logo-dich-vu-luattq

điều kiện hưởng bhxh 1 lần

1. Tư vấn về vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Bảo hiểm xã hội 1 lần là chế độ bảo hiểm đang được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Ngày nay, bên cạnh việc lựa chọn đóng bảo hiểm để được hưởng lương hưu theo quy định, người lao động có thể thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội 1 lần. Do nhiều nguyên nhân khác nhau nhu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được những thông tin cơ bản về BHXH một lần để bảo vệ quyền lợi của mình. Đặc biệt là vấn đề điều kiện hưởng BHXH một lần và mức hưởng BHXH 1 lần. Nếu bạn gặp trường hợp này cần tư vấn hỗ trợ, giải đáp những thắc mắc, bạn hãy liên hệ đến Luật Minh Gia bằng cách gửi câu hỏi tư vấn hoặc Gọi 1900.6169, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:

Xem thêm: điều kiện hưởng bhxh 1 lần

+ Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hôi một lần và mức hưởng ;

+ Trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp và BHXH một lần ;

+ Cách tính hưởng BHXH một lần ;

2. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hôi một lần và mức hưởng

Câu hỏi:

Chào luật sư, Tôi giáo viên trung học cơ sở được biên chế hưởng lương ngân sách từ năm 1997, (có ghi trong sổ bảo hiểm), công tác liên tục đến năm 2009 thì xin nghỉ tự nguyện. Hiện nay nếu tôi muốn xin giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần thì phải làm như thế nào? Số tiền tôi được hưởng là bao nhiêu? Xin công ty tư vấn giùm. Tôi chân thành cảm ơn.

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn như sau:

Thứ nhất, về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hôi một lần. Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần: 1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

c) Ra nước ngoài để định cư;

d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

Như vậy, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau bạn có thể được rút bảo hiểm xã hội một lần.

Thứ hai, về mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

Căn cứ vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội thực tế của bạn, bạn có thể tự tính về số tháng bảo hiểm bạn có thể được hưởng. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Thứ ba, về mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.

CÔng ty không hỗ trợ cụ thể tính mức tiền lương bình quân, chỉ hướng dẫn bạn cách tính mức tiền lương bình quân. Mức tiền lương binh quân này phục thuộc bạn hưởng lương theo ngân sách nhà nước hay hưởng lương từ người sử dụng lao động. Bạn tham khảo tại Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

Tham khảo thêm: Bảo hiểm y tế hộ gia đình

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

3 Trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp và BHXH một lần

Câu hỏi:

Tôi làm việc cho một Công ty nhà nước từ tháng 27/07/2009, khi làm việc tại đây Công ty đã đóng cho tôi tất cả các loại bảo hiểm như: BHYT, BHXH, BHTN…Tôi dự định sẽ nghỉ việc tại đây trong thời gian tới (tôi đã gửi đơn xin nghỉ việc, do tôi đang làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn, nên sau 45 ngày Công ty mới có thể giải quyết, tôi dự kiến 31/01/2016 sẽ giải quyết xong). Vậy xin Luật sư tư vấn giúp tôi các vấn đề sau:

– Khi tôi nghỉ việc ở đây tôi sẽ được hưởng các chế độ trợ cấp gì? Mức trợ cấp như thế nào thì đúng quy định?

– Tôi muốn lãnh tiền BHXH và BHTN một lần thì tôi nên làm gì? Vì tôi không có ý định đóng tiếp các loại bảo hiểm trên.Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Trả lời tư vấn: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Tư vấn về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm xã hội một lần

>> Tư vấn về chế độ hưởng trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

4. Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần cần điều kiện gì?

Câu hỏi:

Chào luật sư , tôi làm việc tại một doanh ngiệp từ cuối tháng 12 năm 2012 nhưng đến tháng 7 năm 2013 doanh nghiệp mới đóng bảo hiểm từ tháng 7/2013 đến tháng 12/2013 mức đóng là 2.515.000.đ, từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2014 mức đóng là 2.889.000đ tháng 1/2015 đến tháng 4/201x. mức đóng là 3.317.000đ và sau khi tôi tiếp tục,chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp khác cùng nghành, nhưng đến tháng 01/202x đóng cho đến hết tháng 4 năm 202x mức đóng tương tự như trên nay tôi xin thôi việc vậy tôi có được hưởng chế độ một lần không và nếu được thì hưởng bao nhiêu thưa luật sư? Tôi xin cảm ơn và chúc sk.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Đọc thêm: Mức lương của ngành bảo hiểm

Hiện tại nếu anh/chị ngừng đóng BHXH một năm hoặc thuộc một trong các trường hợp khác đủ điều kiện rút BHXH một lần thì có thể làm thủ tục hưởng chế độ BHXH một lần. Mức hưởng sẽ tùy thuộc vào số năm đóng BHXH. Theo đó trước hết anh/chị cần tính bình quân tiền lương tổng thời gian đã tham gia BHXH, cách tính mức hưởng theo đó sẽ là: 1,5 tháng bình quân tiền lương đối với mỗi năm đóng trước 2014, 2 tháng bình quân tiền lương đối với mỗi năm đóng từ 2014 trở đi.

5 Tư vấn quy định về BHXH một lần

Câu hỏi:

Chào thân ái công ty luật Minh Gia, Thông qua sự chia sẻ của người bạn tôi biết đến luật Minh Gia là nơi đáng tin tưởng để người lao động như tôi được tư vấn về những vấn đề luật lao động và bảo hiểm lao động. Kính mong sự hỗ trợ của quý luật sư trong trường hợp sau:

Tôi là người lao động (sinh năm 1992) đã làm việc cho công ty từ 12/2010 – 8/2015 và tôi muốn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần, mong được quý luật sư cho tôi biết cách tính như thế nào với những chi tiết bên dưới:

– Từ 12/2010 – 2/2011: lương đóng BHXH 1.500.000 đ

– Từ 3/2011 – 9/2011: lương đóng BHXH 1.800.000 đ

– Từ 10/2011 – 2/2012: lương đóng BHXH 2.140.000 đ

– Từ 3/2012 – 12/2012: lương đóng BHXH 3.162.500 đ

– Từ 1/2013 – 12/2013: lương đóng BHXH 3.650.000 đ

– Từ 1/2014 – 2/2014: lương đóng BHXH 3.650.000 đ

– Từ 3/2014 – 2/2015: lương đóng BHXH 4.887.000 đ

– Từ 3/2015 – 8/2015: Lương đóng BHXH 5.369.000 đ

Xin cảm ơn luật sư rất nhiều!

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự thông qua bài viết cụ thể sau đây:

>> Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Theo đó cách tính mức hưởng BHXH sẽ như sau:

Với thời gian đóng BHXH từ 12/2010 – 12/2013: mức hưởng = [Bình quân tiền lương] x 2 (năm) x 1,5 (hệ số)

Với thời gian đóng BHXH từ 1/2014 – 8/2015: mức hưởng = [Bình quân tiền lương] x 2 (năm) x 2 (hệ số) (Giải thích: 8 tháng đóng lẻ được làm tròn thành 1 năm

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn liên hệ luật sư tư vấn luật BHXH trực tuyến để được giải đáp.

Tham khảo thêm: Bảo hiểm xã hội 5 năm được bao nhiêu tiền

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !