Nội dung chính
NGÀNH LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÀNG HẢI
MÃ CHUYÊN NGÀNH: D120
Tổ hợp xét tuyển
A00 – Toán, Lý, Hóa A01 – Toán, Lý, Anh D01 – Toán, Văn, Anh C01 – Toán, Văn, Lý
Các phương thức tuyển sinh áp dụng:
PT01 – Xét kết quả thi Tốt nghiệp THPT; PT02 – Xét tuyển kết hợp; PT04 – Xét tuyển thẳng theo quy định Bộ GDĐT
Xem thêm: Luật hàng hải
1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân trong lĩnh vực Luật Hàng hải cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng cơ bản, toàn diện về luật học và kiến thức xã hội có liên quan ở mức độ tương đối rộng; Phương pháp tư duy khoa học, cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật, đặc biệt là Luật Hàng hải; Khái niệm về lĩnh vực chuyên môn sâu của Luật Hàng hải, làm quen thực tiễn pháp luật trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức khác nhau thuộc lĩnh vực hàng hải; Năng lực thu thập, xử lý thông tin liên quan đến lĩnh vực pháp luật hàng hải, năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực pháp luật hàng hải.
2. Chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên
Chương trình đào tạo được xây dựng từ các trường đại học hàng hải hàng đầu trong khu vực và thế giới, được cập nhật hàng năm theo thực tiễn pháp luật hàng hải của thế giới và quốc gia. Chương trình đào tạo không chỉ bao phủ kiến thức về pháp luật nói chung, luật hàng hải nói riêng mà còn là các kiến thức tổng quan về tàu biển, hoạt động khai thác tàu biển, các mối quan hệ nảy sinh trong hoạt động khai thác tàu biển.
Tham khảo thêm: Chủ thể vi phạm pháp luật
Đội ngũ giảng viên cơ hữu là những giảng viên hàng đầu về Luật Hàng hải gồm các Tiến sĩ, Thạc sĩ Luật Hàng hải kết hợp với đội ngũ các Tiến sỹ, Thạc sĩ Luật tốt nghiệp từ các trường có uy tín trong nước và quốc tế; các Thuyền trưởng, sỹ quan tàu biển giàu kinh nghiệm; có kinh nghiệm giảng dạy và thực tế đi biển.
3. Cơ hội việc làm, khả năng thăng tiến trong công việc
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể nghiên cứu, quản lý, thực thi các lĩnh vực về luật, pháp chế, bảo hiểm và dịch vụ hàng hải tại các cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm hàng hải, các doanh nghiệp vận tải biển, đại lý hàng hải:
– Tại các cơ quan nhà nước, bao gồm các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, Công an, các cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải, cảng vụ …;
– Các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như luật sư, tư vấn viên trong các công ty, văn phòng luật, văn phòng công chứng trong và ngoài nước; chuyên viên pháp chế, tư vấn trong các doanh nghiệp; các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế có các hoạt động liên quan đến các vấn đề pháp luật nói chung và Luật Hàng hải nói riêng.
– Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến pháp luật và luật hàng hải.
Tham khảo thêm: Khoản 2 điều 255 bộ luật hình sự
– Các phòng an toàn, pháp chế hàng hải, nhân sự tại các cảng vụ hàng hải; các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển, dịch vụ hàng hải; bộ phận bảo hiểm hàng hải tại các công ty bảo hiểm; Tư vấn – dịch vụ khách hàng về Luật Hàng hải và bảo hiểm hàng hải;
4. Bằng cấp
Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo, đảm bảo các chuẩn đầu ra và các điều kiện cấp bằng đại học khác theo quy định được cấp bằng Cử nhân ngành luật, chuyên ngành Luật hàng hải (thuộc hệ thống văn bằng quốc gia).
5. Mô tả Chương trình đào tạo và website liên quan
– Chi tiết mô tả chương trình đào tạo xem trong file đính kèm
– Thí sinh có thể tham khảo thông tin trên Website: http://vimaru.edu.vn
trang tuyển sinh http://tuyensinh.vimaru.edu.vn hoặc về Khoa Hàng hải qua website: http://nav.vimaru.edu.vn/
Tham khảo thêm: Hợp đồng thuê nhà theo quy định mới nhất