logo-dich-vu-luattq

điều 47 bộ luật hình sự

Điều 47. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

1. Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:

Xem thêm: điều 47 bộ luật hình sự

a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;

b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;

c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu hành.

2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

Đọc thêm: Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo

3. Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.

Bình Luận

Đây là Biện pháp tư pháp thứ nhất được qui định tại Điều 46, Biện pháp này được áp dụng cho người phạm tội lẫn pháp nhân thương mại.

Ngay tại khoản 1 Điều này, thì Biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm được thực hiện bằng phương pháp sung vào ngân sách Nhà nước hoặc tiêu hủy. Tùy thuộc vào vật đó là gì mà áp dụng biện pháp phù hợp.

– Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội: trước hết cần nhận định các công cụ, phương tiện này phải thuộc sở hữu của người thực hiện hành vi phạm tội, đối với các loại vật, tiền mà người phạm tội có được không thông qua việc xác lập quyền sở hữu hợp pháp sẽ được điều chỉnh tại khoản 2 Điều này. Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội là các loại vật được người phạm tội chuẩn bị trong quá trình thực hiện tội phạm. Bàn đến đây, có thể nhiều người hiểu một cách máy móc và cho rằng các vật này phải được chuẩn bị trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội tức là giai đoạn mà việc phạm tội được cụ thể hóa bằng một hành vi nhất định, không còn là biểu hiện trong suy nghĩ. Cách hiểu này hoàn toàn không sai nhưng chưa thật sự phù hợp, sở dĩ tác giả nhận định không sai vì giai đoạn chuẩn bị phạm tội là giai đoạn mà người phạm tội hầu như đã chuẩn bị một cách đầy đủ nhất các loại vật mà họ cho là cần thiết để thực hiện hành vi và đạt được mục đích phạm tội ban đầu của mình. Tuy nhiên các công cụ, phương tiên phạm tội có thể được bổ sung, thay thế, hủy bỏ trong suốt quá trình thực hiện tội phạm.

Công cụ, phương tiện phạm tội: dao, dây thừng, bao tải, xe máy, ô tô…

Đọc thêm: Luật Điện Lực 2004 số 28/2004/QH11

– Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có: Khác với công cụ, phương tiện phạm tội thì đây là biện pháp tư pháp nhằm vào những thứ mà người phạm tội có được trong và sau quá trình thực hiện hành vi phạm tội. Qui định tại phần này thể hiện vật hoặc tiền được hình thành từ hai nguồn khác nhau. Thứ nhất là vật hoặc tiền do phạm tội mà có: Đây là những thứ mà người phạm tội chiếm đoạt được như trộm xe đạp, xe máy, laptop, tiền có được từ cướp giật, tiền có được từ việc lừa đảo, … rõ ràng người thực hiện hành vi phạm tội là đối tượng trực tiếp nắm giữ, quản lý các loại vật, tiền này mà nó không bị biến đổi, hoán đổi thành những lợi ích khác hay nói cách khác đây là các lợi ích, hiện vật bậc I. Thứ hai là vật hoặc tiền do mua bán đổi chác từ các loại vật, tiền mà người phạm tội có được khi thực hiện hành vi phạm tội: Nếu qui ước gọi các vật hoặc tiền do phạm tội mà có là các lợi ích, hiện vật bậc I thì đến đây các loại vật, tiền có được từ việc mua bán, đổi chác là các lợi ích, hiện vật bậc II. Các vật, tiền này được bị biến đổi thông qua phương thức mua bán, đổi chác, ví dụ: A trộm được xe máy và đem xe máy bán lấy tiền hay A trộm được khoản tiền lớn và sử dụng nó để mua nhà, như vậy tiền từ việc bán xe máy hay nhà có được từ việc sử dụng tiền trộm cắp là các lợi ích, hiện vật bậc II.

– Khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội: với việc qui định áp dụng biện pháp tư pháp đối với các khoản thu lợi bất chính có được từ việc phạm tội là một điểm mới hoàn toàn của Bộ luật hình sự hiện hành so với các qui định trước đây. Thu lợi bất chính là yếu tố định khung hình phạt trong một số loại tội phạm như Điều 217a – Tội vi phạm qui định về kinh doanh theo phương thức đa cấp (thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên), Điều 217 – Tội vi phạm qui định về cạnh tranh (thu lợi bất chính 3.000.000.000 đồng trở lên), Điều 212 – Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán (thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên), Điều 201 – Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, Điều 198 – Tội lừa dối khách hàng, …Như vậy có thể hiểu như thế nào về hoạt động thu lợi bất chính của người phạm tội, đây là các khoản lợi mà người phạm tội có được thông qua việc thực hiện hành vi phạm tội. Vì có được bằng hành vi bất hợp pháp nên các khoản lợi này cần phải bị áp dụng biện pháp tư pháp để xử lý.

– Vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, lưu hành: Trường hợp này chỉ áp dụng đối với vật và vật này phải thuộc danh mục bị Nhà nước cấm tàng trữ, lưu hành. Căn cứ để xác định một vật có thuộc trường hợp qui định này hay không thì dựa trên qui định của pháp luật đối với vật đó, nghĩa là nó có nằm trong danh sách cấm của Nhà nước hay không. Một khi bị cấm thì không phân biệt vật thuộc quyền sở hữu của ai, của người phạm tội hay người bị hại hay một bên thứ ba nào khác đều bị áp dụng biện pháp tư pháp, không có ngoại lệ được đặt ra.

Không phải bất kỳ vật, tiền nào có được trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội của tội phạm đều bị tịch thu, sung quỹ mà cần phải được xem xét nguồn gốc vật, tiền này là của ai, có phải của người phạm tội hay không, nó được hình thành như thế nào… chính vì vậy mà pháp luật hình sự đã qui định đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

Trường hợp vật, tiền thuộc sở hữu của người khác nhưng người này lại có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng trong quá trình thực hiện tội phạm thì vật, tiền này có thể bị Cơ quan có thẩm quyền xem xét áp dụng biện pháp tư pháp. Đây không phải là trường hợp đương nhiên bị áp dụng biện pháp tư pháp như đối với các mục được nhà làm luật liệt kê tại khoản 1 Điều này. Việc có tịch thu hay không cần phải được xem xét, đối chiếu dựa trên nhiều yếu tố khác nhau để từ đó mới ra quyết định cuối cùng về việc tịch thu hay không tịch thu.

Yếu tố cơ bản, đầu tiên mang tính quyết định đó chính là yếu tố lỗi. Khi xem xét các thành tố cấu thành tội phạm tại Điều 8 Bộ luật này thì lỗi là một trong các thành tố xác định hành vi của một người/pháp nhân thương mại có phải là tội phạm hay không. Lỗi được biểu hiện ở dạng cố ý và vô ý. Trong trường hợp này, nếu một người với lỗi cố ý để người phạm tội sử dụng vật, tiền của mình thì được hiểu họ đã biết được hành vi nguy hiểm cho xã hội, biết được hậu quả sẽ xảy ra như thế nào khi người phạm tội sử dụng vật, tiền của mình thì tất nhiên toàn bộ vật, tiền đó phải bị tịch thu. Ngoài ra người này còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự là một đồng phạm với vai trò giúp sức. Còn trường hợp ngược lại với lỗi vô ý thì việc tịch thu hay không cũng được đưa ra xem xét chứ không mặc nhiên hoàn trả cho người sở hữu hoặc quản lý hợp pháp.

Tìm hiểu thêm: Pháp luật về hợp đồng: Những vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !