logo-dich-vu-luattq

Kinh doanh bảo hiểm là gì

1. Kinh doanh bảo hiểm là gì?

Kinh doanh bảo hiểm là Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

2. Bảo hiểm nhân thọ là gì?

Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm của các công ty bảo hiểm nhằm bảo vệ con người trước những rủi ro liên quan đến sức khỏe, thân thể, tính mạng. Đơn giản là người tham gia thỏa thuận và ký kết hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm về việc sẽ đóng đúng những khoản phí đều đặn vào quỹ dự trữ tài chính do công ty bảo hiểm quản lý để được chi trả số tiền nhất định khi không may gặp rủi ro hoặc đến thời điểm đáo hạn.

Xem thêm: Kinh doanh bảo hiểm là gì

Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (Theo khoản 1 – Điều 12 – Luật kinh doanh bảo hiểm).

Bản chất của bảo hiểm nhân thọ là cách thức dự phòng tài chính an toàn cho tương lai với mục đích thay thế nguồn thu nhập khi người tham gia gặp rủi ro bất trắc (quyền lợi bảo hiểm nhân thọ).

Chính vì thế bảo hiểm nhân thọ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người, nó không chỉ giúp ổn định cuộc sống khi rủi ro bất ngờ xảy ra mà còn là cách thức chia sẻ rủi ro trong cộng đồng bằng cách lấy số đông bù số ít.

3. Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Nếu như việc kinh doanh của các doanh nghiệp khác phải dựa hoàn toàn vào vốn tự có, thì đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, việc kinh doanh chỉ dựa một phần vào vốn điều lệ ban đầu còn lại chủ yếu là huy động từ việc thu phí của khách hàng tham gia bảo hiểm với phương châm số tiền huy động được từ những người tham gia bảo hiểm phải được sử dụng để phục vụ lại những người tham gia bảo hiểm. Do đó, kinh doanh bảo hiểm là một hoạt động kinh doanh có điều kiện không chỉ điều kiện về loại hình doanh nghiệp mà còn phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định.

Vốn pháp định là yêu cầu của Nhà nước về mức vốn tối thiểu mà các doanh nghiệp muốn được thành lập phải có.

>&gt Xem thêm: Tăng vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên ?

Do tính chất, chức năng, phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau nên vốn pháp định đối với mỗi loại hình doanh nghiệp cũng khác nhau. Bên cạnh đó, do tính chất của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nên cho dù cùng một loại hình doanh nghiệp nhưng vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm bao giờ cũng cao hơn so với các ngành nghề khác. Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm (Nghị định số 73) quy định mức vốn pháp định của DNBH nhân thọ như sau:

“Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:

a) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;

c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam”.

Đồng thời, khoản 2 Điều 50 Nghị định số 73 quy định: “Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải bảo đảm duy trì nguồn vốn chủ sở hữu đáp ứng các nguyên tắc sau:

a) Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Điều 10 Nghị định này;

b) Bảo đảm biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu”.

Tham khảo thêm: Bảo hiểm xã hội là gì

Do đó, trong quá trình hoạt động kinh doanh, các DNBH nhân thọ luôn phải duy trì mức vốn chủ sở hữu tối thiểu, không thấp hơn mức vốn pháp định là 600 tỷ đồng. Hay nói cách khác, đây là mức vốn tối thiểu mà các DNBH nhân thọ phải duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Rõ ràng trong tương quan với hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và tương quan với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính khác, mức vốn pháp định này đánh giá là không lớn cho một định chế tài chính trung gian như DNBH và được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp cùng lĩnh vực. Bởi lẽ, các DNBH khác nhau sẽ có quy mô kinh doanh và nghĩa vụ chi trả cho số lượng các hợp đồng bảo hiểm khác nhau. Do đó, nếu quy định mức vốn tối thiểu cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trong khi quy mô và phạm vi hoạt động của chúng là khác nhau sẽ không phù hợp, không bảo đảm cho khả năng thanh toán của họ.

Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, mức vốn tối thiểu cần thiết của DNBH nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được xác định dựa trên quy mô hoạt động và tổng thể các rủi ro có thể tác động đến hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Mô hình xác định vốn cần thiết tối thiểu tương ứng với mỗi loại rủi ro thường được thực hiện bằng công thức chung là số tiền chịu rủi ro nhân hệ số rủi ro, hoặc tính toán giá trị tài sản, trách nhiệm bảo hiểm theo cơ sở do cơ quan quản lý quy định để làm căn cứ so sánh với vốn sẵn có. Hệ số rủi ro được xác định theo các cấp độ đối với phí bảo hiểm; đối với bồi thường, có xét đến sự biến động đối với bảo hiểm trong nước và bảo hiểm ngoài lãnh thổ. Hệ số này tuỳ thuộc vào kết quả dữ liệu tổng hợp, phân tích toàn thị trường, cần có thời gian để kiểm nghiệm và thống nhất chung giữa tất cả các DNBH nhân thọ. Đó là lý do giải thích tại sao trên thực tế, vốn điều lệ cũng như tài sản của các DNBH nhân thọ trên thị trường luôn lớn hơn rất nhiều so với mức vốn pháp định. Tuy nhiên, về mặt quản lý nhà nước, vốn pháp định là căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm tài chính phát sinh của doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nói riêng. Từ đây cho thấy, quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm về mức vốn pháp định không phù hợp với yêu cầu đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm để thực hiện các cam kết tài chính với những người tham gia bảo hiểm.

4. Quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

Quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểmlà khoản dự trữ liên quan đến từng nghiệp vụ bảo hiểm, được trích lập và hạch toán vào chi phí kinh doanh nhằm mục đích thanh toán các trách nhiệm đã được xác định trước và phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã giao kết.

Sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm đã có một khoản tiền nhận được từ phí bảo hiểm. Tuy nhiên, xét về bản chất của hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì khoản tiền này không được coi là nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, mà được xác định là khoản nợ với khách hàng. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ “giữ hộ” các khách hàng và sẽ phải sử dụng nó để chi trả cho những khách hàng không may gặp rủi ro, phải gánh chịu thiệt hại trên thực tế.

Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, pháp luật yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm phải thiết lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ. Việc lập quỹ dự phòng nghiệp vụ nhằm đảm bảo thực hiện các cam kết với khách hàng mà doanh nghiệp còn nợ.

>&gt Xem thêm: Vốn điều lệ là gì ? Quy định pháp luật về vốn điều lệ

Phần phí dự phòng được sử dụng trước hết là để bồi thường cho những tổn thất đã xảy ra nhưng chưa thanh toán và những tổn thất có thể xảy ra. Bởi vì, khi sự kiện bảo hiểm phát sinh, khoản tiền bảo hiểm thường không được thanh toán ngay lập tức, mà sau một thời gian nhất định, có thể kéo dài trong nhiều niên độ tài chính. Thêm vào đó, các hợp đồng được thiết lập không phải trong cùng một lúc, thời gian hiệu lực của hợp đồng cũng khác nhau.

Thiết lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ không chỉ là yêu cầu có tính chất kỹ thuật bảo hiểm mà còn là sự bắt buộc mang tính pháp lý đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Sự bắt buộc này góp phần bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, đồng thời tạo điều kiện để tập trung nguồn vốn đầu tư. Đây là sự bắt buộc chung đối với tất cả các loại hình bảo hiểm.

Căn cứ Điều 54 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP đối với Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, dự phòng nghiệp vụ phải trích lập cho từng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tương ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. Bao gồm:

a) Dự phòng toán học: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

b) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;

c) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để trả tiền cho các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;

d) Dự phòng chia lãi: Được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm;

đ) Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết: Được sử dụng để bảo đảm mức lãi suất cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;

Tham khảo thêm: Gói thầu bảo hiểm thuộc loại gói thầu nào

e) Dự phòng bảo đảm cân đối: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro, lãi suất kỹ thuật.

Cách thức trích lập các quỹ được thực hiện theo các hướng dẫn được quy định trong Thông tư số 50/2017/TT-BTC và Thông tư số 01/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính. Theo đó, việc trích lập các quỹ dự phòng cũng được thực hiện dựa trên cơ sở mức phí thu được từ các hợp đồng bảo hiểm.

Tuy nhiên, trong mối tương quan với bản chất và mục đích của việc trích lập quỹ dự phòng thì các quy định về trích lập dự phòng nghiệp vụ còn một số bất cập sau:

– Khoản 1 Điều 96 Luật Kinh doanh bảo hiểm xác định việc trích lập dự phòng nghiệp vụ cho mục đích thanh toán là chưa hoàn toàn chính xác. Bởi lẽ, ngoài trách nhiệm bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm còn mang lại quyền lợi tích luỹ về số tiền đầu tư. Vì vậy, khoản 1 Điều 96 cần được sửa đổi theo hướng “Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà DNBH phải trích lập nhằm đảm bảo cho những trách nhiệm đã cam kết theo hợp đồng bảo hiểm”.

– Quy định của khoản 3 Điều 96 Luật Kinh doanh bảo hiểm: “Bộ Tài chính quy định mức trích lập, phương pháp trích lập” là chưa đầy đủ, chưa bao quát hết những nội dung liên quan đến quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Vì vậy, cần sửa đổi khoản 3 Điều 96 như sau: “Bộ Tài chính quy định về cơ sở, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm”.

5. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Khả năng thanh toán không chỉ là yếu tố quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm mà nó còn là căn cứ quan trọng giúp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các cam kết tài chính, đảm bảo quyền lợi cho những người tham gia bảo hiểm. Hiện nay, việc giám sát khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam dựa vào biên khả năng thanh toán.

>&gt Xem thêm: Trách nhiệm pháp lý của cổ đông công ty cổ phần dựa trên vốn điều lệ ?

Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán.

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu. Căn cứ Điều 64 Nghị định số 73/2016/NĐ-CPBiên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được xác định như sau:

“a) Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị, bằng 1,5% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;

b) Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết chung và hợp đồng bảo hiểm hưu trí, bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;

c) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khác và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe:

– Có thời hạn 05 năm trở xuống: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;

– Có thời hạn trên 05 năm: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro”.

Như vậy có thể thấy, Biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của pháp luật Việt Nam được tính toán dựa trên doanh thu phí bảo hiểm (dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm được trích lập từ phí bảo hiểm). Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc thu phí trước và chi trả (bồi thường) sau. Vì vậy, về nguyên tắc, doanh nghiệp sẽ rất an toàn nếu quy mô của quỹ dự phòng nghiệp vụ càng lớn. Tuy nhiên, hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm hàm chứa rất nhiều loại rủi ro khi mà các nhà bảo hiểm còn là những nhà đầu tư tài chính trên thị trường. Do đó, việc giám sát theo biên khả năng thanh toán nêu trên không phản ánh được hết các yếu tố rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp (rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro kinh doanh,…). Điều đó khiến cho việc giám sát theo cách thức trên sẽ không hiệu quả.

Bài viết tham khảo: Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam – NGUYỄN ĐÌNH HUY (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) – BÙI THỊ HẰNG NGA (Trường Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh)

Tham khảo thêm: Mẫu công văn xin tạm ngừng đóng bhxh

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !