Tình trạng mua đi, bán lại đất nông nghiệp diễn ra sôi động ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, không ít chủ đất đã tách nhỏ diện tích đất nông nghiệp từ 1.000 – 2.000 m2/thửa để dễ bán.
Từ khoảng đầu năm 2021 đến nay, việc mua bán đất nông nghiệp trở nên trầm lắng, người bán nhiều hơn người mua. Có nhiều trường hợp sau khi mua đầu tư bắt đầu bán tháo để thu hồi vốn.
Xem thêm: Giá đất nông nghiệp hiện nay
Tuy nhiên, giá đất nông nghiệp bị đẩy lên khá cao, nông dân có nhu cầu sản xuất thực sự thì không có đủ khả năng mua, người mua lướt sóng thì thấy khả năng lợi nhuận không cao nên không đầu tư nữa. Do đó, những người đã trót “ôm” diện tích lớn đất nông nghiệp muốn bán lại rất khó khăn.
Tìm hiểu tại một số địa phương như: Long Khánh, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Tân Phú, Vĩnh Cửu…, rất nhiều người rao bán đất nông nghiệp với đủ loại diện tích, nhưng đa số từ 1.000 – 2.000 m2.
Cách đây 1 năm, vào dịp cuối tuần, những khu vực trên nhộn nhịp người từ các nơi về xem đất để mua, song giờ vắng hoe. Các văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh các huyện, thành phố cũng không còn cảnh tấp nập người đến làm thủ tục sang nhượng đất đai.
Một cò đất tại huyện Cẩm Mỹ cho biết: “Gần 1 năm nay, người mua đất nông nghiệp khu vực Cẩm Mỹ rất ít. Năm 2018 – 2020, người dân từ TP. HCM, các tỉnh khác và TP. Biên Hòa kéo về huyện Cẩm Mỹ mua đất nông nghiệp đầu tư rất nhiều.
Đọc thêm: Mua Bán Đất Vườn Giá Rẻ
Có những người sau khi mua đất, làm xong thủ tục chuyển nhượng đã gửi lại đất bán với mức giá mới tăng thêm một vài trăm triệu đồng”.
Vì thế, đất nông nghiệp ở nhiều địa bàn như: Long Giao, Bảo Bình, Xuân Đông, Xuân Quế, Xuân Tây… tùy theo từng vị trí có giá từ 700 triệu đồng đến 2 tỷ đồng/sào (1.000 m2). Đất nông nghiệp khu vực tiếp giáp đường lớn giá tính theo mét ngang từ 100 – 180 triệu đồng/m.
Ông Trung – một nhà đầu tư tại TP. HCM cho biết, đầu năm 2020, thấy một số người bạn lướt sóng đất nông nghiệp ở Đồng Nai có lời, ông có mua 4 thửa đất nông nghiệp ở Xuân Lộc với giá 500 – 600 triệu đồng/sào.
Sau hơn 1 năm, ông Trung rao bán với giá chênh khoảng 50 – 100 triệu đồng/sào nhưng không ai mua. Hiện ông chấp nhận bán với giá thấp hơn so với giá vốn nhưng cũng không tìm được người mua. Cũng theo ông Trung, hơn nửa vốn đầu tư vào đất phải vay ngân hàng nên giờ không bán được đất rất khó khăn.
Theo quy định của UBND tỉnh, đất nông nghiệp ở khu vực nông thôn từ 1.000 m2 trở lên được phép tách thửa, khu vực đô thị là 500 m2. Lợi dụng vào điều này, nhiều người mua đất nông nghiệp diện tích lớn rồi tách nhỏ để bán lại kiếm lời.
Do đó, có nhiều thửa đất nông nghiệp bị tách thành 5 – 10 thửa nhỏ khác nhau. Các địa phương biết đây là một dấu hiệu trá hình của tình trạng phân lô, nhưng không thể ngăn cản.
Để tránh tình trạng sau khi phân lô sẽ xây dựng trái phép, các huyện, thành phố đã quản chặt và giao trách nhiệm cho chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn quản lý, nếu để xảy ra xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp sẽ bị xử lý.
Theo ông Võ Văn Phi – Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, tuy đất nông nghiệp phân lô ở Đồng Nai không còn hấp dẫn người đầu tư, nhưng vì nhiều người đã mua với giá cao nên không thể giảm sâu, giá đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã hình thành mức giá mới khá cao.
Cụ thể, khu vực vùng sâu, vùng xa đường sá chưa được đầu tư có giá 1,5 – 2 tỷ đồng/ha, khu vực có đường lớn giá 5 – 10 tỷ đồng/ha. Các khu vực đất nông nghiệp được quy hoạch đất ở mức giá có thể lên đến 40 – 60 tỷ đồng/ha.
“Hiện nay, quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030 đã được phê duyệt, các huyện, TP. Long Khánh, TP. Biên Hòa phải sớm tổ chức công bố rộng rãi cho người dân biết để thực hiện cho đúng.
Riêng đất nông nghiệp, các địa phương phải quản lý chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép. Các trường hợp cố tình vi phạm về đất đai phải xử lý thật nghiêm theo đúng quy định của pháp luật và buộc phải phục hồi nguyên hiện trạng”, vị lãnh đạo nói.
(Theo Nhịp sống kinh tế)
Tìm hiểu thêm: LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH