logo-dich-vu-luattq

điều 185 bộ luật hình sự 2015

Hiện nay, có nhiều trường hợp ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, người có công nuôi dưỡng mình và ngày càng được nhiều người quay clip đăng lên các trang mạng xã hội để phê phán. Vậy tội ngược đãi này có được quy định trong Bộ luật hình sự hay các luật khác có liên quan không? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để tìm hiểu Điều 185 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung quy định về tội ngược đãi như thế nào nhé!

Điều 185 Bộ luật hình sự

Điều 185 Bộ luật hình sự quy định về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình.

Xem thêm: điều 185 bộ luật hình sự 2015

Đây là hành vi đối xử tàn ác, trái đạo đức với ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình. Tội danh này được quy định tại Điều 185 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Các dấu hiệu của tội phạm

1.Chủ thể của tội phạm

Cũng như chủ thể của các tội phạm khác chủ thể của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự.

Đối với tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, tuy không phải là chủ thể đặc biệt nhưng trong từng trường hợp cụ thể thì người phạm tội phải là người có quan hệ nhất định với người bị hại.

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình là tội phạm ít nghiêm trọng nên chỉ những người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

2. Khách thể tội phạm.

Người phạm tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình có thể có một trong hai hành vi, đó là hành vi ngược đãi và hành vi hành hạ hoặc cả hai hành vi này.

Ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình là hành vi đối xử một cách tàn nhẫn, trái với lẽ phải, với đạo đức của cháu đối với ông bà, của con đối với bố mẹ, của vợ đối với chồng hoặc của chồng đối với vợ, cha hoặc mẹ đối với con, người được nuôi dưỡng đối với người có công nuôi dưỡng mình.

Hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình là hành vi đối xử tàn ác của cháu đối với ông bà, của con đối với bố mẹ, của vợ đối với chồng hoặc của chồng đối với vợ, cha hoặc mẹ đối với con, người được nuôi dưỡng đối với người có công nuôi dưỡng mình.

Tham khảo thêm: Giải thích ý nghĩa biểu tượng ngành luật? Nguồn gốc ra đời?

Hành vi đối xử tàn ác được thể hiện như đánh đập và những hành động bạo lực khác một cách có hệ thống được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Thông thường, hành vi hành hạ được lặp đi lặp lại và kéo dài vài ngày, vài tuần, thậm chí hàng tháng, hàng năm. Hành vi này không chỉ gây đau đớn về thể xác mà còn gây đau khổ về tinh thần cho người bị hành hạ, nếu hành vi này có gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị hành hạ, thì cũng chỉ là thương tích nhẹ chưa tới mức bị tuy cứu về tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

3. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người thâ chính mình và mong muốn thực hiện hành vi đó, hơn thế nữa, người thực hiện còn có thái độ chống đối pháp luật, thể hiện ở chỗ mặc dù biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật hôn nhân và gia đình, thậm chí đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi này những vẫn cố ý tiếp tục thực hiện hành vi ngược đãi hoặc hành hạ người thân của mình. Các dấu hiệu về mục đích, động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.

4. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình là quyền và nghĩa vụ yêu thương, tôn trọng và chăm sóc lẫn nhau giữa những người thân ruột thịt trong gia đình bao gồm vợ, chồng, cha mẹ, con, ông, bà, cháu và những người có công nuôi dưỡng.

5. Hậu quả và mối quan hệ nhân quả

Hậu quả của tội phạm này là hậu quả được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 bao gồm: Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần.

Tuy nhiên nếu hậu quả gây ra không thuộc trường hợp nêu trên mà người phạm tội cũng đã bị xử phạt hành chính về hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình mà còn vi phạm, Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo, thì cũng cấu thành tội phạm này.

Như vậy, hậu quả của tội phạm này vừa là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm vừa không phải là dấu hiệu bắt buộc.

Điều 185 Bộ luật hình sự 2015 là biểu hiện của mối quan hệ giữa pháp luật và

Điều 185 Bộ luật hình sự 2015 là biểu hiện của mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.

Ngược đãi là sử dụng hành động, lời nói làm tổn thương, hãm hại và kiểm soát người khác. Ngược đãi gây nên những chấn thương khó lành về tâm lý, những chấn thương này khác hoàn toàn so với những chấn thương trên cơ thể do tai nạn gây ra.

Tham khảo thêm: Luật an toàn vệ sinh lao đông 2015

Nạn nhân của ngược đãi thường bị rơi vào trạng thái căng thẳng, sợ hãi và có những cảm xúc tiêu cực. Họ luôn cảm thấy lo lắng, bất an, hay hồi tưởng lại những vấn đề đã gặp phải. Nếu những biểu hiện này kéo dài nạn nhân có thể rơi vào trạng thái trầm cảm.

Điều 185 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội ngược đãi

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình được quy định tại Điều 185 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

“1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”

Ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, được hiểu là sự đối xử tồi tệ về mọi mặt đối với ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, hoặc người có công nuôi dưỡng mình một cách thường xuyên.

Hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, được hiểu là việc đốĩ xử một cách tàn ác với ông bà, cha mẹ, vợ chổng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình mọt cách thường xuyên.

Có thể bạn quan tâm

  • Tội rửa tiền theo quy định bộ luật Hình sự năm 2015
  • Điều 330 Bộ luật hình sự được quy định như thế nào?
  • Điều 230 bộ luật hình sự quy định như thế nào?

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Điều 185 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định vấn đề gì?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm độc quyền, xin giấy phép bay flycam, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại việt nam….của luật sư X, hãy liên hệ 0967 370 488 .

Tham khảo thêm: Luật cán bộ công chức và luật viên chức sửa đổi 2019 số 52/2019/QH14

Câu hỏi thường gặp

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !