1. Khái niệm hành vi pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung hay còn gọi là các quy tắc hành vi, là tiêu chuẩn của hành vi con người. Pháp luật được ban hành là để điều chỉnh các quan hệ xã hội, cụ thể hơn là điều chỉnh hành vi của con người. Về vấn đề này C.Mác đã nhấn mạnh: “Ngoài hành vi của ra tối hoàn toàn không tồn tại đối với pháp luật, hoàn toàn không phải là đối tượng của nó. Những hành vi của tôi – đó là lĩnh vực duy nhất trong đó tôi đụng chạm với pháp luật. bởi vì hành vi là cái duy nhất vì nó mà tôi đòi quyền tồn tại, quyền hiện thực, và như vậy là do nó mà tôi rơi vào quyền lực của pháp luật hiện hành”.
Hành vi là những phản ứng, cách ứng xử được biểu hiện ra bên ngoài của con người trong những hoàn cảnh điều kiện nhất định. Mỗi hành vi đều được hình thành trên cơ sở nhận thức và kiểm soát của chủ thể, nghĩa là chủ thể ý thức được và chủ động thực hiện nó. Những hoạt động của con người trong trạng thái vô thức không thể coi là hành vị. Hành vi phải được biểu đạt ra bên ngoài bằng những phương thức khác nhau (hành động hoặc không hành động), nghĩa là nó phải thể hiện trong thế giới khách quan thông qua những thao tác hành động hoặc không hành động của chủ thể và các chủ thể khác có thể nhận biết được điều đó. Do hành vi của chủ thể được bộc lộ ra thế giới khách quan nên nó mang tính xã hội (có ý nghĩa về mặt xã hội, nó có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến xã hội). Vì vậy, cần phải có sự giám sát và điều chỉnh từ phía xã hội đối với hành vi của con người. Sự xem xét, đánh giá, phán xét từ phía xã hội đối với hành vi của mỗi cá nhân hay tổ chức trong xã hội là xuất phát từ tính Cộng đồng trong đời sống con người, vì lợi ích, sự tồn tại và phát triển của mỗi người, cũng như của cộng đồng và cả xã hội.
Xem thêm: Hành vi pháp luật là gì
Trong quá trình sản xuất, trao đổi, sinh hoạt mỗi người thường có rất nhiều những hành vi khác nhau được biểu đạt bằng những phương thức khác nhau. Tuỳ theo tính chất, đặc điểm và những lĩnh vực thể hiện của hành vi con người mà xã hỏi đặt ra những tiêu chuẩn, những công cụ điều chỉnh chúng khác nhau. Những hành vi nào của con người được pháp luật quy định, điều chỉnh thì được xem là hành vi pháp luật.
Hành vi pháp luật luôn gắn liền với các quy định của pháp luật. Trong quy phạm pháp luật luôn có sự xác định một cách rõ ràng những hành vi nào của các chủ thể nào sẽ được coi là hành vi pháp luật. Hành vi pháp luật liên quan đến lĩnh vực và các mối quan hệ mà pháp luật điều chỉnh. Những hành vi không được pháp luật quy định, điều chỉnh thì không phải là hành vi pháp luật. Chẳng hạn, những hành vi liên quan đến lĩnh vực đạo đức, tình cảm, sinh hoạt… mà Pháp luật không điều chỉnh.
Chủ thể hành vi pháp luật phải là những người có khả năng nhận thức, xác lập, kiểm soát được hoạt động của bản thân, Khả năng này do pháp luật quy định phụ thuộc vào độ kuổi và năng lực lý trí của chủ thể. Những người không có khả năng nhận thức hay điều khiển được hoạt động của bản thân thì không được coi là chủ thể hành vi pháp luật. Chẳng hạn, những người mất tí, những người mắc các chứng bệnh về thần kinh hoặc vì một lý do nào đó đã không nhận thức hoặc điều khiển được hoạt động của mình. Đối với những người quá ít tuổi do không thể hiểu biết hết những ý nghĩa xã hội của hành vi do mình thực hiện vì thế pháp luật không quy định hành vi của họ là hành vi pháp luật. Độ tuổi của chủ thể hành vi pháp luật được quy định khác nhau trong các lĩnh vực và quan hệ pháp luật khác nhau, tuỳ theo tầm quan trọng và tính chất của quan hệ xã hội đó. Chủ thể hành vi pháp luật có thể là cá nhân, nhà chức trách, nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các chủ thể pháp luật khác.
Hành vi pháp luật có thể thực hiện bằng hành động như thông qua cử chỉ, lời nói… hoặc không hành động nhưng phải được biểu hiện ra bên ngoài hiện thực khách quan, nghĩa là có thể nhìn thấy, nghe thấy, nhận thức được hành động hay không hành động đó. Hình thức biểu hiện cụ thể của hành vi pháp luật trong một số trường hợp được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Chẳng hạn, hành vi mua bán nhà phải được thể hiện bằng văn bản và có xác nhận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tìm hiểu thêm: Luật đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13 mới nhất áp dụng năm 2022
Hành vi pháp luật nếu xem xét, đánh giá về mặt pháp lý thì có thể hợp pháp hoặc không hợp pháp. Đối với các hình vị pháp luật hợp pháp thì sẽ được nhà nước, xã hội hoan nghênh, khen thưởng, còn đối với các hành vi pháp luật không hợp pháp có thể bị lên án, trừng phạt tuỳ theo tính chất và mức độ nguy hiểm của chúng.
Hành vi pháp luật có liên quan chặt chẽ có ảnh hưởng và tác động rất lớn tới các hành vi xã hội khác như hành vi đạo đức, hành vi chính trị… chúng là cơ sở góp phần tạo nên nhân cách mỗi con người.
2. Phân loại hành vi pháp luật
Hành vi pháp luật rất đa dạng nên có thể phát chia cúng theo nhiều tiện chuẩn khác nhau:
– Căn cứ vào sự phù hợp của hành vi với quy định của pháp luật có thể chia hành vi pháp luật thành hành vi hợp pháp và hành vi không hợp pháp.
Hành vi hợp pháp là những hành vi được thực hiện phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật (chủ thể tiến hành những xử sự mà pháp luật yêu cầu như thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý của mình, không tiến hành những gì mà pháp luật cấm; hoạt động trong phạm vi pháp luật cho phép). Hành vì hợp pháp thường là những hành vi có lợi cho xã hội, nhà nước. cá nhân, nó được nhà nước và xã hội khuyến khích hoặc bắt buộc các tổ chức, cá nhân trong xã hội phải thực hiện. Hành vi hợp pháp rất đa dạng chúng có thể được thực hiện phụ thuộc vào ý chí của mỗi chủ thể nhưng cũng có thể phụ thuộc ý chí nhà nước – nhà nước đảm bảo cho những hành vi đó được thực hiện bằng nhiều biện pháp.
Hành vi không hợp pháp trái pháp luật) là hành vi được thực hiện trái với những quy định của pháp luật như không làm những việc mà pháp luật yêu câu, làm những việc mà pháp luật cấm, hoạt động vượt quá phạm vi cho phép của pháp luật…
Đọc thêm: Luật giao thông đường bộ 2008
Hành vi không hợp pháp còn có thể được phân chia thành hành vi vi phạm pháp luật và những hành vi trái pháp luật nhưng không bị coi là vi phạm pháp luật.
Hành vi vi phạm pháp luật
Hành vi trái pháp luật nhưng không bị coi là vi phạm pháp luật gồm có: a) Hành vi trái pháp luật do các chủ thể không có khả năng nhận thức hoặc điều khiển được hành vi của mình ở thời điểm thực hiện hành vi đó; b) Hành vi trái pháp luật được thực hiện bởi các chủ thể chưa đến tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật; c) Hành vi trái pháp luật được thực hiện bởi những nguyên nhân khách quan mà chủ thể hành vi không thể khắc phục được, không có lỗi khi thực hiện hành vi đó.
– Căn cứ vào phương thức biểu đạt ra bên ngoài hiện thực khách quan có thể chia hành vi pháp luật thành hành vi hành động và hành vi không hành động.
Hành vi hành động là hành vi mà chủ thể phải thực hiện bằng những thao tác nhất định. Chẳng hạn, hành vi ký hợp đồng, hành vi tham gia giao thông trên đường phố…
Hành vi không hành động là hành vi mà chủ thể thực hiện nó bằng cách không tiến hành những thao tác nhất định. Chẳng hạn, hành vi không tố giác người phạm tội, hành vi không cứu giúp những người đang trong tình trạng nguy hiểm…
– Căn cứ vào chủ thể thực hiện có thể chia hành vi pháp luật thành hành vi của cá nhân và hành vi (hoạt động của tổ chức…
Đọc thêm: Luật việc làm năm 2013 số 38/2013/QH13