Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Xem thêm: điều 138 bộ luật hình sự 1999
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Thông tư liên tịch số 02/ VKSTC-BCA-BQP-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 hướng dẫn áp dụng một số qui định tại Chương XIV Các tội phạm sở hữu của Bộ luật Hình sự 1999.
[MỤCI.VỀ MỘT SỐ TÌNH TIẾT LÀ YẾU TỐ ĐỊNH TỘI HOẶC ĐỊNH KHUNG HÌNH PHẠT]
Điểm 1. Khi áp dụng tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt” quy định tại khoản 1 của các điều 137, 138, 139 và 140 BLHS cần chú ý:
1.1. Bị coi là “đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt”, nếu trước đó đã bị xử lý bằng một trong các hình thức sau đây về hành vi chiếm đoạt, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý mà lại thực hiện một trong các hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;
b) Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của Điều lệnh, Điều lệ của lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền (Ví dụ 1: Một sinh viên trộm cắp của bạn 150.000 đồng và bị phát hiện. Hội đồng kỷ luật của Nhà trường đã xét và người có thẩm quyền đã ra quyết định cảnh cáo toàn trường hoặc đuổi học. Ví dụ 2: Một cán bộ (công chức) trộm cắp tài sản của cơ quan và bị phát hiện. Hội đồng kỷ luật của cơ quan đã xét và người có thẩm quyền đã ra quyết định kỷ luật hạ một bậc lương theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức…).
1.2. Hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý là hết thời hạn do pháp luật, Điều lệnh hoặc Điều lệ quy định (Theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, trong trường hợp “cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu quá một năm, kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm, thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính”). Đối với các trường hợp bị xử lý mà chưa có quy định về thời hạn để hết thời hạn đó, người bị xử lý được coi là chưa bị xử lý, thì thời hạn đó là một năm, kể từ ngày bị xử lý.
1.3. Bị coi là “đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt” nếu trước đó đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi sau đây:
a) Hành vi cướp tài sản;
b) Hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản;
c) Hành vi cưỡng đoạt tài sản;
Đọc thêm: Luật lao động là gì ? Đối tượng, phương pháp điều chỉnh của luật lao động ?
d) Hành vi cướp giật tài sản;
đ) Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản:
e) Hành vi trộm cắp tài sản:
g) Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; .
h) Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;
i) Hành vi tham ô tài sản;
k) Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Điểm 2. Bị coi là “đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản” nếu trước đó đã bị kết án về một trong các tội sau dây:
a) Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS);
b) Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134 BLHS);
c) Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135 BLHS);
d) Tội cướp giật tài sản (Điều 136 BLHS);
đ) Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137 BLHS);
e) Tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS);
g) Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS);
h) Tội lạm đụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 BLHS);
i) Tội tham ô tài sản (Điều 278 BLHS);
k) Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 BLHS);
Đối với các trường hợp bị kết án nhưng chưa được xoá án về một trong các tội phạm khác có tính chất chiếm đoạt tài sản (như tội chiếm đoạt vật liệu nổ (Điều 232 BLHS); tội chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ (Điều 233 BLHS)…) có bị coi là tình tiết định tội hay không sẽ được hướng dẫn sau.
Điểm 3. Khi áp dụng các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” (từ Điều 133 đến Điều 140, Điều 142 và Điều 143 BLHS) cần chú ý:
3.1. Hậu quả phải do hành vi phạm tội gây ra (có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả). Hậu quả đó có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản hoặc hậu quả phi vật chất (gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội).
3.2. Đối với các tội quy định tại các điều 133, 134 và 136 thì thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng đã được quy định thành tình tiết định khung riêng biệt, cho nên không xem xét các thiệt hại này một lần nữa để đánh giá hậu quả do hành vi phạm tội gây ra được hướng dẫn tại tiểu mục 3.4 Mục 3 này.
3.3. Đối với các tội có quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt, giá trị tài sản bị sử dụng trái phép, giá trị tài sản bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng, thì việc xác định hậu quả thiệt hại về tài sản không phải căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt, giá trị tài sản bị sử dụng trái phép, giá trị tài sản bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng, vì giá trị tài sản này đã được quy định thành tình tiết định khung riêng biệt. Hậu quả phải là thiệt hại về tài sản xẩy ra ngoài giá trị tài sản bị chiếm đoạt, giá trị tài sản bị sử dụng trái phép, giá trị tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng.
Ví dụ: A trộm cắp một lô thuốc chữa bệnh cho gia súc trị giá 40 triệu đồng. Do thuốc chữa bệnh cho gia súc bị trộm cắp nên không có thuốc để kịp thời chữa bệnh, dẫn đến đàn gia súc trị giá 100 triệu đồng bị chết. Trong trường hợp này giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 40 triệu đồng và hậu quả thiệt hại về tài sản là 100 triệu đồng.
3.4. Để xem xét trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng và trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về nguyên tắc chung phải đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ các hậu quả (thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và các thiệt hại phi vật chất).
Nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản thì được xác định như sau:
a) Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả nghiêm trọng:
a.1) Làm chết một người;
a.2) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;
a.3) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;
Tham khảo thêm: Luật số 88/2015/QH13Luật Kế toán
a.4) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 61% đến 100%, nếu không thuộc các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a.2 và a.3 trên đây;
a.5) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật từ 31 % đến 60% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
a.6) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
b) Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả rất nghiêm trọng:
b.1) Làm chết hai người;
b.2) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61 % trở lên;
b.3) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của năm đến bảy người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;
b.4) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%, nếu không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b.2 và b.3 trên đây;
b.5) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng;
b.6) Gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản mà hậu quả thuộc hai đến ba điểm từ điểm a.1 đến điểm a.6 tiểu mục 3.4 này.
c) Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng:
c.1) Làm chết ba người trở lên;
c.2) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;
c.3) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của tám người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31 % đến 60% ;
c.4) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 201% trở lên, nếu không thuộc một trong các trường hợp được hướng đẫn tại các điểm c.2 và c.3 trên đây;
c.5) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên;
c.6) Gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản mà hậu quả thuộc bốn điểm trở lên từ điểm a.1 đến điểm a.6 tiểu mục 3.4 này;
c.7) Gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản mà hậu quả thuộc hai điểm trở lên từ điểm b.1 đến điểm b.6 tiểu mục 3.4 này.
Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội… Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Điểm 4. Trong trường hợp tài sản bị chiếm đoạt dưới 500 nghìn đồng (Điều 137, Điều 138, Điều 139 BLHS) hoặc dưới một triệu đồng (Điều 140 BLHS), cũng như trong trường hợp tài sản bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng có giá trị dưới 500 nghìn đồng (Điều 143 BLHS) nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của điều luật tương ứng, nếu không có tình tiết định khung hình phạt khác.
Điểm 6. Khi áp đụng tình tiết “hành hung để tẩu thoát” (điểm đ khoản 2 Điều 136; điểm a khoản 2 Điều 137; điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS) cần chú ý:
6.1. Phạm tội thuộc trường hợp “hành hung để tẩu thoát” là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô ngã… nhằm tẩu thoát.
6.2. Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là “hành hung để tẩu thoát” mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT DRAGON
Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 599 979
Website: www.vanphongluatsu.com.vn Email : info@dichvuluattoanquoc.com Facebook : https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon
Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Phòng 4.6 Tòa nhà Khánh Hội, Lô 2/3C đường Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.
Tham khảo thêm: điều 118 bộ luật tố tụng hình sự 2015