logo-dich-vu-luattq

Khoản 1 điều 173 bộ luật hình sự

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:1900.6162

Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định về tội Trộm cắp tài sản. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Khuê xin phân tích các cấu thành nên tội phạm này. Cụ thể:

Xem thêm: Khoản 1 điều 173 bộ luật hình sự

ÁP DỤNG MỨC PHẠT ĐỐI VỚI HÀNH VI TRỘM CẮP:

Trường hợp 1. Nếu A có hành vi trộm cắp tài sản và không có các tình tiết tăng nặng định khung khác thì A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015.

A đã ba lần bị kết án về tội trộm cắp tài sản và đây là lần thứ tư bị xử lý về cùng tội danh này, do đó A sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội nhiều lần” quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015

Hình phạt có thể được áp dụng đối với A là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Trường hợp 2. A bị xử phạt tù từ hai năm đến bảy năm theo quy định tại khoản 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 nếu A phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Có tổ chức: là trường hợp phạm tội có từ hai người trở lên cố ý cùng tham gia thực hiện hành vi trộm cắp, có sự thống nhất với nhau về ý chí, có sự cấu kết chặt chẽ về hành vi, phân công cụ thể về nhiệm vụ;

– Có tính chất chuyên nghiệp: là trường hợp cố ý phạm tội từ 5 lần trở lên về tội trộm cắp tài sản, không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xoá án tích. Người phạm tội lấy việc phạm tội làm nghề sinh sống chính và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

– Tái phạm nguy hiểm;

Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 quy định những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

Tìm hiểu thêm: Luật thuế gtgt số 13 2008 qh12

+ Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

+ Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.

– Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm:

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt là việc sử dụng phương pháp thực hiện hành vi trộm cắp tài sản có tính chất tinh vi, gian dối cao

+ Dùng thủ đoạn nguy hiểm là thủ đoạn trộm cắp tài sản có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.

– Hành hung để tẩu thoát: Là trường hợp người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản bị phát hiện đã có hành vi tấn công lại người bắt giữ nhằm mục đích tẩu thoát (không phải nhằm mục đích chiếm đoạt bằng được tài sản);

– Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

– Gây hậu quả nghiêm trọng.

Trường hợp 3. A bị xử phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm theo quy định tại khoản 3 Điều 173 Bộ luật Hình sự nếu A phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

– Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Tìm hiểu thêm: Tư vấn pháp luật đất đai

Trường hợp 4. A bị xử phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân theo quy định tại khoản 4 Điều 173 Bộ luật Hình sự nếu A phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

– Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài việc xử phạt hình phạt chính theo các khung hình phạt nêu trên, A còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Điều 173 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định tội trộm cắp tài sản:

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Tài sản là bảo vật quốc gia; g) Tái phạm nguy hiểm

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.”

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan: Luật sư tư vấn, tranh tụng trong lĩnh vực hình sự

Đọc thêm: Người đại diện pháp luật của công ty cổ phần

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !