logo-dich-vu-luattq

Cấu thành của vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật là những hành vi mà có thể đe dọa hoặc gây ra hậu quả xấu cho xã hội. Theo đó khi nghiên cứu về vấn đề này, nhiều người vẫn chưa rõ về nội dung cụ thể về cấu thành vi phạm pháp luật? để có thể xác định về vi phạm pháp luật hình, dân sự hay hành chính từ đó đưa ra mức xử phạt hoặc khung hình phạt đúng với hành vi vi phạm pháp luật đó; và hiểu như thế nào về định nghĩa về vi phạm pháp luật ra sao?

Mời Quý vị tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi để nắm rõ nội dung giải đáp cho vướng mắc trên.

Xem thêm: Cấu thành của vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật là gì?

Vi phạm pháp luật là những hành vi trái với các quy định của pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành ra, nhìn chung, vi phạm pháp luật bao gồm 3 loại chính là vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm pháp luật hình sự và vi phạm pháp luật dân sự.

Mỗi hành vi vi phạm pháp luật sẽ có những chế tài xử lý cụ thể khác nhau như xử phạt hành chính, phạt tù,…

Cấu thành vi phạm pháp luật có thể được hiểu là tất cả các yếu tố tổng hợp về dấu hiệu pháp lý đặc trưng về một vi phạm pháp luật. Để giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về cấu thành vi phạm pháp luật, chúng tôi sẽ làm rõ về cấu thành vi phạm pháp luật hình sự hay các yếu tố cấu thành tội phạm ở trong nội dung tiếp theo của bài viết.

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Một trong nội dung về cấu thành vi phạm pháp luật? mà nhiều khách hàng quan tâm nhất đó là các yếu tố cấu thành tội phạm trong Bộ luật Hình sự 2015. Sau đây, ở phần nội dung này chúng tôi sẽ làm rõ thắc mắc đó:

Tham khảo thêm: Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành

Cấu thành tội phạm là tất cả các yếu tố tổng hợp về dấu hiệu pháp lý đặc trưng về một tội phạm cụ thể nào đó, dấu hiệu này đã phản ánh đúng bản chất của chính tội phạm nhất định, theo đó phân biệt được tội phạm này với tội phạm khác.

Kết luận: Các yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm các yếu tối như sau:

+ Khách thể của tội phạm:

Khách thể của tội phạm là hệ thống của các quan hệ xã hội mà bị tội phạm xâm phạm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tới lợi ích cùng sự tòn tại giai cấp thống trị mà nhà nước bảo vệ quy định trong quy phạm pháp luật hình sự.

Khách thể tội phạm bao gồm khách thể chung và khách thể loại tội phạm, khách thể trực tiếp.

Khách thể chung là các quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi các xâm hại từ tội phạm. Theo đó, khách thể chung tội phạm gồm quan hệ xã hội như: chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế,quốc phòng, an ninh, nền văn hóa, an toàn xã hội, trật tự, lợi ích, quyền hợp pháp tổ chức, xâm phạm về quyền, lợi ích hợp pháp công dân, quyền con người, xâm phạm lĩnh vực khác về trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. (các chủ thể quy định tại khoản 1 điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017).

Khách thể loại tội phạm là nhóm quan hệ của xã hội mà có cùng tính chất mà được một nhóm quy phạm về pháp luật hình sự bảo vệ, đồng thời bị 1 nhóm tội phạm xâm phạm. Đây cũng là cơ sở để xây dựng về các chương thuộc Bộ luật Hình sự.

Khách thể trực tiếp của tội phạm là một hay 1 số quan hệ xã hội mà bị hành vi phạm tội cụ thể nhất định xâm hại. Theo đó, việc đe dọa hoặc gây thiệt hại lên khách thể trực tiếp có thể gây phương hại đến khách thể loại tội phạm và khách thể chung. Khách thể trực tiếp cũng chính là cơ sở để có thể căn cứ bản chất tội phạm, giúp định tội và đánh giá đúng đắn về tính nguy hiểm cho xã hội.

+ Chủ thể của vi phạm pháp luật

Đọc thêm: Luật quản lý ngoại thương 2017

Chủ thể của vi phạm pháp luật là những cá nhân hay tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lí đã có hành vi vi phạm pháp luật. Năng lực trách nhiệm pháp lí của cá nhân được xác định trên cơ sở độ tuổi và khả năng nhận thức và điều khiển hành vĩ của họ. Mọi tổ chức hợp pháp đều có năng lực trách nhiệm pháp lí, năng lực trách nhiệm pháp lí của tổ chức được xác định trên cơ sở địa vị pháp lí của tổ chức đó. Pháp luật của các nhà nước khác nhau có thể có quy định khác nhau về năng lực trách nhiệm pháp lí cũng như cơ cấu chủ thể vi phạm pháp luật. Ở một số vi phạm pháp luật, chủ thể phải có những dấu hiệu hay điều kiện riêng. Trong những trường hợp này, chủ thể vi phạm pháp luật được gọi là chủ thể đặc biệt. Nếu không thỏa mãn những dấu hiệu hay điều kiện này thì chưa phải là vi phạm pháp luật trong trường hợp đó.

+ Mặt khách quan của tội phạm

Là mặt bên ngoài tội phạm như dấu hiệu của tội phạm, chúng diễn ra và tồn tại ngay bên ngoài thế giới khách quan.

Mặt khách quan của tội phạm được xác định dựa vào dấu hiệu gồm: hành vi, hậu quả và mối quan hệ giữa hành vi hậu quả, cùng các điều kiện bên ngoài. Trong đó, hành vi khách quan của tội phạm được biểu hiện qua những xử sự của con người thể hiện ra thế giới khách quan, gây thiệt hại hoặc đe dọa tới các quan hệ xã hội được Bộ luật hình sự bảo vệ.

Các đặc điểm về hành vi để trở thành hành vi khách quan tội phạm, có: hành vi khách quan đó có tính nguy hiểm cho xã hội, hành vi trái pháp luật hình sự, hành vi có sự kiểm soát bằng ý thức và có sự điều khiển từ ý chí

+ Mặt chủ quan của tội phạm

Việc định tội cần phải có sự kết hợp giữa mặt chủ quan và khách quan. Trong đó, mặt chủ quan được thể hiện qua 3 yếu tố là: lỗi, động cơ phạm tội, mục đích phạm tội

+ Chủ thể của tội phạm: chủ thể của tội phạm là cá nhân có khả năng về nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, ngoài ra về độ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy dựa vào 4 yếu tố: Chủ thể của tội phạm, Mặt chủ quan của tội phạm, Mặt khách quan của tội phạm, Khách thể của tội phạm mà chúng ta có thể xác định về cấu thành vi phạm pháp luật?, cụ thể là cấu thành tội phạm.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến việc giải đáp các vướng mắc về cấu thành vi phạm pháp luật và định nghĩa về vi phạm pháp luật Quý vị có thể tham khảo, trong trường hợp có vướng mắc về bài viết, vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ.

Tìm hiểu thêm: Mang thai hộ là gì? Điều kiện mang thai hộ

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !