logo-dich-vu-luattq

điều 52 bộ luật hình sự

Điều 52. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

Xem thêm: điều 52 bộ luật hình sự

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

d) Phạm tội có tính chất côn đồ;

đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;

e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

g) Phạm tội 02 lần trở lên;

h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc17 người đủ 70 tuổi trở lên;

k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

Tìm hiểu thêm: 4 hình thức thực hiện pháp luật

l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc18 tàn ác để phạm tội;

n) Dùng thủ đoạn hoặc19 phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;

o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;

p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Bình luận:

Thoáng qua chúng ta có thể thấy cấu trúc của Điều luật này khá giống với cấu trúc của Điều luật về các tình tiết giảm nhẹ khi Khoản 1 liệt kê các tình tiết và Khoản 2 quy định nguyên tắc áp dụng. Tuy nhiên nếu xem xét kỹ chúng ta có thể thấy nếu các tình tiết giảm nhẹ được quy định theo cấu trúc mở (các tình tiết giảm nhẹ khác) thì cấu trúc quy định các tình tiết tăng nặng được quy định (chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự) đóng hoàn toàn. Như vậy, nếu như các tình tiết giảm nhẹ Tòa án được quyền ghi nhận thêm ngoài những quy định tại Khoản 1 và ghi rõ trong bản án thì đối với những tình tiết tăng nặng Tòa án hoàn toàn không được quyền thêm vào, cho dù có ghi lý do trong bản án đi chăng nữa.

Tương quan về số lượng thì các tình tiết giảm nhẹ cũng nhiều hơn các tình tiết tăng nặng (chưa kể quy định mở). Kiểu quy định như vậy thể hiện rất rõ quan điểm của nhà làm luật, chính sách của nhà nước một cách nhất quán – hạn chế tối đa khả năng lạm quyền của cơ quan tố tụng cũng như tận dụng tối đa những yếu tố có lợi cho người phạm tội.

Sau đây tác giả sẽ phân tích một vài tình tiết tăng nặng:

1. Phạm tội có tổ chức;

Đây là tình tiết tăng nặng đầu tiên mà cũng là tình tiết tăng nặng được áp dụng khá phổ biến. Tính tổ chức ở đây làm cho tội phạm trở nên nguy hiểm hơn nhiều khi thực hiện cũng như khả năng phát hiện, xử lý sẽ khó khăn hơn do đó phạm tội có tổ chức xứng đáng là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Có tổ chức, tức phải có ít nhất từ 2 người trở lên và những người này phải có sự câu kết chặt chẽ, phân công nhiệm vụ rõ ràng. Mức độ câu kết càng chặt chẽ, sự phân công nhiệm vụ càng rõ ràng chi tiết thì mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội càng cao. Ơ cấp độ thấp có thể là một nhóm người cùng tổ chức thực hiện việc trộm cắp, cướp, cướp giật sau khi thực hiện xong 1 vụ thì chúng giải tán, cao hơn thì tổ chức này thực hiện nhiều vụ chứ không giải tán theo từng vụ, cao hơn nữa là những tổ chức phạm tội chuyên nghiệp, có khi thành cả tập đoàn tham gia và dính líu rất nhiều đến việc bảo kê các loại hình dịch vụ kinh doanh có điều kiện nhạy cảm như karaoke, massage, các quán bar, vũ trường v.v…có khi là liên quan đến cả cơ quan công quyền như đã từng có vụ án Năm Cam một thời.

2. Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

Tham khảo thêm: Hệ thống pháp luật là gì?

Chuyên nghiệp nghĩa là người phạm tội xem việc phạm tội là một nghề để kiếm sống, tạo ra thu nhập, tất nhiên là không phụ thuộc vào việc thu nhập đó cao hay thấp, có đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hay không, miễn nó được xem là một nghề. Ví dụ: A là người vô công rỗi nghề và lấy việc trộm cắp, cướp giật làm nghề mưu sinh, ngày nào A cũng lượn lờ khu vực đông người như chợ, trường học, khu công nghiệp để thực hiện việc cướp giật, tối thì lẻn vào các khu nhà trọ để trộm cắp, có khi ngày được vài triệu có khi tay không nhưng đó đã được xem là phạm tội chuyên nghiệp.

Phàm những gì ở đời mà đã nâng đến tầm chuyên nghiệp thì không phải là đơn giản, phạm tội mà chuyên nghiệp nữa thì hậu quả còn nguy hại hơn. Những người phạm tội chuyên nghiệp họ thường có những tài năng do bẩm sinh hoặc khổ luyện đáng đến mức nể phục. Có những tên trộm mà không một loại ổ khóa nào mà không thể mở, kể cả khóa còng số 8, có những vụ án về ma túy mà một người chỉ học hết cấp 2 đã tự mua thuốc Tây ở tiệm thuốc về điều chế ra ma túy với những công cụ hết sức thô sơ nhưng sản phẩm lại hết sức chất lượng, có thể gọi là một chuyên gia.

3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

Đây là tình tiết tăng nặng chỉ áp dụng đối với người có chức vụ, quyền hạn chứ không phải với bất kỳ người phạm tội nào. Tuy nhiên chỉ khi nào người đó sử dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội thì mới áp dụng tình tiết tăng nặng đó. Ví dụ: A là Kế toán trưởng của 1 doanh nghiệp Nhà nước lợi dụng chức vụ của mình, phối hợp với các đồng phạm khác thực hiện kê khai khống nhiều hóa đơn để thu lợi bất chính thì sẽ áp dụng tình tiết tăng nặng này. Tuy nhiên cũng là A nhưng do mâu thuẩn cá nhân với B nên đã thực hiện việc đánh B gây thương tích 25%, trong trường hợp phạm tội này, chức vụ kế toán trưởng của A không phải là 1 tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Chính việc có chức vụ, quyền hạn sẽ làm cho việc thực hiện tội phạm trở nên dễ dàng hơn và có chức vụ, quyền hạn nên việc phát hiện cũng sẽ khó hơn và thiệt hại gây ra thương cũng lớn hơn. Thông thường tình tiết tăng nặng thường áp dụng đối với các tội phạm kinh tế trong các doanh nghiệp nhà nước liên quan đến tham ô, tham nhũng, hối lộ. Rất nhiều các vụ án tham nhũng lớn (đại án) đều có hình ảnh của việc lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội, đặc biệt là các tội phạm xuất phát từ lợi ích nhóm, cố ý làm trái các quy định nhà nước gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như gần đây nhất có vụ án của Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng…

4. Phạm tội có tính chất côn đồ;

Tình tiết này áp dụng đối với những người phạm tội manh động và lý do thực hiện tội phạm rất vô lý thể hiện rõ tính chất côn đồ. Thường đây là tình tiết áp dụng nhiều trong các vụ án xâm phạm đến tính sức khỏe, tính mạng của nạn nhân. Phổ biến nhất trong xã hội hiện tại là các vụ gây gổ đánh đập, chém giết lẫn nhau vì bị cho là nhìn đều hoặc va quẹt giao thông nhẹ nhưng lại xô xát cãi nhau và gây án. Đây là những trường hợp thấy rõ nét nhất tính chất côn đồ của tội phạm. Cũng cần lưu ý rằng thông thường tình tiết này hay áp dụng cho các dân anh, chị (xã hội đen) nhưng không đồng nghĩa chỉ có những người có lý lịch bất hảo này mới bị áp dụng tình tiết tăng nặng. Chỉ cần thỏa điều kiện có tính chất côn đồ thì sẽ áp dụng, có nhiều người tuy lần đầu tiên thực hiện tội phạm nhưng cũng lộ rõ tính chất côn đồ, có nhiều dân anh chị nhưng khi thực hiện tội phạm lại không áp dụng tình tiết này.

5. Phạm tội vì động cơ đê hèn;

Có những tội phạm được thực hiện do có động cơ thúc đẩy, có những tội phạm thì không và việc thực hiện tội phạm có động cơ hay không có động cơ không ảnh hưởng đến quyết định hình phạt nó chỉ có ý nghĩa trong việc xác định có phạm tội hay không (có đảm bảo các yếu tố cấu thành tội phạm). Tuy nhiên động cơ đê hèn là 1 tình tiết tăng nặng và vì vậy nó sẽ ảnh hưởng đến quyết định hình phạt. Như vậy như thế nào là động cơ đê hèn? Động cơ là động lực thúc đẩy người phạm tội thực hiện tội phạm, đê hèn là thấp kém, hèn hạ đáng khinh bỉ, không thể chấp nhận được. Đây là tình tiết tăng nặng mà ít nhiều sẽ phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của hội đồng xét xử cũng như nhận định của Viện Kiểm sát. Thực tế có nhiều tình tiết có thể xếp vào động cơ đê hèn như giết vợ (chồng) để được lấy bồ nhí, giết người yêu để để trốn tránh trách nhiệm làm cha đối với thai nhi, giết chủ nợ để trốn nợ v.v…

6. Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

Cố tình (cố ý) thực hiện tội phạm đến cùng nghĩa là trong quá trình thực hiện tội phạm, người phạm tội đã vấp phải sự phản kháng, có thể là sự chống trả từ chính nạn nhân hoặc cũng có thể là sự can thiệp từ những người xung quanh nhưng vẫn không có ý định dừng việc phạm tội mà quyết tâm vượt qua trở ngại để tiếp tục thực hiện đến cùng tội phạm mà mình mong muốn. Rõ ràng đây là một tình tiết tăng nặng thể hiện sự không dừng lại, quyết tâm cao độ của người thực hiện tội phạm. Ví dụ: A dùng dao tấn công để giết B nhưng bị B chống trả quyết liệt nên cũng bị thương tích. Tuy vậy A đã không chịu dừng lại và cố kiếm cách để giết B, sau một hồi giằng co, cuối cùng A cũng giết được B.

7. Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;

Người thực hiện tội phạm không nhất thiết phải hướng tới việc gây hại cho nhiều người nhưng do thủ đoạn và phương tiện thực hiện lại có khả năng gây nguy hại cho nhiều người. Ở đây là có khả năng chứ không bắt buộc hậu quả gây hại cho nhiều người đã xảy ra. Ví dụ: A muốn giết B nên đã dùng thủ đoạn đầu độc vào nguồn nước uống của gia đình B, hay A dùng xe tải (nguồn nguy hiểm cao độ) để tông (đâm) B khi B đã lưu thông trên đoạn đường có đông người qua lại.

Tìm hiểu thêm: Các dấu hiệu vi phạm pháp luật

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !