Hiện nay, thực trạng xây dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp xảy ra rất nhiều và phổ biến. Một vấn đề được đặt ra là Dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp có được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi này nhé.
Nội dung chính
Khái niệm về đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp.
Xem thêm: Dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp
Phân loại đất nông nghiệp
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
– Đất trông cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
– Đất trông cây lâu năm;
– Đất rừng sản xuất;
– Đất rừng phòng hộ;
– Đất rừng đặc dụng;
– Đất nuôi trồng thủy sản;
Tham khảo thêm: Năm 2022, cách tính tiền thuê đất như thế nào?
– Đất làm muối;
– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp có được không?
Khoản 1 Điều 6 Luật Đất Đai quy định về các nguyên tắc sử dụng đất. Một trong số đó là phải sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đặc biệt phải đúng mục đích sử dụng đất.
Như vậy, nếu xây dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp để nhằm hỗ trợ, phục vụ mục đích trồng trọt; hoặc dựng nhà tôn để chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, … phù hợp với mục đích sử dụng đất thì việc dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp đó được phép thực hiện.
Mặt khác, nếu nhà tôn đó được dựng lên nhằm mục đích để ở hoặc các mục đích khác không liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp thì đó là hành vi không được phép và hoàn toàn vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này, nếu muốn dựng nhà tôn, đòi hỏi người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất thổ cư.
Thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư
Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại Điều 59 Luật Đất đai như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; …
– Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; …
Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất
Tìm hiểu thêm: Quyết định cưỡng chế thu hồi đất
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Biên bản xác minh thực địa;
– Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; bản sao báo cáo kinh tế – kỹ thuật của tổ chức sử dụng đất đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đã lập khi cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc thẩm định dự án đầu tư hoặc xét duyệt dự án đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, phải cấp giấy chứng nhận đầu tư;
– Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư và trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
– Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;
– Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 05 Thông tư số 30/3014/TT-BTNMT.
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến câu hỏi Dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp có được không? Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu hoặc áp dụng trên thực tế.
Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.
Đọc thêm: Phí chuyển từ đất vườn sang đất ở