Nội dung chính
1. Khái niệm chế định pháp luật
Chế định pháp luật hay còn gọi là định chế pháp luật hoặc chế định là tập hợp một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm giống nhau để điều chỉnh về nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong phạm vi một ngành luật hoặc nhiều ngành luật. Chế định có thể được hiểu theo nghĩa rộng hoặc có thể nghĩa hẹp. Nghĩa chung và rộng là những yếu tố cấu thành cơ cấu pháp lý của thực tại xã hội và nghĩa hẹp là tổng thể các quy phạm, quy tắc của một vấn đề pháp lý.
Ví dụ: ngành luật dân sự có các chế định pháp luật như chế định quyền sở hữu, chế định thừa kế, chế định quyền tác giả, chế định hợp đồng,… Ngành luật hình sự có những chế định như các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân…
Xem thêm: Chế định pháp luật
Chế định pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội gần gũi. có cùng tính chất trong phạm vi mỗi ngành luật vốn bao gồm nhiều chế định.
Ví dụ: ngành luật dân sự có các chế định như chế định quyền sở hữu, chế định hợp đồng, chế định thừa kế, chế định quyền tác giả… Ngành luật hình sự có các chế định như các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân…
2. Chế định pháp luật tiếng Anh
Chế định Institution Chế tài Punishment Quy phạm Norm Dân sự Civil Hình sự Criminal Quan điểm Opinion Luật Law
3. Đặc điểm chế định pháp luật
Cơ cấu bên trong của pháp luật có những đặc điểm ở tính đa dạng của các chế định. Trong đó có chế định pháp luật liên ngành, nghĩa là có quan hệ đến một vài ngành luật. Các chế định pháp luật liên ngành được hình thành, cũng như hoạt động không giống nhau. Hiến pháp là cơ sở pháp lý của tất cả những chế định pháp luật. Việc xác định đúng tính chất chung của mỗi nhóm quan hệ xã hội từ đó đề ra các quy phạm tương ứng có ý nghĩa quan trọng. Đây là cơ sở pháp lý để tạo ra cơ cấp pháp lý của một ngành luật. Không thể xây dựng được một văn bản pháp luật tốt cũng như một ngành luật hoàn chỉnh nếu không xác định rõ giới hạn và nội dung của các chế định pháp luật. Nhiều chế định hợp lại sẽ cấu thành ngành luật và các ngành luật hợp lại sẽ tạo thành một hệ thống pháp luật.
Chế định pháp luật mang tính chất nhóm và mỗi chế định có một đặc điểm riêng nhưng chúng đều có mối liên hệ nội tại, thống nhất với nhau, chúng không tồn tại một cách biệt lập. Việc xác định ranh giới giữa các chế định nhằm mục đích tạo ra khả năng để xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội. Và phải đặt ra các chế định trong mối liên hệ qua lại trong một chỉnh thể thống nhất của pháp luật cũng như một ngành luật. Mỗi chế định pháp luật dùng mang đặc điểm riêng những nó cũng cần tuân theo các quy luật vật động khách quan, chịu sự ảnh hưởng, tác động của chế định khác trong hệ thống pháp luật.
4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Thứ nhất, khái niệm
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật là hình thức biểu hiện mối liên hệ bên ngoài của pháp luật bằng các loại văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao thấp khác nhau do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự và thủ tục do pháp luật quy định, nhưng đều tồn tại trong thể thống nhất.
Thứ hai, đặc điểm
Các văn bản quy phạm pháp luật tạo nên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có các đặc điểm:
– Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật là các quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
– Các văn bản quy phạm pháp luật có tên gọi khác nhau (luật, pháp lệnh, nghị định,…) do Hiến pháp quy định. Giá trị pháp lý của chúng cao thấp khác nhau do vị trí của cơ quan Nhà nước trong bộ máy nhà nước quy định.
– Các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trong không gian (hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ), hiệu lực theo thời gian (bắt đầu có hiệu lực hay hết hiệu lực) và hiệu lực theo nhóm người (có hiệu lực đối với nhóm người này mà không có hiệu lực đối với nhóm người khác.
Tìm hiểu thêm: Tuân thủ pháp luật là gì? Ví dụ về tuân thủ pháp luật
Hiến pháp năm 2013, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật gồm các văn bản có giá trị pháp lý như sau:
– Hiến pháp là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.
– Các Đạo luật (Bộ luật) là các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp. Đạo luật và Bộ luật đều là những văn bản có giá trị pháp lý cao, chỉ đứng sau Hiến pháp.
– Nghị quyết của Quốc hội thường được ban hành để giải quyết các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Quốc hội nhưng thường mang tính chất cụ thể.
– Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội có giá trị pháp lý thấp hơn các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành.
– Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước: theo Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước ban hành lệnh để công bố Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh; ban hành quyết định để giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của mình như quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, quyết định đại xá,…
– Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của thủ tướng Chính phủ.
Các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ có giá trị pháp lý thấp hơn Pháp lệnh và Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
– Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ có giá trị pháp lý thấp hơn các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
– Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng VKSND tối cao;
– Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị – xã hội.
– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải phù hợp và không được trái hoặc mâu thuẫn với văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước Trung ương, với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp trên và Ủy ban nhân dân cấp trên.
– Quyết định, chỉ thị của UBND và Chủ tịch UBND các cấp.
Quyết định, chỉ thị của UBND và Chủ tịch UBND cấp nào thì có giá trị pháp lý trong địa hạt của cấp đó.
5. Khái niệm chế tài pháp luật
Đọc thêm: điều 29 bộ luật hình sự
Chế tài pháp luật là một trong 3 bộ phận cấu thành của một quy phạm pháp luật (giả định, quy định và chế tài)
Chế tài là một bộ phận xác định những hình thức trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm với các quy tắc xử sự chung được ghi trong phần quy định, giả định của quy phạm pháp luật. Căn cứ vào tính chất của nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và chế tài pháp luật được phân chia thành nhiều loại: chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự,….Việc áp dụng chế tài cũng phụ thuộc vào các đặc điểm của lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ; căn cứ vào tính chất của hành vi vi phạm và mức độ thiệt hại và các vấn đề khác có liên quan (có ý nghĩa đối với tăng nặng hoặc có thể giảm nhẹ trách nhiệm hình phạt)
Chế tài pháp luật gồm có các hình thức: Chế tài trừng trị (trong lĩnh vực hình sự), chế tài bảo vệ và chế tài bảo đảm (trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, dân sự), chế tài khôi phục tình trạng pháp lý ban đầu (trong lĩnh vực hành chính, dân sự), chế tài vô hiệu hóa.
Chế tài là một bộ phận không thể thiếu trong một quy phạm pháp luật, để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Chế tài pháp luật thể hiện thái độ của nhà nước đối với các hành vi vi phạm pháp luật và có tác dụng phòng ngừa, giáo dục để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật, đồng thời góp phần thực hiện mục đích của nhà nước trong mọi lĩnh vực: chính trị, văn hóa, kinh tế, quốc phòng, an ninh…trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể.
Chế tài có mấy hình thức:
Chế tài gồm có các hình thức:
- Hình sự: chế tài trừng trị
- Hành chính, dân sự: chế tài bảo vệ và chế tài bảo đảm
- Chế tài khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu
- Chế tài vô hiệu hóa.
Những hình thức này đều dựa trên những căn cứ về tính chất của hành vi phạm pháp luật. Mức độ thiệt hại và những vấn đề khác có liên quan đối với việc tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng các biện pháp chế tài.
Chế tài chính là một bộ phận không thể thiếu trong một quy phạm pháp luật, là công cụ để thể hiện thái độ của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật và cũng có tác dụng phòng ngừa, giáo dục để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật, từ đó góp phần thực hiện mục đích của Nhà nước trong mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hoá, xã hội….
Những chế tài thường gặp nhất :
5.1 Chế tài hành chính
Là hậu quả pháp lý khi chủ thể vi phạm quy định trong pháp luật về hành chính. Bộ phận của những quy phạm pháp luật hành chính (giả định, quy định, chế tài). Xác định biện pháp xử lý của Nhà nước đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về việc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
5.2 Chế tài hình sự
Là hậu quả về pháp lý khi chủ thể vi phạm những điều được quy định trong Bộ luật hình sự 2015. Chế tài hình sự chính là bộ phận hợp thành từ quy phạm pháp luật hình sự. Xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự.
5.3 Chế tài dân sự
Hậu quả pháp lý bất lợi ngoài mong muốn được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm trong quan hệ dân sự khi họ thực hiện. Thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự. Chế tài dân sự thường sẽ liên quan đến tài sản hoặc có thể là những biện pháp chế tài khác như: buộc chấm dứt hành vi vi phạm, cải chính công khai, buộc xin lỗi,….
5.4 Chế tài thương mại
Chế tài thương mại là hậu quả được áp dụng cho bên vi phạm những điều nêu rõ trong luật thương mại. Khi có những hành vi vi phạm xảy ra trong giao kết, thực hiện hợp đồng thương mại.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)
Đọc thêm: Luật cho vay tiền cá nhân