1. Cách xác định tiền lương tháng tính đóng BHXH bắt buộc, BHYT
Luật Bảo hiểm y tế quy định mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Như vậy, việc tính đóng BHXH bắt buộc và BHYT sẽ được căn cứ theo cùng một mức tiền.
Xem thêm: Cách tính đóng bảo hiểm xã hội
Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm những khoản sau đây:
– Mức lương;
– Phụ cấp lương;
– Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Xem thêm: Các khoản thu nhập tính đóng và không tính đóng BHXH bắt buộc.
Tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc, BHYT năm 2022
2. Mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu năm 2022
Theo Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu quy định như sau:
– Với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
– Với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
– Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
– Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng 2022 được thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
Như vậy, mức lương đóng BHXH bắt buộc tối thiểu năm 2022 sẽ là (đơn vị: đồng/tháng):
Vùng
Người làm việc trong điều kiện bình thường
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề
Tham khảo thêm: Bảo hiểm khoản vay có được trả lại không
Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Công việc giản đơn
Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề
Công việc giản đơn
Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề
Vùng I
4.420.000
4.729.400
4.641.000
4.965.870
4.729.400
5.060.458
Vùng II
3.920.000
4.194.400
4.116.000
4.404.120
4.194.400
4.488.008
Đọc thêm: Công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần
Vùng III
3.430.000
3.670.100
3.601.500
3.853.605
3.670.100
3.927.007
Vùng IV
3.070.000
3.284.900
3.223.500
3.449.145
3.284.900
3.514.843
3. Mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa năm 2022
Mức lương đóng BHXH tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.
Theo Nghị quyết 34/2021/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Quốc hội quyết định lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết 23/2021/QH15. Như vậy, thay vì thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2022, Quốc hội đã quyết định lùi cải cách tiền lương với công chức, viên chức.
Do chưa thực hiện cải cách tiền lương, nên mức lương cơ sở 2022 vẫn là 1,49 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức lương tháng cao nhất để tính mức đóng BHXH bắt buộc = 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.
Xem thêm: Mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT năm 2022
Châu Thanh
Tham khảo thêm: Thủ tục chuyển bảo hiểm xã hội sang tỉnh khác