logo-dich-vu-luattq

điều 12 bộ luật hình sự

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Xem thêm: điều 12 bộ luật hình sự

2.Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Bình Luận

Xuất phát từ thực tiễn xét xử và quá trình trẻ hóa tội phạm ngày càng nhiều trong suốt thời gian qua mà quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự hiện nay có thay đổi rõ nét so với qui định trong Bộ luật hình sự 1999. Nếu trước đây người phạm tội khi thực hiện hành vi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự đối với loại tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, thì hiện nay phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của nhóm đối tượng này đã được mở rộng, theo đó:

Tìm hiểu thêm: Nghị định 123 hướng dẫn luật hộ tịch

– Khi thực hiện hành vi phạm tội thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng cho dù với lỗi cố ý hay vô ý thì người phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên trách nhiệm này được giới hạn trong những tội phạm nhất định. Cụ thể Điều 123 (Tội giết người), Điều 134 (Tội có ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác), Điều 141 (Tội hiếp dâm), Điều 142 (Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi), Điều 143 (Tội cưỡng dâm), Điều 144 (Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi), Điều 150 (Tội mua bán người), Điều 151 (Tội mua bán người dưới 16 tuổi), Điều 168 (Tội cướp tài sản), Điều 169 (Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), Điều 170 (Tội cưỡng đoạt tài sản), Điều 171 (Tội cướp giật tài sản), Điều 173 (Tội trộm cắp tài sản), Điều 178 (Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản), Điều 248 (Tội sản xuất trái phép chất ma túy), Điều 249 (Tội tàng trữ trái phép chất ma túy), Điều 250 (Tội vận chuyển trái phép chất ma túy), Điều 251 (Tội mua bán trái phép chất ma túy), Điều 252 (Tội chiếm đoạt chất ma túy), Điều 265 (Tội tổ chức đua xe trái phép), Điều 266 (Tội đua xe trái phép), Điều 286 (Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử), Điều 287 (Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử), Điều 289 (Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác), Điều 290 (Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản), Điều 299 (Tội khủng bố), Điều 303 (Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia), Điều 304 (Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quận sự).

Ngoài các tội phạm được liệt kê nêu trên thì nhóm đối tượng này khi thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đối với các loại tội phạm khác thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, tuổi chịu trách nhiệm hình sự được khái quát như sau:

– Từ đủ 16 tuổi trở lên: chịu trách nhiệm hình sự mọi loại tội phạm.

– Từ đủ 14 tuổi đến dưới16 tuổi:

Tìm hiểu thêm: Pháp luật kinh doanh bất động sản

+ Tội ít nghiêm trọng: Không chịu trách nhiệm hình sự.

+ Tội nghiêm trọng: Không chịu trách nhiệm hình sự.

+ Tội rất nghiêm trọng: Trong phạm vi các tội phạm được qui định.

+ Tội đặc biệt nghiêm trọng: Trong phạm vi các tội phạm được qui định.

Việc phân loại và giới hạn tuổi chịu trách nhiệm hình sự nêu trên phần nào đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, góp phần ngăn chặn, răn đe tội phạm vị thành niên. Nhìn lại khoảng thời gian gần đây, chúng ta không khỏi rùng mình trước các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây xôn xao dư luận, người phạm tội còn tuổi đời rất trẻ nhưng lại thực hiện hành vi với tính chất côn đồ, tàn bạo thể hiện sự xem thường pháp luật, bất chấp mọi khuôn khổ, chuẩn mực để xâm phạm các mối quan hệ xã hội. Trong một môi trường với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, du nhập văn hóa, đề cao lối sống hưởng thụ, thích thể hiện… đã dẫn đến việc xuống cấp đạo đức nghiêm trọng trong bộ phận giới trẻ và từ đó dẫn đến hành vi phạm tội là điều tất yếu.

Đọc thêm: LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !