Đóng bảo hiểm dưới 1 năm có được rút BHXH 1 lần?
Theo quy định hiện hành tại Luật BHXH năm 2014 và Nghị quyết 93/2015/QH13, người lao động sẽ được rút BHXH 1 lần nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:
1- Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
Xem thêm: đóng bảo hiểm xã hội 1 năm được bao nhiêu
2 – Lao động nữ là cán bộ, công chức xã hoặc hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng BHXH chưa đủ 15 năm, đồng thời không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
3 – Ra nước ngoài để định cư.
4 – Đang mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Đơn cử như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang AIDS và các bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
5 – Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, học viên quân đội, công an,… khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc không đủ điều kiện hưởng lương hưu.
6 – Có nhu cầu rút BHXH 1 lần sau 01 năm nghỉ việc (với người tham gia BHXH bắt buộc) hoặc sau 01 năm không tiếp tục đóng BHXH (với người tham gia BHXH tự nguyện) mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
Mức hưởng BHXH 1 lần khi đóng dưới 1 năm là bao nhiêu?
Mức hưởng BHXH 1 lần cho những người đóng bảo hiểm dưới 01 năm hiện được tính theo công thức sau:
* Trường hợp tham gia BHXH bắt buộc:
Căn cứ Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, mức hưởng BHXH 1 lần khi đóng BHXH bắt buộc được tính như sau:
Mức hưởng BHXH 1 lần
=
22%
Tìm hiểu thêm: Công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên
x
Tổng các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH
Trong đó:
– Mức hưởng tối đa = 02 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Tìm hiểu thêm: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội mới nhất
– Tiền lương tháng đóng BHXH đã được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ.
* Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện:
Căn cứ Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH, mức hưởng BHXH 1 lần khi đóng BHXH tự nguyện được tính như sau:
Mức hưởng BHXH 1 lần
=
22%
Tìm hiểu thêm: Công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên
x
Tổng các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH
–
Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (*)
Trong đó:
– Mức hưởng tối đa = 02 x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
– Mức thu nhập tháng đóng BHXH đã được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng.
– (*) Trường hợp mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng không bị trừ số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện.
– Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (áp dụng từ ngày 01/01/2018) được tính theo công thức sau
Số tiền Nhà nước hỗ trợ tháng i
=
0,22
Tìm hiểu thêm: Công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên
x
Chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng i
Tìm hiểu thêm: Công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên
x
30% (hộ nghèo) hoặc 25% (hộ cận nghèo) hoặc 10% (đối tượng khác)
Ví dụ: Anh A có thời gian đóng BHXH bắt buộc như sau:
Tháng 02/2018 – hết tháng 05/2018: Đóng BHXH với mức lương 05 triệu đồng/tháng.
Tháng 01/2019 đến hết tháng 03/2019: Đóng BHXH với mức lương 5,5 triệu đồng/tháng.
Năm 2022, anh A làm thủ tục rút BHXH 1 lần. Lúc này, số tiền BHXH 1 lần của anh A sẽ được tính như sau:
1. Thời gian tham gia BHXH: 07 tháng.
2. Tiền lương đóng BHXH của các giai đoạn tham gia BHXH sau điều chỉnh được xác định như sau:
– Giai đoạn đóng từ tháng 02/2018 đến tháng 5/2018: Thời gian 04 tháng – Mức tiền lương đóng BHXH: 5.000.000 đồng
5.000.000 x 1.08 x 4 = 21.600.000 đồng
– Giai đoạn đóng từ tháng 01/2019 đến tháng 3/2019: Thời gian 03 tháng – Mức tiền lương đóng BHXH: 5.500.000 đồng
5.500.000 x 1.05 x 3 = 17.325.000 đồng
(Trong đó, 1.08 và 1.05 là hệ số trượt giá được áp dụng tương ứng với năm 2018 và năm 2019 khi người lao động rút BHXH 1 lần tại năm 2022)
– Tổng tiền đóng BHXH = 21.600.000 + 17.325.000 = 38.925.000 đồng.
3. Mức hưởng BHXH 1 lần = 22% x Tổng tiền lương đóng BHXH = 22% x 38.925.000 = 8.563.500 đồng.
Với những phân tích trên đây, hy vọng bạn đọc có thể tự mình giải đáp được câu hỏi: “Đóng BHXH dưới 1 năm lãnh 1 lần được bao nhiêu?” Nếu gặp khó khăn trong cách tính, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ.
Đọc thêm: Kinh doanh bảo hiểm là gì
>> Hồ sơ, thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất