1. Luật sư tư vấn về pháp luật dân sự
Với tư cách là chủ sở hữu tài sản, người lập di chúc có quyền định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế sau khi chết. Đây là hành vi pháp lý đơn phương thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Tuy nhiên, có nhiều người không nắm rõ các quy định pháp luật về thừa kế nên có nhiều trường hợp trong gia đình có tranh chấp xảy ra trên thực tế. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mọi người nên tìm hiểu rõ các quy định pháp luật về vấn đề này.
Xem thêm: Di chúc để lại đất cho con
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực dân sự, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.
2. Tư vấn về thừa kế theo di chúc
Nội dung tư vấn: Luật sư tư vấn giúp tôi được không? tôi và cả gia đình (chồng tôi và 4 đứa con đã lớn) cùng chung sống trên mảnh đất 500m2 do bố mẹ tôi mất đi để lại, tôi là con 1. năm 1995 chồng tôi qua đời, năm 2004 tôi đi xin cấp sổ đỏ và trong đó ghi rõ là cấp cho tôi (chồng đã chết). Vừa rồi tôi có lập di chúc để lại toàn bộ mảnh đất cho đứa con lớn nhưng họ lại yêu cầu tôi phải có sự đồng ý của cả 4 đứa. Nhưng thể nào chúng nó cũng không đồng ý. vậy luật sư có cách nào giúp tôi không? Hơn nữa tôi chỉ muốn cho thằng con cả tôi dùng mà không cho nó quyền bán mảnh đất đấy được không. Đây là phần đất tổ tiên để lại nên tôi không muốn nó bị bán cho người khác. Mong luật sư có thể giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.
Trả lời tư vấn: Cảm ơn chị đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho chị như sau:
Thứ nhất, về việc có cần sự đồng ý của các thành viên trong gia đình khi để lại di chúc
Dựa trên những thông tin mà chị cung cấp có thể hiểu 500m2 đất do bố mẹ chị để lại theo thừa kế là để riêng cho mình chị. Do đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mảnh đất mà gia đình chị hiện đang chung sống chỉ cấp cho mình chị, do đó chị là chủ sở hữu của mảnh đất đó. Căn cứ theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 179 Luật Đất đai năm 2013 thì: “đ) Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.”
Theo đó, chị hoàn hoàn có quyền tự mình để lại di chúc theo ý chí của mình mà không cần sự đồng ý của các thành viên trong gia đình.
Tuy nhiên, cũng xin lưu ý trường hợp nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình tức là thuộc sở hữu chung của các thành viên trong gia đình thì trong trường hợp chị để lại di chúc thì cần phải thỏa thuận giữa tất cả các thành viên trong gia đình theo Điều 212 Bộ luật Dân sự năm 2015:
Tham khảo thêm: Hạn mức chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở
“1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.”
Thứ hai, về việc để lại di chúc mà không muốn người hưởng di sản chuyển nhượng đất cho người khác
Theo quy định tại Điều 624 và Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.” và
Điều 626. Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
Đọc thêm: HIẾN ĐẤT LÀM ĐƯỜNG LÀ GÌ ?!
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”
Trong trường hợp này chị muốn để lại mảnh đất cho con trai tuy nhiên lại không muốn con trai thực hiện việc chuyển nhượng cho người khác. Ở đây, chị có thể lựa chọn một trong hai trường hợp sau:
Trường hợp 1:Theo quy định tại Khoản1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015:
“1 Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.”
Như vậy, nếu chị muốn sau khi chị mất, con trai chị không được chuyển nhượng mảnh đất này thì trong di chúc chị cần nêu rõ mảnh đất này chị để lại sẽ được dùng vào việc thờ cúng và giao mảnh đất này cho con trai chị quản lý.
Trường hợp 2: Nếu chị muốn để lại di chúc với nội dung là: sau khi chị mất sẽ cho con trai cảthừa kế mảnh đất với điều kiện không được chuyển nhượng nhà đất này cho người khác thì về nguyên tắc, anh này sẽ không được chuyển nhượng. Tuy nhiên, trên thực tế thì rất khó để kiểm soát việc anh ấy có thực hiện theo đúng ý nguyện của chị hay không. Bởi lẽ, sau khi chị mất, theo quy định của pháp luật, con trai chị có quyền làm thủ tục để đăng ký sang tên quyền sử dụng đất ở mà con chị được nhận theo di chúc. Khi đã trở thành chủ sở hữu mảnh đất được thừa kế, con trai chị có toàn quyền của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt) nên việc bán hay không bán khối tài sản này tùy thuộc vào con trai chị, không có yếu tố ràng buộc nào cả.
Thêm vào đó,các cơ quan thực hiện thủ tục sang tên này cũng không ghi nhận điều kiện chuyển nhượng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất . Do đó, việc cho con trai chị được thừa kế nhà đất nhưng lại không được chuyển nhượng cho người khác là việc khó thực hiện được trên thực tế.
Từ những phân tích trên, chúng tôi xin tư vấn cho chị nên nêu rõ mảnh đất sẽ dùng vào việc thờ cúng và giao cho con trai chị quản lí. Theo đó thì con trai chị vẫn có thể sử dụng mảnh đất nhưng không thể chuyển nhượng cho người khác.
Tham khảo thêm: Mẫu viết tay mua bán đất