Mất thẻ bảo hiểm y tế khiến cho việc thăm khám và điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn. Vậy trường hợp mất thẻ bảo hiểm y tế phải làm như thế nào? Bài viết dưới đây BHXH điện tử eBH sẽ hướng dẫn chi tiết trường hợp mất thẻ và thủ tục làm lại thẻ BHYT cho người tham gia.
Xem thêm: Làm mất thẻ bảo hiểm y tế
Mất thẻ bảo hiểm y tế.
Nội dung chính
1. Giải quyết trường hợp mất thẻ BHYT
Căn cứ theo Điều 18, Luật bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 12, Điều 1, Luật Bảo hiểm y tế 2014 quy định cấp lại thẻ BHYT trong trường hợp.
(1) Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.
(2) Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.
Như vậy, khi người tham gia BHYT bị mất thẻ BHYT sẽ phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ BHYT để tiếp tục được khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.
>>> Đối với khách hàng đang sử dụng phần mềm eBH của Thái Sơn có thể thực hiện nghiệp vụ cấp lại thẻ BHYT do thay đổi thông tin trên thẻ (504) gồm 4 bước Xem chi tiết
2. Hướng dẫn thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
Đọc thêm: Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm lương 2022
Đối với trường hợp bị mất thẻ bảo hiểm y tế người tham gia có thể làm đơn xin cấp lại thẻ dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Cổng dịch vụ công hoặc trực tiếp. Trong trường hợp làm thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trực tiếp người lao động thực hiện như sau:
Bước 1: Làm hồ sơ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
Người mất thẻ làm hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT, thành phần hồ sơ để thực hiện cấp lại thẻ BHYT bao gồm tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS). Đối với người sử dụng lao động chuẩn bị bảng kê thông tin theo Mẫu D01-TS.
Thủ tục làm lại thẻ bảo hiểm y tế theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định bạn thực hiện nộp hồ sơ tại:
-
Cơ quan BHXH cấp huyện nếu người tham gia thuộc đối tượng thuộc BHXH cấp huyện quản lý.
-
Cơ quan BHXH cấp tỉnh nếu người tham gia thuộc đối tượng thuộc BHXH cấp tỉnh quản lý.
Trường hợp người lao động tham gia BHYT tại các doanh nghiệp, đơn vị nộp hồ sơ trực tiếp cho doanh nghiệp, đơn vị nơi mình làm việc. Doanh nghiệp, đơn vị đại diện người lao động làm việc với cơ quan BHXH để được cấp lại thẻ BHYT.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Sau khi nộp hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT, cơ quan BHXH sẽ kiểm tra thông tin và tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện sẽ tiến hành cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia.
Tham khảo thêm: Bảo hiểm tự nguyện là gì
Thời gian cụ thể cấp lại thẻ BHYT như sau:
-
Trường hợp người tham gia không thay đổi thông tin thẻ BHYT sẽ được cấp lại trong ngày.
-
Trường hợp thay đổi thông tin, thẻ BHYT sẽ được cấp lại không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
(Theo quy định tại Khoản 2, Điều 30, Quyết định 595 và Khoản 32, Điều 1, Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi bổ sung Quyết định 595/QĐ-BHXH)
Quy định về khám chữa bệnh trong thời gian cấp lại thẻ BHYT:
Tại Khoản 3, Điều 15, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:
“3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.”
Theo quy định trên, trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, tuy nhiên phải xuất trình được giấy hẹn cấp đổi thẻ BHYT theo quy định.
Như vậy, khi mất thẻ bảo hiểm y tế người mất thẻ cần làm các thủ tục để được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế càng sớm càng tốt để đảm bảo quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở y tế. Để tìm hiểm thêm các thông tin liên quan đến việc thay đổi thông tin trên thẻ BHYT, đổi thẻ BHYT người tham gia có thể truy cập tại website https://ebh.vn để nắm thông tin nhanh nhất.
Đọc thêm: Chế độ nghỉ ốm của bảo hiểm xã hội