Đọc thêm: Giấy chuyển nhượng đất viết tay
Xem thêm: Cách chia lô đất
Đọc thêm: Giấy chuyển nhượng đất viết tay
Xem thêm: Cách chia lô đất
Nội dung chính
Phân lô tách thửa đất là gì ?
Phân lô tách thửa là hình thức chia ra thành nhiều lô đất có diện tích nhỏ khác nhau từ một lô đất có diện tích lớn, tùy thuộc vào mục đích của người làm thủ tục tách thửa sẽ tách thửa theo diện tích khác nhau nhưng phải đáp ứng được quy định về tách thửa của pháp luật. Lưu ý phân lô tách thửa đất khác với phân lô đất nền dự án. Có thể bấm xem thêm TẠI ĐÂY.
Điều kiện tách thửa đất, Diện tích tối thiểu để tách thửa đất.
Tùy thuộc vào tình hình cụ thể từng địa phương sẽ có những quy định cụ thể về điều kiện về diện tích tối thiểu, đường xá, hạ tầng… để được phân lô tách thửa khác nhau. Vì vậy để xem xét có đủ điều kiện để tách thửa hay không, người dân nên tìm hiểu các quyết định của UBND tỉnh nơi đất cần tách thửa.
Tham khảo điều kiện và diện tích tối thiểu để tách thửa của 63 tỉnh thành TẠI ĐÂY.
Đọc thêm: Giấy chuyển nhượng đất viết tay
Xem thêm: Cách chia lô đất
Hồ sơ xin tách thửa.
Theo Khoản 11 Điều 9 được quy định trong Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì hô sơ xin tách thửa được quy định như sau:
- Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo mẫu số 11/ĐK;
- Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp (sổ đỏ, sổ hồng);
Số lượng: 1 bộ. Nộp tại phòng Tài nguyên và Môi trường.
Thủ tục tách thửa sổ đỏ.
Tham khảo thêm: Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổ bổ sung tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Trình tự, thủ tục tách thửa đất như sau:
Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa.
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
- Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển Bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để thực hiện ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách;
- Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp; hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:
- Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;
- Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất; hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Thời gian tách thửa đất bao lâu.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật; thời gian trưng cầu giám định.
Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thời gian thực hiện tăng thêm 10 ngày.
Tách thửa sổ đỏ hết bao nhiêu tiền.
Khi thực hiện thủ tục tách thửa sổ đỏ người dân cần đóng các loại thuế phí sau, ngoài ra tùy thuộc vào từng địa phương sẽ có những khoản thu khác nhưng phải có biên lai thu tiền đầy đủ.
Thuế thu nhập cá nhân:
- Khi người nộp thuế kê khai đầy đủ các hóa đơn, chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, các chi phí cải tạo đất, chi phí xây dựng…thì thuế suất sẽ được tính là 25%.
- Trong trường hợp không có hóa đơn nhưng vẫn có chứng từ chứng minh được giá mua và các chi phí liên quan thì thuế suất phải đóng là 2% theo giá chuyển nhượng tách thửa đất. Nếu hợp đồng chuyển nhượng không ghi rõ giá chuyển nhượng hoặc có giá chuyển nhượng thấp hơn so với bảng giá đất, giá tính lệ phí trước bạ của UBND cấp tỉnh đã quy định thì lệ phí sẽ tính theo bảng giá đất và lệ phí trước bạ tính theo quy định của UBND cấp tỉnh đề ra.
Lệ phí trước bạ = (Diện tích đất) x (Giá đất) x (Lệ phí).
- Lệ phí trước bạ nhà đất: Mức thu lệ phí trước bạ của nhà đất là 0,5% giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ.
- Diện tích đất đơn vị m2.
- Giá đất tính theo giá đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất ban hành.
Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính:
- Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính là khoản thu đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất mới hoặc được phép thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất, nhằm hỗ trợ thêm cho chi phí đo đạc, lập bản đồ địa chính ở những nơi chưa có bản đồ địa chính có tọa độ.
- Mức thu: Căn cứ vào các bước công việc, yêu cầu công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và tùy thuộc vào vị trí, diện tích đất được giao, được thuê hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng lớn hay nhỏ của từng dự án, nhưng mức thu phí đo đạc, lập bản đồ địa chính tối đa không quá 1.500 đồng/m2.
Như vậy khi thực hiện thủ tục tách thửa thì bạn phải đóng các loại thuế, phí như trên, ngoài ra tuỳ thuộc vào địa phương bạn có thể thu thêm các khoản phí khác, tuy nhiên việc thu thêm phải có biên lai thu tiền.
Lưu ý:
Theo Khoản 1 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 thì việc tách thửa giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ được miễn thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, hồ sơ cần có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người tiến hành tách thửa và người nhận chuyển nhượng như giấy khai sinh.
Người có thu nhập do chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất và các loại tài sản khác gắn liền với đất ở của cá nhân nếu cá nhân chỉ có một nhà ở hay đất ở duy nhất.
Trên đây là một số thông tin cơ bản xoay quanh về vấn đề phân lô tách thửa đất, chi tiết thủ tục và quy định tách thửa được mỗi địa phương quy định khác nhau. Người dân có thể đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền quản lý đất đai tại địa phương để được hướng dẫn cụ thể.
TIN NHIỀU NGƯỜI ĐỌC :
* Cách xem, đọc và kiểm tra các nội dung ghi trên sổ đỏ sổ hồng.
* Quy định về bồi thường đất khi thu hồi giải phóng mặt bằng.
Đọc thêm: Giấy chuyển nhượng đất viết tay
Xem thêm: Cách chia lô đất