logo-dich-vu-luattq

Làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc

Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo ở thời điểm đăng bài, người đọc cần liên hệ các đơn vị tư vấn chuyên môn để được giải đáp chính xác nhất.

Quy trình thực hiện thủ tục làm sổ đỏ thừa kế

Nộp hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất

Theo Khoản 2 và khoản 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, người dân có nhu cầu sang tên quyền sử dụng đất bắt buộc phải nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên, cụ thể là Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường ở huyện, quận, thị xã, thành phố. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ

Xem thêm: Làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc

Công chức thuộc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tiếp nhận và kết hợp với địa chính cấp xã xem xét, kiểm tra hồ sơ.

Trong trường hợp hồ sơ thiếu hoặc có giấy tờ chưa hợp lệ, cơ quan này sẽ thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, chỉnh sửa (trong thời hạn 03 ngày làm việc). Nếu thông tin trong hồ sơ kê khai đã đầy đủ và chính xác, người tiếp nhận hồ sơ phải trách nhiệm ghi thông tin vào Sổ tiếp nhận, viết và đưa Phiếu tiếp nhận hồ sơ (trong đó có ghi ngày hẹn kết quả) cho người yêu cầu cấp sổ đỏ thừa kế.

Xử lý yêu cầu thủ tục làm sổ đỏ thừa kế

Thông thường, trước khi bên Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ, công dân sẽ nhận được thông báo của Chi cục thuế các khoản tiền phải đóng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành như: Lệ phí cấp Giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có), lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ (nếu có).

Nhằm tránh các vấn đề phát sinh như lỗi nhập liệu thiếu, chưa cập nhật số liệu về các loại phí đã đóng,… công dân nên giữ hóa đơn, chứng từ để có cơ sở xác nhận đã thực hiện nghĩa vụ tài chính cũng như xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận thủ tục làm thừa kế sổ đỏ.

Đọc thêm: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Trả kết quả hồ sơ làm sổ đỏ thừa kế

Văn phòng đăng ký đất đai nơi người dân nộp hồ sơ sẽ trao trả Giấy chứng nhận thủ tục sang tên sổ đỏ thừa kế trực tiếp cho người yêu cầu, người được hưởng thừa kế hoặc gửi hồ sơ chứng nhận này cho Uỷ ban nhân dân cấp xã để trao cho hộ gia đình, cá nhân tại xã đó. Theo quy định của pháp luật, thủ tục làm sổ đỏ thừa kế có thời gian thẩm định và giải quyết hồ sơ không vượt quá 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, người dân cần lưu ý thời gian này không tính các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật, đồng thời không bao gồm thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã hay thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất… Đối với các khu vực như xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

hinh anh huong dan thu tuc lam so do thua ke so 1

>>Tham khảo: Phân biệt sự khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ

Thủ tục làm sổ đỏ thừa kế cần giấy tờ gì?

Hồ sơ thủ tục làm sổ đỏ thừa kế khi có di chúc

Người sở hữu di sản hay người quyết định làm thủ tục sang tên sổ đỏ thừa kế phải đăng ký biến động trong vòng 30 ngày kể từ ngày phân chia xong di sản thừa kế là quyền sử dụng đất.

Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, hồ sơ thực hiện thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất bao gồm:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (Mẫu số 09/ĐK)
  • Di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, văn bản từ chối nhận di sản thừa kế, bản án của tòa án nếu đất thừa kế xảy ra tranh chấp,…
  • Văn bản khai nhận di sản có công chứng.
  • Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.

hinh anh huong dan thu tuc lam so do thua ke so 2

Hồ sơ thủ tục làm sổ đỏ thừa kế khi không có di chúc

Đối với chủ thể không có di chúc từ người cho đất, giấy tờ và văn kiện cần thiết để làm hồ sơ sẽ phức tạp hơn. Ngoài những loại giấy tờ trên, người dân cần chuẩn bị và bổ sung thêm một số yêu cầu dưới đây:

  • Văn bản thỏa thuận phân chia di sản giữa những người thừa kế và có chữ ký.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất đứng tên người cho di sản thừa kế.
  • Giấy chứng tử của người cho đất thừa kế;
  • Giấy tờ pháp lý của những người hưởng di sản thừa kế.
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người để lại di sản thừa kế và người được nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, công dân phải chú ý 2 trường hợp dưới đây để quá trình thực hiện thủ tục làm sổ đỏ thừa kế đơn giản và không mất thời gian:

  • Trường hợp 1: Chủ thể đang sử dụng đất ổn định, đồng thời sở hữu một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì được cấp Sổ đỏ và không phải trả phí sử dụng đất.
  • Trường hợp 2: Cá nhân không có giấy tờ về quyền sử dụng đất cho đất thừa kế vẫn được cấp sổ đỏ trong điều kiện phải khai nhận di sản thừa kế là đất chưa có sổ đỏ tại Phòng công chứng, sau đó sẽ tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất.

Các loại chi phí cần nộp khi thực hiện thủ tục làm sổ đỏ thừa kế

Lệ phí trước bạ

Tham khảo thêm: Giải thích các mã ký hiệu về loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính (ONT, BHK, ODT, LUC, TMD.)

Theo Điều 5 và Điều 6 Nghị định 140/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP, lệ phí trước bạ khi cấp Giấy chứng nhận quyền thừa kế sử dụng đất được tính theo công thức sau: Lệ phí trước bạ = (Giá đất tại Bảng giá đất x Diện tích) x 0.5%

Tuy nhiên, căn cứ khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, người trao quyền sử dụng đất và người được hưởng thừa kế có các mối quan hệ: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau,… sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận mà không phải nộp lệ phí trước bạ.

Thuế thu nhập cá nhân

Dựa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ nhận thừa kế là bất động sản giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau được miễn thuế thu nhập cá nhân.

hinh anh huong dan thu tuc lam so do thua ke so 3

Ngoài ra, trường hợp công dân không có sổ đỏ cho đất thừa kế sẽ được yêu cầu đóng thêm một số chi phí khác theo hướng làm thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu bao gồm: tiền sử dụng đất và lệ phí cấp sổ đỏ.

Kết:

Thủ tục làm sổ đỏ thừa kế là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng nhất mà cả người trao quyền thừa kế và người hưởng thừa kế cần quan tâm. Để cập nhật thông tin hữu ích về thủ tục chuyển nhượng, sang tên bất động sản , Quý khách vui lòng truy cập và đọc thêm các bài viết tại chuyên trang Vinhomes.

Để lại thông tin tại đây

Xem thêm:

Tìm hiểu thêm: Giá đền bù đất ruộng 2019

  • Những thông tin quan trọng về sổ hồng đồng sở hữu
  • Trả lời chi tiết nhất cho câu hỏi: “Sổ hồng là gì?”
  • Thủ tục mua bán nhà đất cần biết
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !