logo-dich-vu-luattq

Cưỡng ép kết hôn là gì ? Một số dấu hiệu của hành vi cưỡng ép kết hôn ?

1. Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình

Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình được quy định như sau:

– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo. Trong đó, kết hôn giả tạo được hiểu là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình. Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

Xem thêm: Cưỡng ép kết hôn

– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.

Tảo hôn được hiểu là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định (nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi).

Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn.

Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Trong đó, chung sống như vợ chồng được hiểu là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.

– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Những người cùng dòng máu về trực hệ là cha, mẹ với con; ông, bà với cháu nội, cháu ngoại.

>&gt Xem thêm: Cưỡng ép kết hôn là gì ? Một số dấu hiệu của hành vi cưỡng ép kết hôn ?

Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Về mặt y học nếu thế hệ cha mẹ càng xa bao nhiêu thì thế hệ con càng tiếp thu các mặt tích cực của cha mẹ bấy nhiêu và ngược lại. Cấm kết hôn trong trường hợp này nhằm duy trì, bảo vệ thuần phong, mỹ tục, đạo đức truyền thống cũng như đảm bảo việc phát triển lành mạnh của các thế hệ sau này, tránh sự suy thoái nòi giống.

Luật hôn nhân và gia đình cấm cả những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, đã từng là cha chồng với con dâu, đã từng là mẹ vợ với con rể, đã từng là cha dượng với con riêng của vợ, đã từng là mẹ kế với con riêng của chồng. Trên thực tế, giữa những người này không có quan hệ về huyết thống, nhưng trước đây giữa họ đã có mối quan hệ cha, mẹ – con và có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng. Việc quy định cấm những người đó kết hôn với nhau nhằm bảo vệ, giữ gìn đạo lý của dân tộc, ổn định mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, phù hợp với đạo đức xã hội và truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

– Yêu sách của cải trong kết hôn.

– Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn. Trong đó, cưỡng ép ly hôn được hiểu là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải ly hôn trái với ý muốn của họ.

Cản trở ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.

– Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính. Trong đó, sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được hiểu là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

– Bạo lực gia đình. Trong đó, bạo lực gia đình được hiểu là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

– Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

2. Khái niệm về cưỡng ép kết hôn

>&gt Xem thêm: Quy định mới về tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ ?

Đọc thêm: Dịch vụ ly hôn nhanh tphcm

Hành vi cưỡng ép kết hôn có thể do một trong hai người kết hôn thực hiện đối với người kết hôn kia hoặc có thể là hành vi của cha mẹ hay người khác mà người bị cưỡng ép kết hôn lệ thuộc về vật chất hay tỉnh thần. Hành vi cưỡng ép kết hôn thường được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như. hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tỉnh thần… làm cho người bị cưỡng ép hoàn toàn không thể có sự lựa chọn nào khác nên phải kết hôn với người mà họ không mong muốn kết hôn. Hành vi cưỡng ép kết hôn trái với nguyên tắc hôn nhân tự nguyện của Luật hôn nhân và gia đình. Vì vậy, khi kết hôn, nếu một hoặc cả hai bên nam nữ bị cưỡng ép thì việc kết hôn của họ là trái pháp luật, Tòa án có quyền hủy việc kết hôn đó khi có yêu cầu. Người thực hiện hành vi cưỡng ép kết hôn có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Không coi là có hành vi cưỡng ép kết hôn khi một người dụ dỗ, thuyết phục nên người kết hôn đã đồng ý kết hôn.

Như vậy, Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác kết hôn trái với ý muốn của họ (Xem khoản 9 Điểu 3 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014).

3. Một số dấu hiệu của hành vi cưỡng ép kết hôn

– Uy hiếp về tinh thần: Người thực hiện hành vi đe dọa sẽ gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự của người kết hôn làm cho người này rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo sợ nên buộc phải kết hôn trái với ý muốn của họ. Ví dụ, một trong hai bên người kết hôn đe dọa sẽ tiết lộ những thông tin bí mật của người kết hôn nhằm hạ nhục, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người kết hôn làm họ lâm vào trạng thái lo sợ nên phải kết hôn trái với ý muốn của họ.

– Hành hạ, ngược đãi: Thực hiện các hành vi đối xử một cách tồi tệ đối với người kết hôn, làm cho người kết hôn đau đớn về thể chất lẫn tinh thần đến mức không thể chịu đựng nên quyết định phải kết hôn trái với ý muốn của họ. Ví dụ, cha mẹ thực hiện hành vi đánh đập, nhiếc móc con khiến con không thể chịu đựng nên phải kết hôn trái với ý muốn.

– Yêu sách của cải: Yêu sách của cải là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn (Xem khoản 12 Điểu 3 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014). Ví dụ, cha mẹ của người con trai vì tham lợi nên buộc người con trai phải cưới một cô gái có nhiều của hồi môn mặc dù người con trai không mong muốn kết hôn với cô gái đó.

Như vậy, cưỡng ép kết hôn có thể là hành vi của một trong hai bên kết hôn hoặc hành vi của người thứ ba buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ. Thông thường, người thứ ba thực hiện hành vi cưỡng ép người khác kết hôn trái với ý muốn của họ là những người có mối liên hệ nhất định với người kết hôn. Ví dụ, giữa người kết hôn với người thực hiện hành vi cưỡng ép kết hôn có mối liên hệ huyết thống (cha, mẹ, ông, bà, anh, chị, em hay con của người kết hôn…).

Người thứ ba cũng có thể là người mà người kết hôn có sự lệ thuộc trong công tác, ví dụ như giám đốc, thủ trưởng đơn vị của người kết hôn…

4. Cấu thành tội phạm tội cưỡng ép kết hôn

>&gt Xem thêm: Làm như thế nào khi bị cưỡng ép kết hôn ?

– Măt khách quan

Mặt khách quan có các dấu hiệu sau đây:

+ Về hành vi. Có một trong các hành vi sau:

Có hành vi cưỡng ép kết hôn: Đây là hành vi buộc người khác (thông thường là con, cháu trong gia đình, họ tộc) phải kết hôn với người (nam hoặc nữ) mà họ không muôn kết hôn với ngươi đó, tức trái với sự tự nguyện của họ.

Có hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ. Được thể hiện qua các hành vi cụ thể sau đây:

– Ngăn cản đôi nam nữ không cho họ kết hôn theo mong muốn của họ, mặc dù họ đã có đầy đủ các điều kiện kết hôn.

– Ngăn cản người khác duy trì quan hệ vợ chồng hợp pháp (tức quan hệ hôn nhân tự nguyện tiến bộ), nghĩa là làm cho họ phải ly hôn, trái với ý muốn của họ (trên thực tế thường xảy ra tình trạng cha mẹ vợ hoặc chồng buộc con mình phải ly hôn với con dâu hoặc con rể do không thuận thảo, mâu thuẫn với cha mẹ vợ hoặc chồng).

Thủ đoạn phạm tội được thực hiện bằng các hình thức sau đây:

+ Hành hạ: Là đốì xử tàn ác đối với người bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ như đánh đập, buộc làm những việc nặng nhọc,… và coi đó là một hình phạt gây đau đớn về thể chất một cách thường xuyên, làm cho họ bị đau đớn về thể xác hoặc tinh thần.

+ Ngược đãi: Là đối xử tồi tệ về mọi mặt (ăn, mặc, ở…) đối với người bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ. Đối xử tồi tệ được thể hiện qua việc mắng chửi thậm tệ, xỉ vả, làm nhục trước bạn bè… một cách thường xuyên.

>&gt Xem thêm: Bạo lực gia đình có phải là hậu quả của cưỡng ép kết hôn không?có bị án tù không?

Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin tách khẩu sau ly hôn

+ Uy hiếp tinh thần: Là đe doạ dùng vũ lực xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản hoặc đe doạ xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, tước đi những lợi ích thiết thân (như đuổi ra khỏi nhà…) của người bị cưỡng ép kết hôn hay bị cản trở kết hôn hoặc bị cản trở không cho duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện tiến bộ.

+ Yêu sách của cải: Là cố tình thách cưới thật cao so với tục lệ thách cưới thông thường nhằm để bên bị thách cưới không thể đáp ứng được, phải từ bỏ việc kết hôn.

+ Những thủ đoạn khác: Ngoài những thủ đoạn đã nêu thì những thủ đoạn khác phải là thủ đoạn được sử dụng với mục đích cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ (ví dụ: Ghép ảnh của người nữ thành ảnh khoả thân và gửi cho người nam để họ mâu thuẫn không kết hôn nữa).

– Khách thể

Các tội phạm nói trên xâm phạm đến quyền kết hôn, quyền ly hôn của người khác (nam, nữ). Ngoài ra còn xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.

– Mặt chủ quan

Cả hai tội phạm nói trên được thực hiện với lỗi cố ý.

– Chủ thể

Chủ thể của hai tội phạm nói trên là bất kỳ ngưòi nào có năng lực trách nhiệm hình sự, thông thường là những người có uy thế trong gia đình như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị người nuôi dưỡng của người bị hại hoặc người có quyền uy ảnh hưởng lốn đối với người bị hại (như Thủ trưởng cơ quan đối với nhân viên…) do đó thường là những ngưòi đã thành niên, tức từ đủ 18 tuổi trở lên

– Về hình phạt

>&gt Xem thêm: Xử lý như thế nào khi bị cản trở hôn nhân hợp pháp ? Hành vi cưỡng ép kết hôn có phạm luật không ?

Điều luật chỉ quy định có một khung hình phạt duy nhất với mức phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

5. Hình phạt hành vi cưỡng ép kết hôn

Theo quy định tại Điều 181 Bộ luật hình sự 2015 thì:

Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”

Theo đó:

– Cưỡng ép kết hôn, được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác để buộc người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ.

– Cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ, được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác để người khác không thể kết hôn được hoặc không thể duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện tiến bộ.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến hôn nhân gia đình, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của Luật Minh Khuê luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp.

Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Công ty luật Minh Khuê

Tìm hiểu thêm: Quy trình ly hôn đơn phương

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !