Hiện nay, phần lớn người lao động đều đóng BHXH nhằm mục đích hưởng các chế độ BHXH điển hình như hưu trí, ốm đau, thai sản,… Trong đó, hưu trí là nguồn lợi lâu dài mà mọi người mong muốn được hưởng. Căn cứ quan trọng để tính tiền lương hưu là bình quan tiền lương tháng đóng BHXH.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm vững cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu.
Xem thêm: Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bhxh
Nội dung chính
Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là một trong hai căn cứ quan trọng để tính lương hưu được quy định tại điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo đó, cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu như sau:
– Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Mbqtl = Tổng số tiền lương của T năm cuối đóng BHXH : (T x 12)
Trong đó:
+ Mbqtl là Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
+ T là số năm đóng BHXH được tính theo bảng sau:
Thời gian bắt đầu tham gia BHXH Số năm cuối để tính bình quân tiền lương đóng BHXH (T) Trước ngày 01/01/1995 5 năm Từ 01/01/1995 đến 31/12/2000 6 năm Từ 01/01/2001 đến 31/12/2006 8 năm Từ 01/01/2007 đến 31/12/2015 10 năm Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019 15 năm Từ 01/01/2020 đến 31/12/2024 20 năm Từ 01/01/2025 Toàn bộ thời gian đóng BHXH
– Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội : Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó:
+ Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tham khảo thêm: Mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2022
+ Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
– Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Mbqtl = (Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NN quy định + Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ do NSDLĐ quyết định) : Tổng số tháng đóng BHXH
+ Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
+ Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính như trên. Trong đó, tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tổng số các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của các giai đoạn.
Như vậy, bạn đọc đã nắm được cách tính mức bình quân tiền lương đóng BHXH tính lương hưu. Bên cạnh đó để xác định được tiền lương hưu, bạn đọc cần nắm được tỷ lệ hưởng lương hưu.
Tỷ lệ hưởng hương hưu
Theo quy định tại Luật BHXH, tỷ lệ hưởng lương hưu của người lao động nghỉ hưu từ năm 2021 trở đi được tính nhu sau:
– Lao động nữ nghỉ hưu:
Tỷ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 15 năm) x 2%
– Lao động nam nghỉ hưu:
+ Từ 01/01/2021:
Tìm hiểu thêm: Hồ sơ cấp lại sổ bhxh bị mất
Tỷ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 19 năm) x 2%
+ Từ 01/01/2022:
Tỷ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 20 năm) x 2%
Như vậy, ta thấy rằng từ 2021 trở đi, cứ sau một năm người lao động được tính thêm 2%. Tuy nhiên cần lưu ý, mức tối đa tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 75%.
Qua các nội dung nêu trên, quý bạn đọc đã có được các thông tin cần thiết để tính lương hưu. Công thức tính lương hưu sẽ được cung cấp trong phần tiếp theo của bài viết Cách tính mức bình quân tiền lương tháng tính lương hưu.
Cách tính lương hưu
Lương hưu hằng tháng của người lao động bằng tỷ lệ hưởng lương hưu nhân với mức bình quân tiền lương tháng tính lương hưu. Bạn đọc có thể hình dung rõ hơn thông qua công thức sau đây:
Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng x MBQTL/tháng đóng BHXH
Ví dụ cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu
Ông Q nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi 3 tháng, có 28 năm 9 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Diễn biến thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông Q là từ tháng 01/1990 – 9/2021 (28 năm 9 tháng) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Ông Q hưởng lương hưu từ tháng 10/2021.
Qua các dữ liệu nên trên, ta có cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông Q như sau:
Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (tính từ tháng 10/2016 đến tháng 9/2021) : 60 tháng
Qua các nội dung nêu trên, bạn đọc đã hiểu được cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu. Từ đó, có thể tự tính mức lương hưu hằng tháng mà mình được hưởng dựa vào quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của bản thân. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
Đọc thêm: Hồ sơ lấy bảo hiểm thất nghiệp