Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất theo Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 và là một quyết định hành chính theo giải đáp số 02/GĐ – TANDTC ngày 19/9/2016 của Tòa án nhân dân tối cao. Vậy Tòa án hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nào? Tòa án nào có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận này?
>>>Xem thêm: Hướng dẫn viết đơn khởi kiện hủy sổ đất cấp không đủ chủ thể
Xem thêm: Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tòa án hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nào?
Thứ nhất, theo Khoản 1 Điều 34 BLTTDS 2015 quy định Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.
Thứ hai, theo Khoản 2 Điều 34 BLTTDS 2015 quy định quyết định cá biệt này là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ việc dân sự đó.
Như vậy, trong trường hợp này giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một quyết định cá biệt bởi nó quy định về một vấn đề cụ thể là chứng nhận quyền sử dụng đất cho một hoặc một số đối tượng cụ thể. Khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một chủ thể nào đó mà đương sự trong vụ án dân sự cho rằng việc cấp giấy đó là không đúng quy định pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó trong cùng một vụ án dân sự.
Tìm hiểu thêm: 1 công đất vườn bao nhiêu tiền
>>Xem thêm: Thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tòa án nào có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Thứ nhất, theo Khoản 4 Điều 34 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt trên được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Thứ hai, theo Khoản 4 Điều 32 Bộ luật tố tụng hành chính 2015 thì Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.
Thứ ba, theo Khoản 2 Điều 105 Luật đất đai 2013 thì Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Do đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một quyết định hành chính do Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành.
Như vậy, khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND cấp huyện cấp trái quy định pháp luật, ảnh hưởng quyền lợi ích hợp pháp của người dân thì chỉ Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đất mới có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận.
>>Xem thêm: Hủy văn bản ủy quyền tham gia tố tụng có cần phải ra công chứng?
Thủ tục hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?
Tham khảo thêm: Các trường hợp không được tách thửa đất
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện để xem xét quyền sử dụng đất đó có cần phải hủy hay không? Nếu việc không hủy quyết định đó vẫn đảm bảo giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự thì Tòa án cấp huyện tiếp tục giải quyết.
Bước 2: Nếu trong quá trình xét xử nhận thấy phải hủy GCNQSDĐ thì Tòa án cấp huyện tự chuyển vụ án lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Bước 3: Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét và đánh giá về tính hợp pháp của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó là bất hợp pháp thì Tòa án nhân dân tuyên hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thẩm quyền của Tòa án trong việc hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu các bạn có thắc mắc hoặc rơi vào tình huống trên thì hãy liên hệ tới chúng tôi qua hotline 1900 63 63 87 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.
Scores: 4.7 (11 votes)
Tìm hiểu thêm: Giá đền bù đất ruộng 2019