Quyết định của Ủy ban nhân dân phải được quá nửa tổng số thànhviên Ủy ban nhân dân biểu quyết tán thành.Trường hợp số tán thành và số không tánthành ngang nhau thì quyết định theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

Điều 118. Biểu quyết bằng hình thức gửi phiếu ghi ý kiến

1. Đối với một số vấn đề do yêu cầu cấpbách hoặc không nhất thiết phải tổ chức thảo luận, biểu quyết tại phiên họp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định việc biểu quyết củathành viên Ủy ban nhân dân bằng hình thứcgửi phiếu ghi ý kiến. Việc biểu quyết bằng hình thức phiếu ghi ý kiến thực hiệntheo quy định tại khoản 3 Điều 117 của Luật này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải thông báo kết quả biểu quyết bằng hình thức gửiphiếu ghi ý kiến tại phiên họp Ủy ban nhân dân gần nhất.

Điều 119. Biên bản phiên họp Ủy ban nhân dân

Các phiên họp Ủy ban nhân dân phải được lập thành biên bản. Biên bản phải ghi đầyđủ nội dung các ý kiến phát biểu và diễn biến của phiên họp, ý kiến kết luậncủa chủ tọa phiên họp hoặc kết quả biểu quyết.

Điều 120. Thông tin về kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân

1. Kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân phải được thông báo kịp thời đếncác cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân sau đây:

a) Các thành viên Ủy ban nhân dân, Thường trực cấp ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban Thường trựcỦy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngườiđứng đầu các tổ chức chính trị – xã hội cùng cấp;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên và cấp dưới trực tiếp; Thủ tướng Chính phủđối với phiên họp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị cóliên quan.

2. Đối với kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân liên quan đến kế hoạch phát triểnkinh tế – xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đền bù, giải phóng mặt bằngvà các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương thìngay sau mỗi phiên họp, Ủy ban nhân dâncó trách nhiệm thông tin cho các cơ quan báo chí.

Điều 121. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Chịu trách nhiệm cá nhân về việc thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của Luật này; cùng các thànhviên khác của Ủy ban nhân dân chịu tráchnhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhândân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên,trước Nhân dân địa phương và trước pháp luật.

2. Trực tiếp chỉ đạo giải quyết hoặc giaoPhó Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ trì,phối hợp giải quyết những vấn đề liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực ở địa phương.Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhândân có thể thành lập các tổ chức tư vấn để tham mưu, giúp Chủ tịch giải quyếtcông việc.

3. Ủy nhiệm một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt Chủ tịch điều hành côngviệc của Ủy ban nhân dân khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân vắng mặt.

4. Thay mặt Ủy ban nhân dân ký quyết định của Ủyban nhân dân; ban hành quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thihành các văn bản đó ở địa phương.

Điều 122. Phạm vi,trách nhiệm giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủyban nhân dân

1. Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phâncông của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và chịutrách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dânvề việc thực hiện nhiệm vụ được giao; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạtđộng của Ủy ban nhân dân.

2. Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu quyết những vấnđề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy bannhân dân.

3. Ký quyết định, chỉ thị của Chủ tịchỦy ban nhân dân khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân ủy nhiệm.

Điều 123. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Ủy viên Ủy ban nhân dân

1. Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công phụ trách lĩnh vực cụthể và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhândân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thựchiện nhiệm vụ được giao; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân; báo cáo công tác trước Hộiđồng nhân dân khi được yêu cầu.

Ủy viên Ủyban nhân dân là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo côngtác trước cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực.

2. Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu quyết những vấnđề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy bannhân dân.

Điều 124. Điều động, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định điềuđộng Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết địnhđiều động Chủ tịch Ủy ban nhân dân, PhóChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trựctiếp.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định cáchchức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết địnhcách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, PhóChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trựctiếp khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân, PhóChủ tịch Ủy ban nhân dân có hành vi viphạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.

3. Người được điều động hoặc bị cách chứcchấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch Ủy bannhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân kểtừ khi quyết định điều động, cách chức có hiệu lực.

4. Người đã quyết định điều động, cáchchức Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao quyềnChủ tịch Ủy ban nhân dân; thông báo choHội đồng nhân dân về việc điều động, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủyban nhân dân, giao quyền Chủ tịch Ủy bannhân dân để Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Ủyban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhândân mới tại kỳ họp gần nhất.

Điều 125. Tổ chức hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân

Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức ít nhất một lần hộinghị trao đổi, đối thoại với Nhân dân ở địa phương về tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân và những vấn đề liên quan đến quyềnvà nghĩa vụ của công dân ở địa phương; trường hợpquy mô đơn vị hành chính cấp xã quá lớn, có thể tổ chức trao đổi, đốithoại với Nhân dân theo từng cụm thôn, tổ dân phố. Ủy ban nhân dân phải thông báo trên các phương tiện thông tin đạichúng và thông báo đến Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố về thời gian, địa điểm, nội dung của hội nghị traođổi, đối thoại với Nhân dân chậm nhất là 07 ngày trước ngày tổ chức hội nghị.

Mục 3: TRỤ SỞ, KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG, BỘ MÁY GIÚP VIỆC CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Điều 126. Trụ sở, kinh phí hoạt động của chính quyền địa phương

1. Trụ sở làm việc của chính quyền địaphương được bố trí cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, được trang bị cácphương tiện để đáp ứng yêu cầu phối hợp công tác giữa các cơ quan của chính quyềnđịa phương và phục vụ Nhân dân.

2. Kinh phí hoạt động của chính quyềnđịa phương do ngân sách nhà nước bảo đảm. Việc quản lý, sử dụng kinh phí hoạt độngcủa chính quyền địa phương phải bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và phải được kiểmtoán theo quy định của pháp luật.

Điều 127. Bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương

1. Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnhlà cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thườngtrực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dâncấp tỉnh.

2. Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạtđộng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan tham mưu, giúpviệc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân cấp huyện.

4. Chính phủ quy định cụ thể về nhiệmvụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Vănphòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Văn phòngHội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyệnvà việc tổ chức công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồngnhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã.

Chương VII: THÀNH LẬP, GIẢI THỂ,NHẬP, CHIA, ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

Mục 1: NGUYÊN TẮC,TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH LẬP, GIẢI THỂ, NHẬP, CHIA, ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI ĐƠN VỊHÀNH CHÍNH

Điều 128. Nguyên tắc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính

1. Đơn vị hành chính được tổ chức ổn địnhtrên cơ sở các đơn vị hành chính hiện có. Khuyến khích việc nhập các đơn vịhành chính, cùng cấp.

2. Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnhđịa giới đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp cần thiết và phảibảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Phù hợp với quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế – xã hội, quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính, các định hướngquy hoạch, chương trình phát triển đô thị và quy hoạch ngành, lĩnh vực có liênquan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia,hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; pháthuy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đấtnước và của từng địa phương;

c) Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh,trật tự, an toàn xã hội;

d) Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp vớicác yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện choNhân dân;

đ) Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnhđịa giới đơn vị hành chính phải căn cứ vào tiêu chuẩn của các đơn vị hành chínhquy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 2 của Luật này phù hợp với đặc điểm nôngthôn, đô thị, hải đảo.

3. Việc giải thể đơn vị hành chính chỉthực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Do yêu cầu phát triển kinh tế – xãhội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia;

b) Do thay đổi các yếu tố địa lý, địahình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.

4. Chính phủ trình Ủy ban thường vụ, Quốc hội quy định cụ thể tiêuchuẩn của các đơn vị hành chính quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.

Điều 129. Thẩm quyềnquyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hànhchính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính) giải quyết tranh chấp liên quan đếnđịa giới đơn vị hành chính

1. Quốc hội quyết định thành lập, giảithể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh; đặt tên, đổitên đơn vị hành chính cấp tỉnh; giải quyếttranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.

2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnhđịa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấpxã; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấphuyện, cấp xã; giải quyết tranh chấp liênquan đến địa giới đơn vị hành chính cấp huyện,cấp xã.

3. Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc thànhlập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đặt tên, đổi tênđơn vị hành chính; giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chínhquy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 130. Xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính

1. Bộ Nội vụ tham mưu, giúp Chính phủxây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hànhchính cấp tỉnh trình Quốc hội.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điềuchỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trực thuộc báo cáo Chính phủ.

3. Kinh phí xây dựng đề án thành lập,giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vịhành chính do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quyđịnh của Chính phủ.

Điều 131. Lấy ý kiến Nhân dân địa phương về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địagiới đơn vị hành chính

1. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia,điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến của Nhân dân là cửtri ở đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnhhưởng trực tiếp của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giớiđơn vị hành chính. Việc lấy ý kiến cử tri được thực hiện theo hình thức phátphiếu lấy ý kiến cử tri.

2. Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chứclấy ý kiến cử tri đối với việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giớiđơn vị hành chính và thực hiện các công việc sau đây:

a) Quyết định thời gian lấy ý kiến, mẫuphiếu lấy ý kiến và các tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lấy ý kiến cửtri; chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung lấy ý kiến;

c) Bảo đảm kinh phí và các điều kiện cầnthiết cho việc tổ chức lấy ý kiến cử tri;

d) Công khai kết quả lấy ý kiến cử tritrên trang thông tin điện tử của Chính phủ.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan có trách nhiệm thực hiện các công việcsau đây:

a) Tổ chức việc lấy ý kiến cử tri trênđịa bàn tỉnh;

b) Phân bổ kinh phí và bảo đảm cácđiều kiện cần thiết cho việc tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn;

c) Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện lấyý kiến cử tri;

d) Tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấyý kiến cử tri trên địa bàn tỉnh.

4. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

a) Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện lấyý kiến cử tri;

b) Thực hiện công tác thông tin, tuyêntruyền về nội dung lấy ý kiến trên địa bàn;

c) Tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri địa phương.

5. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

a) Lập danh sách cử tri trên địa bàn tạithời điểm tổ chức lấy ý kiến;

b) Quyết định việc phát phiếu lấy ý kiếncử tri tại xã, phường, thị trấn phù hợp vớiđặc điểm khu dân cư trên địa bàn;

c) Tổ chức lấy ý kiến cử tri theo từngthôn, tổ dân phố;

d) Tổng hợp biên bản họp, phiếu lấy ýkiến của cử tri; lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri địa phương.

6. Báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri phảithể hiện tổng số cử tri trên địa bàn, số cử tri tham gia lấy ý kiến, số cử triđồng ý, số cử tri không đồng ý, các ý kiến khác. Báo cáo kết quả lấy ý kiến cửtri trên địa bàn cấp huyện, cấp xã được gửi đến Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp trên; báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn cấp tỉnh được gửi đến Chính phủ và Hội đồng nhân dâncấp tỉnh.

Điều 132. Hội đồng nhân dân thông qua đề nghị thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính

1. Sau khi lấy ý kiến cử tri về việc thànhlập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, nếu có trên năm mươi phần trăm tổng số cử tri trên địabàn tán thành thì cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửiHội đồng nhân dân ở các đơn vị hành chính, có liên quan để lấy ý kiến.

2. Trên cơ sở ý kiến của cử tri địa phương,dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do cơ quan chịu trách nhiệm gửiđến, Hội đồng nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh có liên quan thảo luận, biểuquyết về việc tán thành hoặc không tán thành chủ trương thành lập, giải thể,nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hànhchính theo trình tự từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh.

3. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấpxã về việc tán thành hoặc không tán thành chủ trương thành lập, giải thể, nhập,chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được gửi đến Hội đồng nhân dân cấphuyện; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện được gửi đến Hội đồng nhândân cấp tỉnh; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được gửi đến Bộ Nội vụđể tổng hợp chung, báo cáo Chính phủ và cấp có thẩm quyền quyết định.

Điều 133. Thẩm tra đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính

1. Ủy ban pháp luật của Quốc hội thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập,giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh để báo cáoQuốc hội; thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập, giải thể, nhập, chia,điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.

2. Hồ sơ thẩm tra gồm có:

a) Tờ trình về thành lập, giải thể, nhập,chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;

b) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia,điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;

c) Báo cáo đánh giá tác động của việcthành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;

d) Báo cáo tổng hợp ý kiến của cử tri,của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;

đ) Dự thảo nghị quyết thành lập, giảithể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.

Mục 2: TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH VÀ CÁCTRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT KHÁC

Điều 134. Tổ chức chính quyền địa phương khi nhập các đơn vị hành chính cùng cấp

1. Trường hợp nhiều đơn vị hành chínhnhập thành một đơn vị hành chính mới cùng cấp thì đại biểu Hội đồng nhân dân củacác đơn vị hành chính cũ được hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chínhmới và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.

2. Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dânở đơn vị hành chính mới quy định tại khoản 1 Điều này do một triệu tập viên đượcThường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định trong số đại biểu Hộiđồng nhân dân của đơn vị hành chính mới, đối với cấp tỉnh thì do Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ định, để triệu tậpvà chủ tọa cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân củađơn vị hành chính mới.

3. Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chínhmới quy định tại khoản 1 Điều này bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định, tại Điều 83 củaLuật này và hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới được bầu ra.

Điều 135. Tổ chức chính quyền địa phương khi chia một đơn vị hành chính thành nhiều đơn vị hành chính cùng cấp

1. Trường hợp một đơn vị hành chính đượcchia thành nhiều đơn vị hành chính mới cùng cấp thì các đại biểu Hội đồng nhândân đã được bầu hoặc công tác ở địa phận thuộc đơn vị hành chính mới nào thìhợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính đó và tiếp tục hoạt động chođến khi hết nhiệm kỳ.

2. Trường hợp Hội đồng nhân dân ở đơnvị hành chính mới có số đại biểu lớn hơn hoặc bằng hai phần ba tổng số đại biểuđược bầu theo quy định của Luật này thì Hội đồng nhân dân mới bầu các chức danhcủa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theoquy định tại Điều 83 của Luật này và hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dânkhóa mới được bầu ra.

3. Trường hợp số lượng đại biểu Hội đồngnhân dân ở các đơn vị hành chính mới không đủ hai phần ba tổng số đại biểu đượcbầu theo quy định của Luật này và thời giancòn lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 18 tháng thì tiến hành bầu cử bổ sung đại biểu Hộiđồng nhân dân theo quy định của pháp luật về bầu cử. Hội đồng nhân dân sau khiđã được bầu bổ sung đại biểu tiến hành bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân,Ủy ban nhân dân theo quy định tại Điều 83của Luật này và hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới được bầu ra.

4. Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dânở các đơn vị hành chính mới quy định tại khoản2 và khoản 3 Điều này do một triệu tập viên được Thường trực Hội đồng nhân dâncấp trên trực tiếp chỉ định trong số đạibiểu Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới, đối với cấp tỉnh thì do Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ định, để triệutập và chủ tọa cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dâncủa đơn vị hành chính mới.

5. Trường hợp số lượng đại biểu Hội đồngnhân dân ở các đơn vị hành chính mới không đủ hai phần ba tổng số đại biểu Hộiđồng nhân dân được bầu theo quy định của Luật này và thời gian còn lại của nhiệmkỳ ít hơn hoặc bằng 18 tháng thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trựctiếp chỉ định Quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân, đối với đơn vị hành chính cấptỉnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉđịnh Quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân, theo đề nghị của Thường trực Hội đồngnhân dân ở đơn vị hành chính trước khi được chia để thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn quy định tại khoản 3 Điều 138 của Luật này.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủyban nhân dân lâm thời, đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Thủ tướng Chínhphủ chỉ định Quyền Chủ tịch Ủy ban nhândân, Ủy ban nhân dân lâm thời để thựchiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy bannhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy địnhcủa Luật này cho đến khi Ủy ban nhân dânkhóa mới được bầu ra.

Điều 136. Tổ chức chính quyền địa phương khi thành lập mới một đơn vị hành chính trên cơ sở điềuchỉnh một phần địa giới của các đơn vị hành chính khác

1. Trường hợp thành lập mới một đơn vịhành chính trên cơ sở điều chỉnh một phần địa phận và dân cư của một số đơn vịhành chính cùng cấp khác thì đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phận đó được hợpthành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động ở đơnvị mới cho đến khi hết nhiệm kỳ.

2. Việc tổ chức và hoạt động của chínhquyền địa phương tại đơn vị hành chính mới được thành lập thực hiện theo quy định tại Điều 135 của Luật này.

3. Hội đồng nhân dân tại đơn vị hành chínhđược điều chỉnh một phần địa giới để thành lập đơn vị hành chính mới tiếp tụchoạt động; việc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện theo quyđịnh của pháp luật về bầu cử.

Điều 137. Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân khi điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính hoặc di chuyển tập thể dân cư

1. Trường hợp một phần địa phận và dâncư của đơn vị hành chính này được điều chỉnh về một đơn vị hành chính khác thìđại biểu Hội đồng nhân dân thuộc địa phận đó sẽ là đại biểu Hội đồng nhân dâncấp tương đương và tiếp tục hoạt động ở đơn vị hành chính mới cho đến khi hếtnhiệm kỳ.

2. Trường hợp một tập thể dân cư đượcdi chuyển đến nơi khác thì đại biểu Hội đồng nhân dân nào chuyển theo tập thể đósẽ là đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tương đương và tiếp tục hoạt động ở đơn vịhành chính mới cho đến khi hết nhiệm kỳ.

Điều 138. Hoạt động của Hội đồng nhân dân khi không còn đủ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Trường hợp Hội đồng nhân dân khôngcòn đủ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu theo quy định củaLuật này và thời gian còn lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 18 tháng thì việc bầu cửbổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về bầucử.

2. Trường hợp Hội đồng nhân dân khôngcòn đủ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu theo quy định củaLuật này và thời gian còn lại của nhiệm kỳ ít hơn hoặc bằng 18 tháng thì Hộiđồng nhân dân chỉ thảo luận và quyết định về kế hoạch phát triển kinh tế – xãhội và ngân sách địa phương. Chủ tịch Hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ,quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều này.Trường hợp khuyết Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì Thường trực Hội đồng nhân dâncấp trên trực tiếp chỉ định Quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân; đối với đơn vịhành chính cấp tỉnh thì Ủy ban thường vụQuốc hội chỉ định Quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

Ủy ban nhân dân cùng cấp tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy địnhcủa Luật này.

3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc QuyềnChủ tịch Hội đồng nhân dân trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thựchiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân trong việc chuẩn bị hội nghị của các đại biểu Hộiđồng nhân dân; triệu tập và chủ tọa hội nghị của các đại biểu Hội đồng nhân dânđể bàn và ra nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội và ngân sách địa phương;

b) Tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân, ý kiến, kiến nghị của cử tri đểbáo cáo với hội nghị của các đại biểu Hội đồng nhân dân;

c) Giữ mối liên hệ, đôn đốc và tạo điềukiện để các đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động;

d) Triệu tập và chủ tọa kỳ họp thứ nhấtcủa Hội đồng nhân dân khóa mới cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịchHội đồng nhân dân;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn kháccủa Thường trực Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.

Điều 139. Giải tán Hội đồng nhân dân

1. Hội đồng nhân dân làm thiệt hạinghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân thì bị giải tán.

2. Thẩm quyền giải tán Hội đồng nhân dânđược quy định như sau:

a) Ủy ban thường vụ Quốc hội giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giải tánHội đồng nhân dân cấp huyện;

c) Hội đồng nhân dân cấp huyện giải tánHội đồng nhân dân cấp xã.

3. Nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dâncấp xã của Hội đồng nhân dân cấp huyện phải trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnhphê chuẩn; nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện của Hội đồng nhândân cấp tỉnh phải trình Ủy ban thường vụQuốc hội phê chuẩn.

4. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bị giảitán chấm dứt hoạt động kể từ ngày nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnhcủa Ủy ban thường vụ Quốc hội có hiệu lựcthi hành.

Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã bịgiải tán chấm dứt hoạt động kể từ ngày nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.

5. Trong trường hợp Hội đồng nhân dân bị giải tán thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định QuyềnChủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân lâm thời, đối với đơn vị hành chínhcấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ chỉ định Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủyban nhân dân lâm thời, để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủyban nhân dân theo quy định của Luật này cho đến khi Hội đồng nhân dân vàỦy ban nhân dân mới được bầu ra.

6. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và công bố ngày bầu cử đại biểu Hội đồngnhân dân trong trường hợp giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Thường trực Hội đồngnhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dântrong trường hợp giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã. Việc bầu cử đạibiểu Hội đồng nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử. Hộiđồng nhân dân mới được bầu ra làm nhiệm vụ cho đến khi hết nhiệm kỳ của Hội đồngnhân dân đã bị giải tán.

Chương VIII: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 140. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 của Luật quy hoạch đô thị

Sửa đổi, bổ sung Điều 4 của Luật quy hoạchđô thị số 30/2009/QH12 như sau:

“Điều 4. Phân loại đô thị

1. Đô thị được phân thành 6 loại gồm loạiđặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V theo các tiêu chí cơ bảnsau đây:

a) Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấuvà trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đô thị;

b) Quy mô dân số;

c) Mật độ dân số;

d) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp;

đ) Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng.

2. Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể việc phânloại đô thị phù hợp từng giai đoạn pháttriển kinh tế – xã hội.”

Điều 141. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày01 tháng 01 năm 2016.

Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 142 củaLuật này.

Điều 142. Điều khoản chuyển tiếp

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hànhcho đến khi bầu ra Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 – 2021, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tại các đơn vị hành chính tiếptục giữ nguyên cơ cấu tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quyđịnh của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủybannhân dân số 11/2003/QH11.

2. Chấm dứt việc thực hiện thí điểm khôngtổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường theo Nghị quyết số 26/2008/QH12 của Quốc hội, Nghị quyết số 724/2009/UBTVQH12 của Ủy ban thường vụ Quốc hội kểtừngày 01 tháng 01 năm 2016. Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi khôngtổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường tiếp tục giữ nguyên cơ cấu tổ chứcvà thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật tổ chức Hội đồngnhân dân và Ủy bannhân dân số11/2003/QH11, Nghị quyết số 26/2008/QH12 của Quốc hội và Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 củaỦy ban thường vụQuốc hội cho đến khi bầu ra chính quyền địa phương ở huyện, quận, phường theoquy định của Luật này.

Điều 143. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy địnhchi tiết các điều, khoản được giao trong Luật và hướng dẫn việc thi hành Luật.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI Nguyễn Sinh Hùng

Tìm hiểu thêm: điều 145 bộ luật hình sự

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !