Câu hỏi:
Xin chào văn phòng Hoàng Phi. Tôi là Hoàng Thị Lan sinh năm 1980, tôi có một câu hỏi muốn được tư vấn như sau:
Xem thêm: Cách làm lại sổ bảo hiểm xã hội
Hiện tôi đang có nhu cầu hưởng bảo hiểm xã hội nhưng đang gặp một chút vướng mắc, quyển sổ của tôi bị thất lạc. Nay tôi muốn làm thủ tục cấp lại sổ BHXH, mong luật sư tư vấn giúp tôi:
1/ Thủ tục cấp lại sổ BHXH bị mất 2022?
2/ Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm như thế nào?
3/ Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền được không?
Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn liên quan đến thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị mất, chúng tôi xin trả lời như sau:
Thủ tục cấp lại sổ BHXH bị mất 2022?
Theo quy định của pháp luật tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng
1.1. Thành phần hồ sơ: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”
Tìm hiểu thêm: Tra cứu bảo hiểm that nghiệp
Như vậy, trong trường hợp người lao động làm mất sổ bảo hiểm xã hội hoặc sổ bảo hiểm xã hội bị hư hỏng thì có thể làm thủ tục để được cấp lại sổ.
Thẩm quyền cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do người sử dụng lao động làm mất hoặc hỏng thuộc về cơ quan BHXH nơi đóng BHXH. Và bạn phải làm đơn đề nghị cấp lại sổ theo mẫu số 06/SBH, nêu rõ lý do bị mất và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
Vì vậy, căn cứ theo quy định trên thì hồ sơ xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bao gồm tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS), ngoài ra trong trường hợp cụ thể còn có thể đòi hỏi một số giấy tờ, tài liệu khác nhằm xác minh thông tin.
Và thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội như sau:
Đầu tiên, nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi đang đóng BHXH (đối với trường hợp đang đóng BHXH tự nguyện) hoặc cơ quan BHXH nơi đóng BHXH cuối cùng trước khi dừng tham gia.
Tiếp theo, Cơ quan BHXH thực hiện đối chiếu hồ sơ cấp lại đối với hồ sơ và dữ liệu do cơ quan BHXH quản lý, nếu đủ các điều kiện và xác định đúng người bị mất sổ BHXH chưa hưởng trợ cấp 01 lần thì thực hiện cấp lại sổ BHXH theo thời hạn quy định.
Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm như thế nào?
Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội như đã đề cập trên đây là Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam với các thông tin được điền đầy đủ như:
– Họ và tên: Ghi đầy đủ họ, tên, chữ đệm bằng chữ in hoa có dấu.
– Ngày tháng năm sinh: Điền chính xác dựa theo chứng minh thư nhân dân, thẻ thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
– Giới tính: Nam hoặc nữ.
– Quốc tịch: Ghi theo chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu, giấy khai sinh.
– Dân tộc: Ghi theo chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu, giấy khai sinh.
– Nơi đăng ký giấy khai sinh: ghi rõ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Nếu không xác định được thì ghi theo nguyên quán hoặc nơi thường trú, tạm trú.
Tham khảo thêm: Số sổ bảo hiểm xã hội là gì
– Địa chỉ nhận hồ sơ: nơi người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nhận sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế từ cơ quan bảo hiểm, phần này cần ghi rõ địa chỉ theo số nhà, ngõ, đường, xã, huyện, tỉnh.
– Họ tên cha, mẹ, người giám hộ của trẻ dưới 06 tuổi: Gi đầy đủ thông tin họ, tên, chữ đệm của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.
– Mã số bảo hiểm xã hội: ghi số bảo hiểm xã hội do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp, nếu không xác định được mã số bảo hiểm xã hội mà có số sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thỉ ghi số sổ bảo hiểm xã hội hoặc số thẻ bảo hiểm y tế.
Trường hợp mã số bảo hiểm xã hội và số sổ bảo hiểm xã hội, số thẻ bảo hiểm y tế không trùng khớp thì sẽ ghi mã số bảo hiểm xã hội và bổ sung số sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vào mục số 14.
Ghi thông tin số điện thoại liên hệ, số chứng minh thư nhân dân/ thẻ thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu.
– Mã số hộ gia đình: Ghi mã hộ gia đình do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp.
– Mức tiền đóng: dùng cho đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và ghi mức thu nhập đăng ký.
– Phương thức đóng: dùng cho người đi lao động ở nước ngoài, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng…
– Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu: ghi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu theo danh sách các cơ sở được cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo.
– Nội dung thay đổi, yêu cầu: ghi rõ thông tin cần thay đổi (ví dụ: họ tên, số chứng minh thư nhân dân, phương thức đóng…).
– Hồ sơ kèm theo: Ghi rõ các giấy tờ nộp kèm khi thực hiện thủ tục.
Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền được không?
Do đó, để hưởng bảo hiểm xã hội, Quý vị cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm sổ bảo hiểm xã hội. Do đó, việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi bị mất rất cần thiết.
Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật bảo hiểm về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:
Đọc thêm: Mức lãnh bảo hiểm xã hội một lần