logo-dich-vu-luattq

điều 128 bộ luật hình sự

Bài viết pháp luật được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Dương Hoài Vân. Luật sư Dương Hoài Vân hiện tại đang giữ chức vụ Giám đốc của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Luật sư Dương Hoài Vân có 16 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực Doanh nghiệp, Hôn nhân & Gia đình, Di chúc – Thừa kế, Dân sự, Hình sự, Lao động – Bảo hiểm xã hội, Đầu tư,…

Xem thêm: điều 128 bộ luật hình sự

1. Thế nào là Vô ý làm chết người?

Vô ý làm chết người là hành vi của một người làm cho người khác bị chết với lỗi vô ý, có nghĩa là người thực hiện hành vi gây hậu quả chết người do không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước được, hoặc tuy biết hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ với Luật sư.

2. Các yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người

– Mặt khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm quyền sống của con người.

– Mặt khách quan của tội phạm:

Tội phạm thể hiện ở hành động do cẩu thả hoặc quá tự tin mà gây ra cái chết cho nạn nhân. Hành vi khách quan tương tự như hành vi thực hiện tội phạm giết người, chỉ khác nhau ở mặt chủ quan. Hậu quả chết người là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả chết người cần phải được làm rõ trong mặt khách quan của tội phạm.

– Chủ thể của tội phạm: Là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự

– Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý.

3. Một số lưu ý của tội vô ý làm chết người

Bộ luật Hình sự quy định hành vi vô ý làm chết người trong một số lĩnh vực hành chính thì không phạm tội vô ý làm chết người mà phạm những tội riêng như: tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260); tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Điều 267); tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay (Điều 277); tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người (Điều 295)…

4. Quy định của pháp luật hình sự về tội vô ý làm chết người

Theo Điều 128 BLHS có quy định về Tội vô ý làm chết người như sau:

“1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

Theo đó, pháp luật quy định 2 khung hình phạt như sau:

– Khung 1. Quy định trường hợp làm chết một người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

– Khung 2. Quy định nếu làm chết từ 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Trên đây là nội dung bài viết quy định của pháp luật về tội “Vô ý làm chết người” V&HM Law gửi đến bạn đọc, nếu có gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ V&HM Law để được giải đáp.

Tham khảo thêm: Luật Thương mại năm 2005

V&HM tổng hợp

Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể liên lạc với V&HM Law Firm qua số điện thoại: 0967 370 488 hoặc 0967 370 488 (Luật sư Dương Hoài Vân) hoặc đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).

Trân trọng.

HỎI: ANH TRAI ĐÁNH EM GÁI BỊ TỘI GÌ?

Luật sư cho em hỏi: Chồng em đánh em gái vì tội hỗn láo nhiều lần với anh mình và còn mâu thuẫn về tiền bạc, chồng em nóng giận quá nên đánh vào mặt em gái bị chảy máu mũi và được Công an mời về. Vậy chồng em có tội hay không?

Đối với câu hỏi của bạn, luật sư tư vấn như sau:

Hành vi của chồng bạn là hành vi cố ý gây thương tích, tuy nhiên thì việc có bị xử lý hình sự hay không còn phụ thuộc vào mức độ thương tật từ hành vi của chồng bạn gây ra, căn cứ vào Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội cố ý gây thương tích như sau:

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông,bà, cha, mẹ người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

Đọc thêm: Luật kinh doanh bảo hiểm 2016

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Như vậy, trong trường hợp này nếu mức thương tật của em gái chồng bạn không đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 104 BLHS thì chồng bạn không phạm tội cố ý gây thương tích.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của luật sư!

Trân trọng.

Luật sư Nguyễn Đức Biên.

TIN LIÊN QUAN:

Danh bạ Luật sư Hình sự

Thi hành án hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự

Câu hỏi hình sự

Tham khảo thêm: Những luật giao thông ở việt nam

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !