Đất đai được định nghĩa theo pháp luật là một vùng có ranh giới, vị trí và diện tích cụ thể. Đối với đất ruộng (đất nông nghiệp), được xem là tư liệu sản xuất chủ đạo của ngành nông nghiệp. Với một quốc gia đi lên từ nông nghiệp như Việt Nam thì đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong tài nguyên đất đai của nước ta. Vậy hiện nay đất ruộng giá bao nhiêu?
Nội dung chính
Đất ruộng là đất gì?
Đất ruộng là cách gọi “thân thiện” của mọi người với nhau, nhưng trong quy định của pháp luật lại được gọi là đất nông nghiệp. Vậy đất ruộng hay đất nông nghiệp là gì?
Xem thêm: Giá đất ruộng hiện nay
Thế nào là đất ruộng?
Đất nông nghiệp là loại đất được giao cho người dân để phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng… Đất nông nghiệp vừa được xem như tư liệu lao động, vừa được xem như đối tượng lao động. Vì thế đối với lĩnh vực nông – lâm nghiệp thì đất nông nghiệp đặc biệt quan trọng, không thể thay thế được.
Phân loại đất nông nghiệp
Trước khi tìm hiểu đất ruộng giá bao nhiêu thì cũng cần phải biết có bao nhiêu loại đất được xếp vào nhóm đất nông nghiệp. Việc phân chia các nhóm đất thuộc đất nông nghiệp được quy định trong Luật đất đai 2013 và căn cứ vào mục đích sử dụng để phân loại:
Đất nông nghiệp gồm những loại nào?
- Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: là loại đất dùng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng và thu hoạch ngắn, thường là các loại hoa màu hoặc cây lúa. Để xác định loại đất trồng cây hàng năm, các cơ quan có thẩm quyền phải dựa vào hiện trạng sử dụng đất. Từ đó cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phù hợp.
- Đất nông nghiệp cho chăn nuôi: là loại đất dùng để chăn nuôi gia súc, gia cầm… Hoặc phục vụ mục đích chăn nuôi, chẳng hạn như đất trồng cỏ tự nhiên cho bò cũng là đất nông nghiệp dùng cho chăn nuôi.
- Đất trồng cây lâu năm: cây lâu năm là những loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm. Không chỉ là những loại cây từ khi trồng đến khi thu hoạch trên một năm như các loại cây thân gỗ (bạch đàn, phi lao…) mà còn tính cả những loại cây hàng năm nhưng thời gian thu hoạch trong nhiều năm như cây ăn quả, cây dâu…
Đọc thêm: Chứng nhận quyền sử dụng đất
7 nhóm đất chính thuộc đất nông nghiệp mà các nhà đầu tư nên biết
- Đất rừng sản xuất: đây là rừng tự nhiên và Nhà nước quyết định giao cho các tổ chức để quản lý, bảo vệ và phát triển.
- Đất rừng phòng hộ: nhằm mục đích bảo vệ nguồn đất, bảo vệ nguồn nước, chống thiên tai, bão lũ, cân bằng hệ sinh thái và điều hòa khí hậu. Có một tổ chức đảm nhận vai trò chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ được gọi là tổ chức quản lý rừng phòng hộ.
- Đất rừng đặc dụng: với mục tiêu bảo tồn thiên nhiên, cân bằng hệ sinh thái và phục vụ cho các mục đích nghiên cứu, phát triển kinh tế xã hội.
- Đất nuôi trồng thủy – hải sản và đất làm muối: gồm những phần đất nội địa như ao, hồ, sông, suối… và cả những phần đất có mặt nước như trang trại dùng để nuôi trồng, phát triển thủy sản. Còn đất làm muối là phần đất thuộc quy hoạch phục vụ cho hoạt động sản xuất muối.
- Nhóm đất nông nghiệp phục vụ cho mục đích khác: để xây dựng nhà kính hoặc các loại công trình nhà có thể phục vụ cho trồng trọt (kể cả trồng trọt không trực tiếp lên đất) hoặc xây dựng chuồng trại.
Đất ruộng giá bao nhiêu ở một số tỉnh điển hình
Đất ruộng ở Hà Nội giá bao nhiêu?
Hà Nội
Căn cứ vào Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND có quy định về bảng giá các loại đất trên địa bản được Ủy ban Nhân dân Hà Nội ban hành ngày 31/12/2019, giá đất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội được rao bán với giá từ 2.2-3.6 triệu đồng/m2 trên sàn giao dịch. Giá bán tăng cao có thể là do các nguyên nhân sau:
- Mở rộng quy mô nhà vườn, quy mô diện tích đất canh tác nên cần mua thêm đất nông nghiệp;
- Các nhà đầu tư muốn đầu tư vào đất nông nghiệp vì giá rẻ lại có thể dùng với nhiều mục đích như mua đi bán lại hoặc cho thuê canh tác. Tất nhiên không cần biết chính xác đất ruộng giá bao nhiêu nhưng cũng có thể đoán được nguồn vốn đầu tư vào đất ruộng sẽ ít hơn đất thổ cư.
Bên cạnh đó, nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đất nông nghiệp sang đất ở tại Hà Nội ngày càng tăng cao.
Bắc Giang
Hiện nay đất ruộng giá bao nhiêu ở tỉnh Bắc Giang?
Căn cứ vào Quyết định số 1025/QĐ-UBND được ban hành vào ngày 30/12/2019 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang xác nhận giá đất nông nghiệp hiện tại của tỉnh Bắc Giang như sau:
Đối với loại đất trồng cây hàng năm (cây lúa và các loại cây hàng năm khác):
- Giá đất tại trung tâm thành phố Bắc Giang: 60.000đ/m2;
- Giá đất tại các thị trấn của Bắc Giang: 52.000đ/m2;
- Giá đất tại các xã trung du thuộc huyện: 50.000đ/m2;
- Giá đất tại các xã miền núi thuộc huyện: 50.000đ/m2.
Đối với loại đất trồng cây lâu năm
- Giá đất tại trung tâm thành phố Bắc Giang: 55.000đ/m2;
- Giá đất tại các thị trấn của Bắc Giang: 48.000đ/m2;
- Giá đất tại các xã trung du thuộc huyện: 45.000đ/m2;
- Giá đất tại các xã miền núi thuộc huyện: 42.000đ/m2.
Tham khảo thêm: Tặng cho đất bằng giấy viết tay
Đối với loại đất trồng rừng sản xuất
- Giá đất tại trung tâm thành phố Bắc Giang: 17.000đ/m2;
- Giá đất tại các thị trấn của Bắc Giang: 14.000đ/m2;
- Giá đất tại các xã trung du thuộc huyện: 13.000đ/m2;
- Giá đất tại các xã miền núi thuộc huyện: 7.000đ/m2.
Đối với loại đất nuôi, trồng thủy sản
- Giá đất tại trung tâm thành phố Bắc Giang: 50.000đ/m2;
- Giá đất tại các thị trấn của Bắc Giang: 40.000đ/m2;
- Giá đất tại các xã trung du thuộc huyện: 38.000đ/m2;
- Giá đất tại các xã miền núi thuộc huyện: 33.000đ/m2.
Vĩnh Phúc
Đất ruộng ở Vĩnh Phúc giá bao nhiêu?
Ở Thái Nguyên, muốn biết đất ruộng giá bao nhiêu thì phải căn cứ vào Quyết định số 46/2019/QĐ-UBND được ban hành ngày 20/12/2019 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt:
Đối với loại đất trồng cây hàng năm (cây lúa và các loại cây hàng năm khác):
- Giá đất tại trung tâm thành phố Vĩnh Phúc: 60.000đ/m2;
- Giá đất tại các thị trấn của Vĩnh Phúc: 55.000đ/m2;
- Giá đất tại các xã trung du thuộc huyện: 55.000đ/m2;
- Giá đất tại các xã miền núi thuộc huyện: 50.000đ/m2.
Đối với loại đất trồng cây lâu năm
- Giá đất tại trung tâm thành phố Vĩnh Phúc: 60.000đ/m2;
- Giá đất tại các thị trấn của Vĩnh Phúc: 55.000đ/m2;
- Giá đất tại các xã trung du thuộc huyện: 50.000đ/m2;
- Giá đất tại các xã miền núi thuộc huyện: 50.000đ/m2.
Tham khảo thêm: Tặng cho đất bằng giấy viết tay
Đối với loại đất trồng rừng sản xuất
- Giá đất tại trung tâm thành phố Vĩnh Phúc: 30.000đ/m2;
- Giá đất tại các thị trấn của Vĩnh Phúc: 30.000đ/m2;
- Giá đất tại các xã trung du thuộc huyện: 30.000đ/m2;
- Giá đất tại các xã miền núi thuộc huyện: 30.000đ/m2.
Đối với loại đất nuôi, trồng thủy sản
- Giá đất tại trung tâm thành phố Vĩnh Phúc: 60.000đ/m2;
- Giá đất tại các thị trấn của Vĩnh Phúc: 55.000đ/m2;
- Giá đất tại các xã trung du thuộc huyện: 50.000đ/m2;
- Giá đất tại các xã miền núi thuộc huyện: 50.000đ/m2.
Như vậy, từ bảng giá đất của một số tỉnh điển hình ở khu vực phía Bắc, có thể thấy rằng giá đất nông nghiệp sẽ khác nhau tùy vào tỉnh thành, khu vực của tỉnh thành. Vì thế muốn biết chính đất ruộng giá bao nhiêu thì hãy truy cập vào cổng thông tin điện tử của địa phương đó để tra cứu.
Tham khảo thêm: Giá đất thổ cư ở nông thôn