Chính quyền nhân dân là xương sống của bộ máy nhà nước. Đất nước muốn phát triển cần có một bộ máy chính quyền vững mạnh, việc lật đổ chính quyền nhân dân đã gián tiếp gây hại đến cuộc sống của nhân dân, cần sự trừng phạt mạnh từ chính sách pháp luật.
Nội dung chính
1. Căn cứ pháp lý
Điều 109 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định về Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như sau:
Xem thêm: điều 109 bộ luật hình sự
“Điều 109. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Điều 9 Bộ luật hình sự phân loại tội phạm làm 04 loại gồm tội phạm ít nghiêm trọng; tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Mỗi tội phạm được quy định mức hình phạt phải chịu khác nhau, nhìn vào mức hình phạt cao nhất của mỗi loại tội, ta có thể xác định được tội phạm đó thuộc loại tội phạm nào. Điều 109 Bộ luật hình sự quy định mức hình phạt cao nhất đối với người phạm tội này là 20 năm tù giam, tù chung thân, tử hình. Do đó, đây là loại tội đặc biệt nghiêm trọng.
2. Dấu hiệu pháp lý của Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
2.1. Khách thể của tội phạm
Đọc thêm: Luật chia đất đai cho con gái
Hành vi phạm tội này nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Chính quyền là bộ máy điều hành, quản lý công việc của nhà nước. Một đất nước muốn phát triển ổn định, cần một chính quyền vững mạnh. Do đó hành vi nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là hành vi xâm phạm sự tồn tại của chính quyền nhân dân, xâm phạm đến Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Khách thể của tội phạm này là sự ổn định, vững mạnh của chính quyền nhân dân.
2.2. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở hoạt động “thành lập hoặc tham gia tổ chức” nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, lập đổ chính quyền từ trung ương đến địa phương của nước Việt Nam.
– Hoạt động thành lập tổ chức biểu hiện qua hành vi của những người đề xướng, lôi kéo, vạch kế hoạch, thành lập tổ chức, lôi kéo người khác vào tổ chức nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân.
Tổ chức ở đây là tổ chức phản cách mạng, nhằm chống chính quyền. Đây là một dạng đồng phạm có tổ chức, các thành viên có mối liên hệ chặt chẽ, hoạt động theo một kế hoạch thống nhất bao gồm các hành vi chuẩn bị thành lập tổ chức, chỉ huy, điều hành các hoạt động,…
– Tham gia tổ chức là hành vi gia nhập tổ chức, khi đó người tham gia biết rõ mục đích của tổ chức đó là chống chính quyền nhân dân, khi gia nhập họ tán thành và tích cực hoạt động theo kế hoạch mà tổ chức đề ra.
Như vậy, tội phạm được xem là hoàn thành kể từ khi người phạm tội thực hiện hoạt động thành lập tổ chức (kể cả tổ chức đã được thành lập hoặc chưa); hoặc từ khi tham gia vào tổ chức (kể cả đã thực hiện hoạt động nào hay chưa).
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân khác tội phản bội Tổ quốc ở chỗ: Tội phản bội Tổ quốc có dấu hiệu câu kết với nước ngoài, còn tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân không có dấu hiệu câu kết với nước ngoài. Nếu tổ chức hoạt động không có sự bàn bạc, thống nhất với nước ngoài, đơn giản chỉ là nhận viện trợ từ nước ngoài thì sẽ cấu thành tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
2.3. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là bất kì người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự (năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi) và đạt độ tuổi theo luật định. Trong đó, Điều 12 Bộ luật hình sự quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Như vậy độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội này là từ đủ 16 tuổi trở lên.
2.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Đọc thêm: Luật Hôn nhân và gia đình
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Tính chất của hoạt động thành lập cũng như hoạt động tham gia đã thể hiện lỗi của chủ thể là lỗi cố ý. Người phạm tội phải biết tổ chức có mục đích lật đổ chính quyền nhân dân. Khi đã nhận thức rõ mục đích này họ vẫn thành lập hoặc tham gia tổ chức tức là họ cũng có mục đích như vậy.
3. Hình phạt của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Điều 109 quy định 02 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung như sau:
– Khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong đó, người tổ chức, người xúi giục được quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm, người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người có hoạt động đắc lực là người có hoạt động tham gia tổ chức và đã thực hiện các hành vi thể hiện sự tích cực và mức độ tham gia quan trọng của mình. Người gây hậu quả nghiêm trọng là người gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho sự tồn tại của chính quyền nhân dân.
– Khung hình phạt tù từ 05 năm đến 12 năm đối với các đồng phạm khác.
– Khung hình phạt đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội với mức phạt từ 01 năm đến 05 năm.
4. Vụ án Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Bản án số 129/2018/HSPT đã xét xử ngày 18/4/2018 của tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng. Các bị cáo của vụ án gồm Nguyễn Văn Ng, Nguyễn Văn T và Huỳnh Hữu Đ đã tự nguyện làm hồ sơ xin gia nhập tổ chức phản động lưu vong “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do đối tượng Trần Minh Quân tự xưng là Thủ tướng nhằm chống phá, lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Các bị cáo đã tích cực các hoạt động tuyên truyền, chống phá bằng các hành vi như: in cờ ba que của chế độ Việt Nam Cộng hòa, rải truyền đơn kêu gọi thêm nhiều người ra nhập tổ chức,… Những hành vi này hoàn toàn phù hợp với miêu tả hành vi được trong mặt khách quan của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Chủ thể là các bị cáo đã trên 16 tuổi, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, biết ra mục đích lật đổ chính quyền nhân dân của tổ chức phản động lưu vong “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” nhưng vẫn tự nguyện gia nhập và còn hoạt động tích cực.
Cuối bản án, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng tuyên bị cáo Huỳnh Hữu Đ 13 năm tù, Nguyễn Văn Ng và Nguyễn Văn T cùng 12 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Luật Hoàng Anh