logo-dich-vu-luattq

Giấy mua bán đất viết tay có giá trị không

Căn cứ theo quy định tại điều 167 Luật Đất đai 2013, trường hợp giấy tờ mua bán nhà đất viết tay, nếu không có công chứng, chứng thực thì sẽ không có giá trị pháp lý. Nhưng nếu các bên đã thực hiện được ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì có thể yêu cầu Tòa án công nhận giao dịch này. Để tìm hiểu chi tiết hơn, bạn tham khảo phần trả lời câu hỏi Giấy mua đất viết tay có giá trị pháp lý không? của luật sư dưới đây.

Xem thêm: Giấy mua bán đất viết tay có giá trị không

Xem thêm: Giấy mua bán đất viết tay có giá trị không

Câu hỏi thắc mắc

Luật sư DHLaw vui lòng cho tôi hỏi. Năm 2010, tôi có mua đất hoa màu của người hàng xóm bằng giấy tờ viết tay và xây nhà cấp 4 trên thửa đất này để ở. Vậy giấy mua đất viết tay có giá trị pháp lý không? Và tôi muốn tách thửa, rồi chuyển lên thổ cư thửa đất này có được không? Hiện tại chỗ tôi ở là khu dân cư. Cảm ơn luật sư!

Xem thêm: Giấy mua bán đất viết tay có giá trị không

Luật sư phản hồi

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục hỏi và đáp luật đất đai của DHLaw. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi sẽ tư vấn như sau.

1./ Giá trị pháp lý của giấy mua đất viết tay

Căn cứ điểm a và d khoản 03 điều 167 luật đất đai 2013, quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Tìm hiểu thêm: đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Theo quy định trên, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng, chứng thực tại cơ quan thẩm quyền thì mới có giá trị pháp lý. Trong trường hợp của bạn, bạn chưa nêu rõ, giấy mua đất viết tay này đã được công chứng hay chưa nên chúng tôi chưa thể khẳng định giấy tờ mua bán nhà đất mà bạn đang sở hữu có giá trị pháp lý hay không.

Trường hợp, giấy tờ mua đất viết tay đã được công chứng, chứng thực thì theo quy định trên là có giá trị pháp lý.

Trường hợp ngược lại, nếu chưa được công chứng, chứng thực thì giấy tờ mua bán đất của bạn sẽ bị vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. Nhưng nếu các bên đã thực hiện được ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch, tức là bên mua đã giao được 2/3 tiền cho bên bán, bên bán đã giao đất cho bên mua sử dụng,…thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực của giao dịch dân sự đó theo quy định tại Khoản 2 Điều 129 Bộ Luật Dân sự 2015.

Khi được Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch này, các bên không cần phải thực hiện việc công chứng, chứng thực thì vẫn có giá trị pháp lý.

2./ Tách thửa và sang tên

Trường hợp giấy tờ mua đất viết tay không được công nhận bởi pháp luật, thì bạn sẽ không có quyền tách thửa đối với thửa đất này.

Trường hợp ngược lại, giấy tờ viết tay có giá trị pháp lý, bạn có thể nộp hồ sơ để thực hiện thủ tục tách thửa và sang tên diện tích đất đã mua nếu đủ diện tích tối thiểu được phép tách thửa theo quy định tại địa phương nơi có đất.

Bạn tham khảo các bài viết sau để được rõ hơn:

  • Điều kiện và thủ tục tách thửa.
  • Thủ tục sang tên sổ đỏ mới nhất.

3./ Chuyển mục đích sử dụng đất

Việc chuyển mục đích sử dụng đất phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu thuộc một trong những trường hợp theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 như sau:

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

Đọc thêm: Sổ đỏ, Sổ hồng là gì? 9 điều cần biết về Sổ đỏ, Sổ hồng

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

….

Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bạn chuyển mục đích sử dụng đất hay không, thì cần phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng theo quy định tại Điều 52 Luật Đất đai 2013:

1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Bạn có cung cấp hiện tại ở khu vực đó là khu dân cư nên có thể sẽ được chuyển mục đích sử dụng đất. Do đó, hiện nay bạn có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất từ mục đích đang sử dụng sang đất đất ở, thì bạn có thể nộp hồ sơ để xin chuyển mục đích sử dụng đất tại cơ quan tài nguyên và môi trường quận/huyện nơi có đất để làm thủ tục.

Bạn tham khảo bài viết Hồ sơ và trình tự thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất để được rõ hơn vấn đề này.

Đơn vị tư vấn: DHLaw

Hotline: 0967 370 488

Tìm hiểu thêm: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !