Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền. Mọi cá nhân, tổ chức đều phải sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật. Những cá nhân, tổ chức có hành vi trái vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý thích đáng với mức độ vi phạm của mình. Những cá nhân, tổ chức có hành vi nguy hiểm, vi phạm quy định của pháp luật đe doạ gây ra hậu quả nghiêm trọng, xâm phạm đến quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ căn cứ truy tố.
Một trong những chế tài hà khắc nhất mà pháp luật đặt ra để xử lý cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật chính là phạt tù. Vậy khung hình phạt là gì?
Xem thêm: Khung hình phạt luật hình sự
Bởi tùy vào mức độ, tính chất của hành vi phạm tội mà người thực hiện tội phạm sẽ phải lãnh án tù khác nhau. Do đó nhà nước đã đặt ra quy định về khung hình phạt đối với từng tội phạm để làm căn cứ xác minh tội phạm, cũng như là cơ sở để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét áp dụng mức hình phạt cụ thể đối với từng vụ án.
Mời quý vị tham khảo nội dung của bài viết sau đây cùng chúng tôi để nắm rõ quy định liên quan.
Nội dung chính
Khung hình phạt là gì?
Khung hình phạt là khoảng thời gian phạt tù hoặc cải tạo không giam giữ mà cơ quan tiến hành tố tụng có thể căn cứ vào đó để xác định hình phạt cụ thể áp dụng đối với bị cáo tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội làm sao cho vừa đủ tính răn đe vừa có tính giáo dục.
Phân loại khung hình phạt
Ngoài định nghĩa về khung hình phạt là gì?, thì khách hàng còn quan tâm tới khung hình phạt được phân loại như thế nào?. Mời quý vị tham khảo nội dung sau:
Tham khảo thêm: Luật sư giải quyết ly hôn
Khung hình phạt được phân loại tương ứng với cấu thành tội phạm. Theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì cấu thành tội phạm được phân thành ba loại: cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ. Tương ứng với phân loại cấu thành tội phạm, khung hình phạt cũng được phân thành khung hình phạt cơ bản, khung hình phạt tăng nặng và khung hình phạt giảm nhẹ.
Khung hình phạt cơ bản
Đây là khung hình phạt được áp dụng với những tình tiết phạm tội thông thường, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Mức khung hình phạt cơ bản thường được quy định tại khoản 1 của điều luật. Đây cũng là cơ sở để phân loại tội phạm theo quy định của pháp luật.
Khung hình phạt tăng nặng
Đây là khung hình phạt được áp dụng với đối tượng có hành vi phạm tội ở mức độ nguy hiểm hơn so với hành vi phạm tội được quy định ở khung hình phạt cơ bản, cần áp dụng biện pháp xử lý mạnh hơn để có tính răn đe cao đối với người phạm tội. Một tội phạm có thể phân chia thành nhiều khung hình phạt tăng nặng khác nhau tùy theo tính chất,mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Pháp luật sẽ quy định cụ thể các tình tiết tăng nặng và khung hình phạt tương ứng với tình tiết tăng nặng.
Khung hình phạt giảm nhẹ
Đây là khung hình phạt được áp dụng đối với chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng đã tự ra đầu thú, có thái độ ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, … Để hỗ trợ cơ quan điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án thì sẽ được Nhà nước cho hưởng chính sách xử phạt khoan hồng hơn. Ví dụ:
Ý nghĩa của khung hình phạt
Việc phân chia thành các khung hình phạt khác nhau có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình xác định tội phạm cũng như xác định hình phạt đối với hành vi phạm tội.
Đầu tiên, phân định khung hình phạt là cơ sở để xác định tính chất nguy hiểm của tội phạm Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì tội phạm được phân thành: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Tham khảo thêm: Mẫu thư tư vấn pháp lý thường được sử dụng mới nhất năm 2022
Căn cứ tại Điều 9 BLHS 2015
Như vậy, việc phân loại tội phạm được dựa theo khung hình phạt mà Bộ luật hình sự quy định đối với tội đó.
Ví dụ:
Theo quy định trên thì người thực hiện hành vi giết người thuộc trường hợp được liệt kê tại khoản 1, điều 123 BLHS 2015 có thể bị áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình. Dựa theo quy định về phân loại tội phạm thì đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Đây là cơ sở để Tòa án có thể xem xét quyết định mức hình phạt cụ thể đối với từng vụ án, tránh trường hợp Tòa án quyết định hình phạt không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Trên đây là thông tin liên quan đến khung hình phạt là gì? theo quy định của pháp luật hình sự. Bạn đọc cần tư vấn về các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 19006557.
Tìm hiểu thêm: điều 247 bộ luật hình sự 2015