Nội dung chính
1. Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Xem thêm: đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm
……, ngày….. tháng …… năm……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
XEM XÉT THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM
Đối với Bản án (Quyết định)…………..(1) số… ngày… tháng… năm…
của Tòa án nhân dân………………….
Kính gửi:(2)………………………………………………………………..
Họ tên người đề nghị:(3)
Địa chỉ:(4)
Là:(5)
trong vụ án về…………………………………………………………………………..
Đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án (Quyết định)(6)……….. số…. ngày… tháng… năm… của Tòa án nhân dân………….. đã có hiệu lực pháp luật.
Lý do đề nghị:(7)
Yêu cầu của người đề nghị:(8)
Đọc thêm: Nghị định 04 về quy chế dân chủ
Kèm theo đơn đề nghị là các tài liệu, chứng cứ sau đây:(9)
1. Bản sao Bản án (quyết định) số……………… ngày….. tháng….. năm….. của Tòa án nhân dân………………………………………………………………………………………
2. …………………………………………………………………………………………………..
NGƯỜI LÀM ĐƠN(10)
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 82-DS:
(1), (6) Nếu là bản án sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”, nếu là bản án phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.
(2) Ghi người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 331 Bộ luật tố tụng dân sự (ví dụ: Kính gửi: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao).
(3) Nếu người làm đơn là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người làm đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty X do ông Nguyễn Văn A – Tổng giám đốc làm đại diện).
(4) Nếu người làm đơn là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.
(5) Ghi tư cách tham gia tố tụng của người làm đơn (ví dụ: là nguyên đơn).
(7) Ghi lý do cụ thể của việc đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.
(8) Ghi yêu cầu của người đề nghị (ví dụ: Đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, huỷ Bản án dân sự phúc thẩm số 10/2017/DSPT ngày 10-02-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh A để xét xử phúc thẩm lại theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự).
(9) Ghi tên tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn (ví dụ: 1. Bản sao Bản án số…; 2. Bản sao Chứng minh nhân dân….3. Quyết định số…/QĐ-UBND ngày……..).
(10) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ trực tiếp vào đơn; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên trực tiếp và đóng dấu trực tiếp vào đơn.
2. Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm
Điều 331 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định chủ thể có thẩm quyền giám đốc thẩm như sau:
Tham khảo thêm: L aw N et
Thứ nhất, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.
Thứ hai, Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ, cụ thể tại Nghị quyết số 957/NQ-UBTVQH13 ngày 28/5/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về thành lập TAND cấp cao.Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cần phân biệt giữa chủ thể có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm và chủ thể có quyền đề nghị thông báo, kiến nghị việc xem xét kháng nghị giám đốc thẩm theo quy định tại Điều 327 BLTTDS năm 2015.
3. Căn cứ, điều kiện kháng nghị giám đốc thẩm
Kháng nghị giám đốc thẩm là hoạt động trong tố tụng.Vì vậy, người có thẩm quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật phải dựa trên những căn cứ được pháp luật quy định. Theo quy định của khoản 1 Điều 326 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau:
Thứ nhất, kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
Thứ hai, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ ba, có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Bên cạnh đó, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 còn quy định, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi hội đủ hai điều kiện sau:một là, có một trong những căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm được quy định tại khoản 1 Điều 326; hai là, phải có đơn đề nghị của đương sự về việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc có thông báo, kiến nghị của Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đối với việc vi phạm pháp luật của bản án, quyết định của Tòa án.Khi phát hiện bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm,cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền kiến nghị đến người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Ngoài ra, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 còn quy định, Chánh án TAND cấp tỉnh kiến nghị Chánh án TAND cấp cao hoặc Chánh án TAND tối cao; Chánh án TAND cấp cao kiến nghị Chánh án TAND tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, đối với những bản án, quyết định làm xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần có đơn đề nghị, người có thẩm quyền kháng nghị có quyền kháng nghị đối với các bản án, quyết định nêu trên.
4. Trình tự, thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm
Về đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được quy định tại Khoản 1 Điều 328: Bên cạnh đó khi gửi đơn đề nghị đến người có thẩm quyền xem xét kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự phải gửi kèm theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
– Thủ tục nhận đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được quy định tại Điều 329 BLTTDS năm 2015; theo đó,Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự. Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc ngày có dấu dịch vụ bưu chính nơi gửi.Tòa án, Viện kiểm sát chỉ thụ lý đơn đề nghị khi có đủ các nội dung theo quy định của Điều 328 BLTTDS năm 2015. Trường hợp đơn đề nghị không có đủ điều kiện thì Tòa án, Viện kiểm sát yêu cầu người gửi đơn sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát; hết thời hạn này mà người gửi đơn không sửa đổi, bổ sung thì Tòa án, Viện kiểm sát trả lại đơn đề nghị, nêu rõ lý do cho đương sự và ghi chú vào sổ nhận đơn.
– Đơn đề nghị và tài liệu chứng cứ kèm theo của cá nhân, cơ quan tổ chức khác được thực hiện theo Điều 4 Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/10/2013 của TAND tối cao, VKSND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.
5. Thực tiễn áp dụng thủ tục giám đốc thẩm
Kháng nghị giám đốc thẩm là phương thức kiểm soát của Tòa án cấp trên đối với hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án cấp dưới trong việc giải quyết các vụ án, từ đó góp phần giúp cho đội ngũ làm công tác xét xử sửa chữa sai lầm và có nhận thức đúng đắn hơn trong áp dụng pháp luật. Phương thức này giúp chođội ngũthẩm phán phải thận trọng, cân nhắc trong quá trình áp dụng pháp luật khi xét xử vụ án.Kháng nghị giám đốc thẩm còn góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đương sự, cũng cố lòng tin của người dân vào cơ quan nhà nước, vào hoạt động xét xử của Tòa án. Kháng nghị giám đốc thẩm được xem là phương tiện để người dân tìm đến công lý trong giải quyết các tranh chấp và để bảo vệ quyền lợi cho bản thân. Đương sự khi phát hiện được những vi phạm của pháp luật trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ có quyền yêu cầu người có thẩm quyền xem xét kháng nghị giám đốc thẩm theo quy định của pháp luật.
Theo số liệu báo cáo của ngành Tòa án, trong những năm gần đây, lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm dân sự như sau: năm 2018 là16.782 đơn; năm 2019 – 18.112 đơn, trong đó, số đơn được giải quyết trong năm 2018 là 6.408 đơn, chấp nhận kháng nghị 616 đơn chiếm 9,6%; năm 2019 là 9.198 đơn, chấp nhận kháng nghị 491 đơn, chiếm 5,3%; Con số nêu trên cho thấy, tình trạng gia tăng đơn đề nghị giám đốc thẩm và tỷ lệ đơn được chấp nhận kháng nghị còn thấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là quy định của BLTTDS năm 2015 về căn cứ kháng nghị chưa rõ. Như đã đề cập ở trên đây, một trong những căn cứ kháng nghị là “có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”. Tuy nhiên, cho đến nay, cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành văn bản giải thích cụ thể thế nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Mọi vướng mắc pháp lý trong hoạt động tố tụng, tranh tụng… Hãy gọi ngay:1900.6162 để được luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật MInh KHuê