Tham gia nghĩa vụ quân sự trong thời bình là quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân đối với đất nước. Hàng năm Bộ quốc phòng vẫn tổ chức các đợt tuyển quân để đào tạo, bồi dưỡng và bổ sung một số lượng lớn những công dân vào các binh chủng khác nhau nhằm củng cố lực lượng trong quá trình bảo vệ hòa bình cho đất nước. Đối với lực lượng này cần được tuyển chọn kỹ lưỡng đặc biệt là về tiêu chí sức khỏe. Đối với tiêu chí này có nhiều người vẫn băn khoăn nếu thuộc vào trường hợp cận thị thì có được miễn nghĩa vụ quân sự hay không?
Xem thêm: Luật nghĩa vụ quân sự 2018 cận thị
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại:19006568
Theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì đối với trường hợp nhập ngũ sẽ có những trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn nghĩa vụ quân sự vì những lý do đặc biệt hoặc không đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn tuyển quân của ban chỉ huy quân sự.
Theo đó tại Điều 29 Luật nghĩa vụ quân sự thì các trường hợp sau sẽ tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình: Với những công dân có điều kiện sức khỏe chưa đáp ứng được theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe và chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về sức khỏe của Bộ quốc phòng; công dân có đủ điều kiện để nhập ngũ nhưng được địa phương xác nhận là lao động duy nhất trong gia đình, là người trực tiếp phải nuôi dưỡng người khác trong gia đình và người được nuôi dưỡng không còn sức lao động để tạo ra thu nhập nữa hoặc trực tiếp nuôi dưỡng những người chưa đến độ tuổi lao động.
Công dân đủ điều kiện để nhập ngũ nhưng người có người trong gia đình đang phục vụ tại ngũ là anh, chị ,em ruột thì công dân đó sẽ không thuộc trường hợp gọi đi nhập ngũ. Hoặc công dân có đủ điều kiên để nhập ngũ nhưng đang là giáo viên giảng dạy ở những nơi có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu vùng xa; là nhân viên y tế đang làm việc, thanh niên xung phong đang hoạt động ở những vùng này, những công dân đang là cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước thuộc các ban ngành công tác trong các tổ chức chính trị xã hội được điều động đến làm việc ở các vùng cao có nhiều khó khăn, vùng sâu, biên giới, hải đảo xa xôi do Chính phủ quy định.
Ngoài ra đối với những công dân đang thực hiện việc nghiên cứu công trình khoa học cấp cấp Nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận cũng sẽ thuộc vào đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Những công dân đang là đối tượng đi học tại các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học hoặc những người xây dựng vùng kinh tế mới trong 3 năm đầu thuộc vào trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
Bên cạnh các trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự thì tại Điều 29 Luật nghĩa vụ quân sự cũng quy đinh những người sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình bao gồm: những công dân này là con của những người có công với cách mạng, những người có đóng góp lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ hòa bình cho đất nước như liệt sĩ, thương binh thương binh, bệnh binh hạng một có thương tật, bệnh tật đặc biệt nặng; những gia đình có con là liệt sĩ thì 1 người anh hoặc em của người liệt sĩ đó sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự hoặc công dân thuộc vào trường hợp một con trai của thương binh hạng một, hạng hai và bệnh binh hạng một cũng sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự.
Những công dân là Thanh niên xung phong, cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước, cán bộ các tổ chức chính trị, xã hội đã phục vụ từ 24 tháng trở lên ở vùng cao có nhiều khó khăn, vùng sâu, biên giới, hải đảo xa xôi do Chính phủ quy định.
Như vậy xét vào những trường hợp trên nếu công dân nào bị cận thị sẽ thuộc vào những các trường hợp “chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe” nên được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình. Nhưng để biết được việc cận thị có được tạm hoãn gọi nhập ngũ không thì phải xét đến các tiêu chuẩn về sức khỏe khi tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.
Xem thêm: Có hình xăm trên người có đi nghĩa vụ quân sự được không?
Căn cứ theo quy định của pháp luật về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ trong đó tiêu chuẩn về sức khỏe tuyển quân của đối tượng nhập ngũ như sau: Đối với những công dân sau khi khám sức khỏe theo quy định của các cơ quan ban ngành Bộ Y tế, Bộ Quốc Phòng được xác nhận là sức khỏe thuộc các loại 1, loại 2, loại 3 sẽ thuộc vào tiêu chuẩn tuyển quân.
Tuy nhiên đối với những công dân có sức khỏe loại 3 nhưng thuộc vào những trường hợp đặc biệt như công dân này nghiện ma túy, bị nhiễm HIV, ADIS hoặc thuộc vào trường hợp sức khỏe loại ba nhưng có tật khúc xạ về mắt như cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị ở các mức độ theo quy định của pháp luật về chỉ tiêu sức khỏe.
Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội nên tiêu chí về sức khỏe cũng sẽ theo tiêu chí cơ mật của Bộ quốc phòng về các vị trí này.
Bảng tiêu chuẩn đo thị lực các bệnh về mắt tại Bảng số 2, Phụ lục ban hành ban kèm theo Thông tư số 16/2016/TTLT-BYT-BQP về quy định việc khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định:
STT
Thị lực
Phân loại 1 Mắt phải Tổng thị lực 2 mắt 10/10 19/10
1
10/10 18/10
2
9/10 17/10
3
8/10 16/10
4
6,7/10 13/10- 15/10
5
1,2,3,4,5/10 6/10-12/10
Tham khảo thêm: Dịch Vụ Tư Vấn Pháp Lý
6
Cận thị
2 Cận thị dưới -1,5 D
2
Cận thị từ -1,5 D đến dưới -3 D
3
Cận thị từ -3D đến dưới -4D
4
Cận thị từ -4D đến dưới -5D
5
Cận thị từ -5D trở lên
Tham khảo thêm: Dịch Vụ Tư Vấn Pháp Lý
6
Cận thị đã phẫu thuật trên 1 năm kết quả tốt
Dựa vào thị lực không kính hạ xuống 1 bậc
Căn cứ theo luật Nghĩa vụ quân sự quy định về việc phân loại sức khỏe như sau: Đối với sức khỏe loại 1 thì các chỉ tiêu về sức khỏe đều đạt điểm 1 và có thể được điều động phục vụ ở hầu hết các quân, binh chủng; đối với sức khỏe loại 2 thì các chỉ tiêu về sức khỏe có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2 và đối với loại sức khỏe này thì hầu hết các quân, binh chủng người nhập ngũ có thể phục vụ.
Đối với sức khỏe loại 3 thì chỉ tiêu về sức khỏe có ít nhất một tiêu chí chỉ tiêu loại 3 và phục vụ ở một số quân, binh chủng. Đối với sức khỏe loại 4 thì về các chỉ tiêu sức khỏe có ít nhất một chỉ tiêu đạt loại 4 và bị hạn chế chỉ được phục vụ ở một số quân, binh chủng. Đối với sức khỏe loại 5 thì có ít nhất một chỉ tiêu sức khoẻ loại 5 , có thể làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên. Nếu có sức khỏe loại 6 có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6, là loại sức khỏe được miễn làm nghĩa vụ quân sự.
Như vậy theo các quy định trên trong trường hợp khi công dân đi khám nghĩa vụ quân sự thuộc vào sức khỏe loại 3 và bị cận thị từ 1,5 diop trở lên thì công dân đó thuộc diện không gọi nhập ngũ vì không đủ chỉ tiêu sức khỏe. Nhưng việc khám sức khỏe nghĩa vụ thì phải tuân theo kết quả của Hội đồng sức khỏe.
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về vấn đề đăng ký kết hôn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo các dịch vụ khác của Luật Dương Gia trong lĩnh vực đất đai như sau:
Xem thêm: Bảng phân loại tiêu chuẩn sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự 2022
Nội dung chính
1. Tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, em cao 1m58, nặng 58kg thì thuộc sức khỏe loại mấy và có đi được nghĩa vụ không?
Chân thành cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Điều 9 Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định cụ thể về cách phân loại sức khỏe. Tuy nhiên, để có thể phân loại chính xác sức khỏe của bạn thuộc loại nào thì cần phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố. Yếu tố chiều cao, cân nặng chỉ là những yếu tố rất nhỏ trong xác định loại sức khỏe của bạn. Cụ thể, cần phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bạn, bạn có mắc loại bệnh gì không, mức độ mắc như thế nào,… Vì vậy, để xác định chính xác sức khỏe của bạn thuộc loại mấy thì bạn cần phải đi khám sức khỏe và căn cứ vào kết luận của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà quyết định sức khỏe của bạn thuộc loại nào và sức khỏe của bạn có đáp ứng đủ tiêu chuẩn hay không.
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 140/2015/TT-BQP thì tiêu chuẩn tuyển quân bao gồm những quy định về:
– Tuổi đời.
– Tiêu chuẩn chính trị.
Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự đợt mới nhất năm 2021
– Tiêu chuẩn sức khỏe.
– Tiêu chuẩn văn hóa.
Ở đây do bạn chỉ cung cấp chiều cao, cân nặng nên Luật Dương Gia chỉ hỗ trợ xác định loại sức khỏe dựa vào 02 yếu tố này cho bạn. Căn cứ theo Phụ lục I Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì đối với nam có chiều cao 1m58 là sức khỏe loại 3, cân nặng 58kg là sức khỏe loại 1.
Mà căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 là đủ tiêu chuẩn sức khỏe để được tuyển chọn đi nghĩa vụ quân sự.
2. Cận 4.25 độ có đủ tiêu chí đi nghĩa vụ quân sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em sinh năm 1999. Các chỉ tiêu sức khỏe tốt ,chỉ riêng mắt là cận (trái 4 diop, phải 4.25). Nếu như vậy thì em có đủ chỉ tiêu đi nghĩa vụ quân sự không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Thông tư số 148/2018/TT-BQP ngày 04 tháng 10 năm 2018 thì sẽ không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ).
Xem thêm: Các mẹo để được miễn nghĩa vụ quân sự theo quy định mới nhất
Theo thông tin bạn trình bày mắt của bạn bị cận là trái 4 diop, phải 4.25.
Như vậy bạn không đủ tiêu chuẩn sức khỏe để gọi nhập ngũ vào Quân đội.
3. Cận bao nhiêu độ thì được miễn đi nghĩa vụ quân sự:
Tóm tắt câu hỏi:
Đọc thêm: Công ty cổ phần: Khái niệm, đặc điểm và thủ tục thành lập
Luật sư cho em hỏi, em năm nay 20 tuổi, mắt trái em cận 4,5 độ, mắt phải cận 5 độ. Vậy theo luật em có được miễn nghĩa vụ quân sự không ạ? Em cám ơn luật sư ạ.
Luật sư tư vấn:
Nội dung:
Theo quy định tại phụ lục I Phân loại sức khỏa theo thể lực và bệnh tật kèm theo Thông tư số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y Tế – Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự thì việc mắt trái của bạn cận 4.5 độ được chấm điểm 5 và mắt phải cận 5 độ thuộc phân loại được chấm điểm 6.
Mà theo điểm e khoản 4 Điều 9 Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau thì khi có 1 chỉ tiêu sức khỏe điểm 6 thì sức khỏe sẽ được xếp loại 6.
Xem thêm: Đơn xin tạm hoãn NVQS, miễn nghĩa vụ quân sự mới nhất năm 2022
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015, bạn sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ do chưa đủ tiêu chuẩn về sức khỏe.
Như vậy, mặc dù bạn đủ tiêu chuẩn về độ tuổi, tiêu chuẩn về chính trị, văn hóa những theo quy định trên thì việc bạn cận mắt trái 4.5 độ và mắt phải 5 độ bạn không đủ tiêu chuẩn sức khỏe nên được miễn nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, bạn vẫn đang trong độ tuổi gọi nhập ngũ nên vẫn phải tuân theo quy định khám nghĩa vụ quân sự, kết luận cuối cùng sẽ phụ thuộc vào Hồi đồng khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự.
4. Bị cận thị và loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em tự đi khám mắt ở bệnh viện: mắt phải cận 1.75, loạn 0.5, mắt trái cận 1.75, loạn 1. Em có đi khám nghĩa vụ quân sự lần 1 (23/11/2019). Lần 1 chỉ khám qua loa, đọc bảng chữ cái. Em có nói mình bị loạn thị cho người khám mắt. Tuy nhiên em vừa mới nhận được giấy gọi khám nghĩa vụ quân sự đợt 2. Vậy theo luật em có khả năng phải đi nghĩa vụ quân sự không? Nếu hội đồng khám sức khỏe khám sai thì em có thể khiếu nại hoặc kiện được không và quy trình cách làm như thế nào? Em xin chân thành cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn sức khỏe đối với công dân được gọi nhập ngũ thì chỉ tuyển chọn công dân có sức khỏe loại 1,2, 3 và không gọi nhập ngũ vào quân đội đối với công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ).
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì cận thị dưới 1,5D đến dưới 3D thì bị điểm 3, các loại loạn thị bị điểm 6. Như vậy, đối với trường hợp cân thị 1,75 và loạn thị thì thuộc vào sức khỏe loại 6, không đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự.
Tuy nhiên, việc khám sức khỏe của bạn để đi nghĩa vụ quân sự sẽ dựa vào kết luận của Hội đồng khám sức khỏe y khoa. Nếu bạn không đồng ý với kết quả khám sức khỏe của Hội đồng khám sức khỏe, bạn có thể làm đơn khiếu nại kết quả đến Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp để yêu cầu xác minh lại.
Xem thêm: Luật nghĩa vụ quân sự 2015 số 78/2015/QH13 mới nhất 2022
5. Kết luận sức khỏe loại 3 và cận thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em mới sơ tuyển nghĩa vụ quân sự và kết luận là sức khỏe loại 3 (răng) và loại 3 mắt (mắt trái cận 2,5 độ, mắt phải cận 1,5 độ) và kết luận cuối cùng là loại 3. Vậy thì em có phải đi nghĩa vụ không ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì kết luận khám sức khỏe sơ tuyển nghĩa vụ quân sự của bạn là loại 3. Trong trường hợp này, bạn có thể không đủ điều kiện về tiêu chuẩn sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự. Cụ thể, công dân nhập ngũ phải đáp ứng được tiêu chuẩn sức khỏe theo khoản 3 Điều 4 Thông tư số 148/2018/TT-BQP.
Như vậy, từ các quy định trên thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khoẻ loại 1, 2, 3 để đi nghĩa vụ quân sự. Trường hợp công dân có sức khỏe loại 3 mà có tật khúc xạ mắt cận thị 1,5 điop hoặc viễn thị thì không đủ tiêu chuẩn nhập ngũ. Ở đây, bạn có nêu là kết luận sức khỏe của bạn là loại 3 trong đó có mắt trái cận 2,5 độ, mắt phải cận 1,5 độ. Đối chiếu với quy định trên thì bạn không đủ tiêu chuẩn nhập ngũ. Tuy nhiên, việc kết luận tình trạng sức khỏe của bạn có đủ tiêu chuẩn về sức khỏe hay không sẽ do Hội đồng giám định sức khỏe đưa ra kết luận.
Luật sư tư vấn pháp luật về tiêu chuẩn sức khỏe nhập ngũ: 1900.6568
Trong trường hợp này, nếu có kết luận từ Hội đồng khám sức khỏe là bạn chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ thì bạn sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ theo khoản 1, Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015.
Xem thêm: Nghĩa vụ thực hiện khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Như vậy, bạn có thể chuẩn bị hồ sơ yêu cầu tạm hoãn nghĩa vụ quân sự bao gồm:
– Bản chính đơn xin tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình.
– Giấy tờ chứng minh đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình.
Sau đó bạn sẽ tiến hành nộp hồ sơ này tại Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết. Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự của bạn, xác minh bạn có thuộc đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự hay không. Sau đó Ủy ban nhân dân xã sẽ tiến hành thông báo kết quả đối với trường hợp của bạn.
Đọc thêm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ Luật hình sự năm 2009