Pháp luật là một trong những phạm trù thường gặp và sử dụng thường xuyên trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận dạng được một quy định hay một nguyên tắc có phải là pháp luật hay không?
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Đặc trưng của pháp luật là gì?
Xem thêm: đặc trưng của pháp luật
Pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của Nhà nước.
Pháp luật dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí chung của một quốc gia, khu vực, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế.
Đặc trưng của pháp luật là gì?
Pháp luật có 04 đặc trưng, cụ thể:
– Pháp luật có tính xác định về hình thức, tức là pháp luật thường được thể hiện trong những hình thức nhất định, có thể là tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc văn bản quy phạm pháp luật. Các quy định của pháp luật thường rõ ràng, cụ thể, đảm bảo có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trong một phạm vi rộng.
– Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực để định hướng cho nhận thức và hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do pháp luật dự liệu thì đều xử sự theo những cách thức mà nó đã nêu ra. Căn cứ vào pháp luật, các tổ chức và cá nhân trong xã hội sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì, làm như thế nào khi rơi vào một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
Tham khảo thêm: L aw N et
– Pháp luật có tính hệ thống vì pháp luật là hệ thống các quy phạm để điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như: Kinh tế, lao động, dân sự, hình sự … Tuy nhiên, các quy phạm đó không tồn tại một cách biệt lập mà giữa những mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhau để tạo nên một chỉnh thể là hệ thống pháp luật. Có thể hiểu:
+ Pháp luật có giá trị bắt buộc phải tông trọng và thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội, có tác động thường xuyên trên toàn lãnh thổ và trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau của xã hội.
+ Pháp luật là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người. Căn cứ vào pháp luật để xác định được hành vi đó có hợp pháp, hay trái pháp luật; hoạt động nào mang tính pháp lý và hoạt động nào không mang tính pháp lý.
– Pháp luật có tính quyền lực Nhà nước vì pháp luật được hình thành bằng con đường Nhà nước, pháp luật do Nhà nước đặt ra hoặc do nhà nước thừa nhận nên pháp luật luôn thể hiện ý chí của Nhà nước. Pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, động viên, khen thưởng, tổ chức thực hiện cho đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước.
Vai trò của pháp luật đối với xã hội
– Pháp luật là cơ sở để đảm bảo an toàn xã hội:
+ Một quốc gia có nền chính trị ổn định, không bạo động, khống có chống phá, biểu tình … thì người dân mới được sống, học tập và làm việc ở môi trường an toàn và không bị xâm phạm.
+ Đất nước yên bình thì đời sống nhân dân mới có thể tiến lên ấm no và có điều kiện xây dựng và phát triển. An toàn xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, đất nước nào có đời sống nhân dân an toàn luôn là điểm hướng tới trên toàn Thế giới.
– Pháp luật là công cụ điều tiết và định hướng sự phát triển các mối quan hệ trong xã hội:
Tìm hiểu thêm: Luật giao thông đường bộ là gì
– Pháp luật tăng cường xác xu hướng phát triển tốt của các quan hệ xã hội, khuyến khích xu hướng tốt và loại bỏ, ngăn ngừa những quan hệ xấu trong xã hội. Các quan hệ xã hội phù hợp với mục đích, định hướng của Nhà nước được pháp luật phát triển và bảo vệ sự tồn tại của những quan hệ xã hội đó.
+ Có sự tác động của pháp luật các thành viên trong xã hội nắm bắt được những hành vi nào là hợp pháp, được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào bị ngăn cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp.
– Pháp luật là phương tiện bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội:
+ Pháp luật quy định quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo cho nhân dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Nhà nước, quy định trách nhiệm của Nhà nước trước nhân dân.
+ Bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội là những giá trị của nhân loại.
– Pháp luật là cơ sở để giải quyết tranh chấp trong xã hội:
+ Pháp luật quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết các tranh chấp đó nhằm bảo đảm cho tranh chấp được giải quyết một các công bằng, vừa thấu tình, vừa đạt lý, đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật.
– Xã hội càng phát triển thì những tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều lên, pháp luật sẽ là căn cứ để các bên có căn cứ để phân định ai đúng, ai sai và là chuẩn mực chung để các bên giải quyết tranh chấp với nhau.
Như vậy, Đặc trưng của pháp luật là gì? Là câu hỏi đã được chúng tôi trả lời trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã cung cấp thêm một số nội dung liên quan đến pháp luật. Mong rằng những nội dung trên sẽ có ích đối với quý bạn đọc.
Đọc thêm: điều 123 bộ luật dân sự 2015