Trình bày khái niệm, cấu thành và phân loại của vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
Xem thêm: Cấu thành của vi phạm pháp luật bao gồm
Những nội dung liên quan:
- So sánh các loại trách nhiệm pháp lý
- Phân biệt hành vi trái pháp luật và vi phạm pháp luật
- Phân biệt tội phạm và các vi phạm pháp luật khác
- Mối quan hệ giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
Xem thêm: Cấu thành của vi phạm pháp luật bao gồm
Nội dung chính
Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
Mục lục:
- Vi phạm pháp luật
- Khái niệm vi phạm pháp luật
- Cấu thành vi phạm pháp luật
- 2.1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
- 2.2. Chủ thể của vi phạm pháp luật
- 2.3. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
- Phân loại vi phạm pháp luật
- Trách nhiệm pháp lý
- Khái niệm trách nhiệm pháp lý
- Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý
- Các loại trách nhiệm pháp lý
- Truy cứu trách nhiệm pháp lý
- 4.1. Khái niệm truy cứu trách nhiệm pháp lý
- 4.2. Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý
I. Vi phạm pháp luật
1. Khái niệm vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực và làm mất ổn định xã hội. Tính nguy hiểm thể hiện ở chỗ nó xâm hại tới lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tổ chức, xã hội.
=> Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Là một hiện tượng xã hội, vi phạm pháp luật có dấu hiệu cơ bản sau:
* Dấu hiệu hành vi: vi phạm pháp luật là hành vi xác định của con người (ý nghĩ của con người dù đen tối, tiêu cực nhưng chưa thể hiện thành thao tác, cử chỉ thì ko phải là vi phạm pháp luật. Những hiện tượng tự nhiên dù gây thiệt hại thế nào cũng ko phải là vi phạm pháp luật)
* Dấu hiệu trái pháp luật: vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các qh xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ
– Một hành vi được coi là trái pháp luật khi nó ko phù hợp với các quy định của pháp luật, xâm hại tới…Thông thường, một người ko phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình nếu hành vi đó chưa được pháp luật quy định => sự quy định trước của pháp luật là cơ sở pháp lý để xác định tính trái pháp luật trong một hành vi cụ thể
– Hành vi của con người có thể được các quy phạm xã hội khác nhau cùng điều chỉnh
* Dấu hiệu năng lực trách nhiệm pháp lý: vi phạm pháp luật là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
– Một người đc coi là có năng lực trách nhiệm pháp lý khi họ có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, đồng thời đạt đến độ tuổi do pháp luật quy định => nhận thức được hành vi của mình đúng hay sai theo chuẩn mực xã hội
=> Hành vi do người k có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện dù có trái pháp luật cũng ko phải là vi phạm pháp luật
* Dấu hiệu lỗi: vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể
– Lỗi: điều sai sót, ko nên, ko phải trong xử sự, hành động. Trong KH pháp lý, lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của một người đối với hành vi trái pháp luật của họ và hậu quả của hành vi đó.
– Một người bị coi là có lỗi khi thực hiện một hành vi trái pháp luật có kết quả của sự tự lựa chọn >< một hành vi dù trái pháp luật nhưng trong trường hợp chủ thể ko có sự lựa chọn nào khác thì người đó ko có lỗi => ko vi phạm pháp luật
=> Tóm lại, một hiện tượng cụ thể chỉ bị coi là vi phạm pháp luật khi chứa đựng đầy đủ các dấu hiệu này. Chỉ những hành vi trái pháp luật của người có năng lực trách nhiệm pháp luậtý thực hiện trong trường hợp có lỗi mới bị coi là vi phạm pháp luật
2. Cấu thành vi phạm pháp luật
Cấu thành vi phạm pháp luật là toàn bộ những yếu tố, những bộ phận làm thành một vi phạm pháp luật cụ thể, bao gồm mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan và khách thể.
2.1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: những biểu hiện ra bên ngoài TGKQ của vi phạm pháp luật
– Khoa học pháp lý phân biệt 2 hình thức biểu hiện của hành vi trái pháp luật là hành đông và ko hành động (hành động: chủ thể có hành vi bị pháp luật cấm ; ko hành động: chủ thể ko thực hiện sự bắt buộc của pháp luật)
– Sự thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội được gọi là hậu quả của vi phạm pháp luật. Biểu hiện: sự biến đổi tình trạng bt của các quan hệ xã hội bị xâm hại, có thể là thiệt hại cụ thể như tài sản, tính mạng hoặc trừu tượng như nhân phẩm, danh dự… => thiệt hại cho xã hội là cơ sở đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật
– Giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả nó gây ra có mqh nhân quả.
2.2. Chủ thể của vi phạm pháp luật
Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
– cá nhân: con người cụ thể, năng lực trách nhiệm pháp lý xác định trên cơ sở tuổi, khả năng nhận thức
Tìm hiểu thêm: Luật người khuyết tật Việt Nam
– tổ chức: nhóm người có liên kết chặt chẽ, thành lập hoạt động nhằm đạt mục tiêu nhất định
=> phân biệt: tổ chức là chủ thể vi phạm pháp luật phải là tổ chức hợp pháp >< vi phạm pháp luật có tổ chức: một nhóm người liên kết với nhau cùng vi phạm pháp luật, sự tồn tại của họ là bất hợp pháp
2.3. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật
a) Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật: thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể. Chủ thể bị coi là có thái độ tiêu cực đối với xã hội khi họ có ý thức phủ định lợi ích xã hội. Dựa vào thái độ có 2 loại lỗi
– Lỗi cố ý: chủ thể có ý thức để xảy ra thiệt hại cho xã hội + cố ý trực tiếp: mong muốn hậu quả xảy ra
+ cố ý gián tiếp: mặc hậu quả xảy ra
=> khác biệt rõ nhất là ở thái độ của người vi phạm đối với hậu quả do hành vi họ gây ra
– Lỗi vô ý: chủ thể ko chủ ý gây thiệt hại + vô ý do quá tự tin: cân nhắc và loại trừ khả năng gây hậu quả
+ vô ý do cẩu thả: chủ thể có nghĩa vụ tuân theo quy tắc nhất định nhưng do cẩu thả nên đã ko thực hiện gây nên thiệt hại
b) Động cơ vi phạm: là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
=> Phân biệt : động cơ hành vi nói chung và động cơ vi phạm pháp luật
– Theo tâm lý học, hành vi của con người trong trạng thái tâm lý bt được thúc đẩy bởi động cơ nào đó do nhu cầu, xúc cảm, tình cảm và sự tác động của TG bên ngoài
– Vi phạm pháp luật chỉ có yếu tố động cơ khi và chỉ khi người vi phạm nhận thức được hành vi của họ là vi phạm pháp luật => do đó chỉ có những vi phạm có lỗi cố ý ms có yếu tố động cơ
c) Mục đích vi phạm: là kết quả trong ý thức mà chủ thể vi phạm pháp luật đặt ra và mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. => chỉ những vi phạm pháp luật với lỗi cố ý trực tiếp ms có yếu tố mục đích
=> Phân biệt :
+ Mục đích của vi phạm pháp luật và mục đích của hành vi nói chung
+ Mục đích của vi phạm pháp luật là kết quả trong ý thức >< hậu quả của vi phạm pháp luật : kết quả thực tế
d) Khách thể vi phạm pháp luật: là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng vị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại.
– Một hành vi vi phạm pháp luật có thể xâm phạm đồng thời một hoặc nhiều qhệ xã hội hay một hành vi vi phạm có thể có nhiều khách thể, các khách thể có tầm quan trọng khác nhau trong đời sống xã hội => tính chất của khách thể là cơ sở để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật
=> Phân biệt : khách thể vi phạm pháp luật và đối tượng của vi phạm pháp luật. Đối tượng của vi phạm pháp luật: là những sự vật hiện tượng cụ thể mà khi tác động lên nó, người vi phạm gây thiệt hại cho các qhệ xã hội được pháp luật bảo vệ (xâm hại các qh xã hội, vi phạm pháp luật tác động đến từng bộ phận cấu thành nên qhệ xã hội đó => bộ phận đó là đối tượng vi phạm pháp luật)
3. Phân loại vi phạm pháp luật
Phân loại vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định loại trách nhiệm pháp lý thích hợp.
* Vi phạm hình sự (tội phạm): tính nguy hiểm cho xã hội ở mức cao nhất, xâm phạm những quan hệ xã hội quan trọng nhất trong hệ thống quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
* Vi phạm hành chính: tính nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm
* Vi phạm kỷ luật Nhà nước: là vi phạm trong trường hợp chủ thể ko thực hiện hoặc thực hiện ko đầy đủ nghĩa vụ của họ trong một quan hệ pháp luật được xác lập trong nội bộ cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý Nhà nước => phân biệt : vi phạm kỷ luật Nhà nước và kỷ luật của các tổ chức khác trong xã hội bởi : mỗi tổ chức đều có kỷ luật của nó, đó là những quy tắc xử sự được đặt ra cho các thành viên của tổ chức nhằm đảm bảo trật tự trong hoạt động tổ chức đó
* Vi phạm dân sự: là vi phạm pháp luật trong trường hợp chủ thể ko thực hiện hoặc thực hiện ko đúng, ko đầy đủ nghĩa vụ của họ trong một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể.
II. Trách nhiệm pháp lý
1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý là sự bắt buộc phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do có hành vi vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.
2. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý
– Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật hoặc thiệt hại cho xã hội xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định (trong một số trường hợp pháp luật quy định trách nhiệm pháp lý phát sinh khi ko có vi phạm pháp luật)
Tìm hiểu thêm: Chống bán phá giá là gì? Các biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam
– Trách nhiệm pháp lý thể hiện sự lên án của Nhà nước và xã hội đối với chủ thể vi phạm pháp luật
– Trách nhiệm pháp lý luôn mang tính bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu
– Trách nhiệm pháp lý là một loại nghĩa vụ đbiệt, nghĩa vụ phát sinh khi có vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định (nhiều ý kiến cho rằng :trách nhiệm pháp lý là một quan hệ pháp luật mà trong đó chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp luật là một bên trong quan hệ pháp luật ấy)
3. Các loại trách nhiệm pháp lý
Tương ứng với 4 loại vi phạm pháp luật thì có 4 loại trách nhiệm pháp lý:
– Trách nhiệm hình sự: được áp dụng với chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội
– Trách nhiệm hành chính: được…vi phạm hành chính.
– Trách nhiệm kỷ luật Nhà nước: …vi phạm kỷ luật Nhà nước. Ngoài ra đối với những cá nhân có quan hệ ràng buộc với một cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý Nhà nước, ngoài việc gánh chịu các loại trách nhiệm pháp lý tương ứng còn phải chịu trách nhiệm kỷ luật Nhà nước
– Trách nhiệm dân sự: …xâm hại tới quyền dân sự của chủ thể khác nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho bên có quyền dân sự bị xâm hại.
>>> Xem thêm: So sánh (phân biệt) các loại trách nhiệm pháp lý
4. Truy cứu trách nhiệm pháp lý
4.1. Khái niệm truy cứu trách nhiệm pháp lý:
Sau khi vi phạm pháp luật, nhìn chung ít chủ thể tự giác thực hiện trách nhiệm của mình, mà tìm cách che giấu, thoái thác. Vì vậy, các chủ thể có thẩm quyền, trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình tiến hành các hoạt động buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định => hoạt động đó gọi là truy cứu trách nhiệm pháp lý
==> Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động thể hiện quyền lực Nhà nước do cơ quan Nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hóa bộ phận chế tài của QPPL.
* Ý nghĩa: bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Đồng thời nhằm xử lý người vi phạm pháp luật, trừng phạt họ, nhằm cải tạo, giáo dục họ; răn đe các chủ thể khác; còn nhằm khôi phục trạng thái ban đầu của các qhệ xã hội trước khi bị xâm hại
* Là hoạt động áp dụng pháp luật trong trường hợp có vi phạm pháp luật, vì vậy nó mang đầy đủ đặc điểm của hoạt động áp dụng pháp luật nói chung. Ngoài ra với tính chất là một hoạt động áp dụng pháp luật riêng biệt, có một số đặc điểm riêng
– Truy cứu trách nhiệm pháp lý là áp dụng biện pháp cưỡng chế Nhà nước đưa đến hậu quả bất lợi cho chủ thể vi phạm pháp luật
– Truy cứu trách nhiệm pháp lý về nội dung là AP các biện pháp cưỡng chế Nhà nước, về hình thức là tổ chức cho chủ thể vi phạm pháp luật thực hiện bộ phận chế tài của vi phạm pháp luật
– Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động có trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ theo quy định pháp luật
– Chứng minh là nội dung cơ bản của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý
* Để đảm bảo hiệu quả trách nhiệm pháp lý, hoạt động truy cứu cần đáp ứng yêu cầu sau
– Đảm bảo tính hợp pháp trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý
– Đảm bảo tính hợp lý trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý : nghĩa là quyết định áp dụng pháp luật được ban hành khi truy cứu trách nhiệm pháp lý phải phù hợp các điều kiện hiện thực để có thể thi hành
– Đảm bảo nguyên tắc nhân đạo trong hoạt động Truy cứu trách nhiệm pháp lý trên cơ sở tôn trọng quyền, giá trị con người
– Hoạt động truy cứu phải được tiến hành nhanh chóng, kịp thời nhằm đảm bảo thu thập đủ thông tin
4.2. Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý:
* Cơ sở pháp lý là toàn bộ các quy định của pháp luật được sử dụng làm căn cứ pháp lý cho tất cả các hoạt động trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý. Đó là những quy định về : thẩm quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý, trình tự thủ tục giải quyết, các biện pháp cưỡng chế, thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý
* Cơ sở thực tế là các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật
– Về mặt khách quan: hành vi trái pháp luật là căn cứ đầu tiên; tính chất phương pháp thủ đoạn thực hiện hành vi; thiệt hại cho xã hội.
– Về chủ thể: đối với cá nhân thì căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi; tư cách pháp nhân của các tổ chức.
– Về mặt chủ quan: lỗi là yếu tố quan trọng; động cơ và mục đích có ý nghĩa trong việc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế cụ thể đối với chủ thể vi phạm.
– Khách thể: tính chất và tầm quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại là căn cứ để quyết định có hay ko tiến hành hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Các tìm kiếm liên quan đến vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý, căn cứ vào tính chất và đặc điểm của chủ thể, khách thể, vi phạm pháp luật được phân loại như thế nào, vi pham pháp luật và trách nhiệm pháp lý gdcd 9, các loại trách nhiệm pháp lý và ví dụ, ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý, năng lực trách nhiệm pháp lý, những trường hợp không phải chịu trách nhiệm pháp lý, bài tập về trách nhiệm pháp lý, ví dụ vi pham pháp luật và trách nhiệm pháp lý, ví dụ về vi phạm dân sự
Tìm hiểu thêm: Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017