Chắc chắn là người lao đã không còn xa lạ gì với khái niệm sổ bảo hiểm xã hội. Sổ bảo hiểm xã hội không chỉ để theo dõi, ghi lại quá trình làm việc của bản thân mà còn là cơ sở để đảm bảo quyền lợi của chúng ta, giúp đỡ chúng ta khi ta gặp các sự việc khách quan làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta như tai nạn, sinh nở, ốm đau, bệnh tật. Vậy khi ta làm mất hoặc hỏng, rách sổ bảo hiểm xã hội thì chúng ta làm lại sổ bảo hiểm xã hội ở đâu? Có nên sử dụng Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội?. Cùng chúng tôi tìm hiểu về Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
- 1 1. Sổ Bảo hiểm xã hội là gì và các trường hợp nào thì được làm lại sổ bảo hiểm xã hội?
- 2 2. Người lao động được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp nào?
- 3 3. Dịch vụ làm lại sổ Bảo hiểm xã hội chi tiết 2022
- 4 4. Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội của ACC
- 5 5. Các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp cho khách hàng
- 6 6. Lời cam kết về dịch vụ của chúng tôi
- 7 Một số câu hỏi thường gặp
1. Sổ Bảo hiểm xã hội là gì và các trường hợp nào thì được làm lại sổ bảo hiểm xã hội?
Trước khi tìm hiểu về Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội, chúng ta cùng tìm hiểu về sổ bảo hiểm xã hội.
Xem thêm: Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội
- Sổ bảo hiểm xã hội là gì
Căn Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, có quy định cụ thể như sau:
Điều 96. Sổ bảo hiểm xã hội
“1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử.”
Vậy sổ Bảo hiểm xã hội là một quyển sổ giúp chúng ta theo dõi các mốc thời gian chúng ta làm việc, theo dõi việc đóng và hưởng chế độ bảo hiểm của chúng ta. Từ đó làm cơ sở để người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
- Mỗi người lao động tham gia được cấp mấy sổ Bảo hiểm xã hội?
Căn cứ theo Quyết định 1035/QĐ-BHXH, quy định về mẫu sổ Bảo hiểm xã hội tại điểm c Điều 3 như sau:
Điều 3. Quy định về mẫu sổ bảo hiểm xã hội
“c) Trang 4:
3. Người tham gia được cấp và bảo quản một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người tham gia hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.”
Theo đó, mỗi người lao động khi tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ được cấp 01 sổ Bảo hiểm xã hội duy nhất.
2. Người lao động được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp nào?
Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện khi nào? Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH
“2. Cấp lại sổ BHXH
2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.
2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.”
Tham khảo thêm: Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm
Vậy có ba trường hợp cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội, người lao động hoặc người sử dụng lao động căn cứ bao trường hợp trên để lập hồ sơ, thực hiện Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội phù hợp.
Vậy từ đây, chúng ta đã hiểu về sổ bảo hiểm xã hội, sổ bảo hiểm xã hội là một loại sổ rất quan trọng đối với người lao động. Sổ bảo hiểm xã hội chỉ có duy nhất một cái, vậy nếu chúng ta làm mất hoặc hỏng, rách hoặc thuộc các trường hợp trên thì làm thế nào. Dưới đây là thông tin về Dịch vụ làm lại sổ Bảo hiểm xã hội.
3. Dịch vụ làm lại sổ Bảo hiểm xã hội chi tiết 2022
Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội được tiến hành dựa trên các căn cứ và thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
Cơ sở pháp lý: Quyết định 772/QĐ-BHXH
Hồ sơ cần chuẩn bị
“1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)
2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH
a) Người tham gia:
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
Sổ BHXH (đối với trường hợp người lao động bảo lưu quá trình đóng BHXH trước ngày 01/01/2008);
Hồ sơ kèm theo như sau:
* Trường hợp thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch:
+ Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu.
+ Trường hợp là Đảng viên: thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
* Trường hợp người tham gia thay đổi nơi làm việc: Quyết định (văn bản) chứng minh địa điểm làm việc.
b) Đơn vị:
Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) đối với người lao động nộp hồ sơ qua đơn vị.
Xác nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người điều chỉnh họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh, giới tính đã ghi trên sổ BHXH.”
Vậy tùy vào từng trường hợp mà người lao động, đơn vị sử dụng lao động lựa chọn bộ hồ sơ phù hợp.
- Trình tự thủ tục thực hiện:
Bước 1: Người lao động, đơn vị sử dụng lao động Chuẩn bị hồ sơ. Theo đúng quy định trên
Đọc thêm: Bảo hiểm xã hội và chế độ thai sản
Bước 2: Nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH cụ thể như sau:
- Người đang làm việc: Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.
- Người tham gia BHXH tự nguyện, Nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu.
- Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: Nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.
- Đơn vị SDLĐ: kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
Lưu ý: người nộp không nhất thiết phải trực tiếp nộp hồ sơ tại các cơ sở trên mà có thể nộp thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc giao dịch điện tử với cơ quan BHXH. Trường hợp giao dịch điện tử: cá nhân đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.
Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Căn cứ theo Quyết định 772/QĐ-BHXH thì thời hạn như sau:
“1. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH, điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
2. Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định”
Bước 4: Nhận sổ BHXH.
Vậy nếu bạn không may làm mất, hỏng sổ bảo hiểm xã hội của bạn, bạn có thể thực hiện trình tự thủ tục như trên hoặc nếu bạn quá bận, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để sử dụng Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội, chúng tôi sẽ giúp bạn làm lại sổ bảo hiểm xã hội một cách chính xác nhất.
4. Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội của ACC
Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội của của chúng tôi:
- Luôn sẵn sàng lắng nghe khách hàng dù khách hàng đang ở bất cứ đâu
- Mọi lời tư vấn của chúng tôi đều căn cứ theo những quy định pháp luật mới nhất về bảo hiểm xã hội.
- Việc hỗ trợ hoặc đại diện khách hàng thực hiện các trình tự thủ tục đều do những Luật sư hàng đầu về mảng Lao động thực hiện
- Luôn làm việc một cách sát sao, theo sát tiến độ, trình tự thủ tục.
- Thời gian nhanh gọn, không lang man, không làm mất nhiều thời gian của khách hàng.
- Đối với chúng tôi, việc mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng mới là đáng quý.
5. Các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp cho khách hàng
- Khi lựa chọn Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội của chúng tôi, khách hàng sẽ được cung cấp các dịch vụ sau
- Dịch vụ Tư vấn cụ thể,chi tiết cho khách hàng, đưa ra hướng giải pháp tối ưu cho khách hàng về Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội
- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng Soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội.
- Dịch vụ thay mặt quý khách hàng tiến hành thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho đến khi nhận được sổ bảo hiểm xã hội mới.
- Ngoài ra, chúng tôi có dịch vụ tư vấn trực tiếp qua điện thoại, bạn vẫn có thể nhận được lời tư vấn chuyên nghiệp, đầy đủ như đến trực tiếp.
6. Lời cam kết về dịch vụ của chúng tôi
- Tư vấn, hỗ trợ mọi lúc,mọi nơi an toàn nhanh chóng.
- Thời gian hợp lý, nhanh gọn, giải quyết vấn đề dứt khoát để không làm mất thì giờ của khách hàng.
- Tài liệu và thông tin khách hàng cung cấp cho chúng tôi đều được giữ bí mật tuyệt đối.
- Phong cách phục vụ chuyên nghiệp
- Chi phí dịch vụ hợp lý đối với Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại tư vấn Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội theo số 1900.3330 hoặc qua zalo 0967 370 488 hoặc qua email: info@dichvuluattoanquoc.com để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.
Một số câu hỏi thường gặp
Sổ Bảo hiểm xã hội là gì ?
Sổ Bảo hiểm xã hội là một quyển sổ giúp chúng ta theo dõi các mốc thời gian chúng ta làm việc, theo dõi việc đóng và hưởng chế độ bảo hiểm của chúng ta. Từ đó làm cơ sở để người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Mỗi người lao động tham gia được cấp mấy sổ Bảo hiểm xã hội?
Mỗi người lao động khi tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ được cấp 01 sổ Bảo hiểm xã hội duy nhất.
Người lao động được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp nào?
1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.
3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.
Nộp hồ sơ BHXH tại đâu?
Người nộp không nhất thiết phải trực tiếp nộp hồ sơ tại các cơ sở trên mà có thể nộp thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc giao dịch điện tử với cơ quan BHXH. Trường hợp giao dịch điện tử: cá nhân đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.
Đọc thêm: Quy định mức lương tối thiểu vùng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2022
✅ Dịch vụ:⭕ Làm lại sổ BHXH✅ Cập nhật:⭐ 2022✅ Zalo:⭕ 0967 370 488 ✅ Hỗ trợ:⭐ Toàn quốc✅ Hotline:⭕ 1900.3330