Bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng cho rất nhiều đối tượng người lao động khác nhau nhằm bảo vệ quyền lợi cho họ. Vậy bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.
Xem thêm: Bảo hiểm xã hội cho công nhân
Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc người lao động có nhiều lợi ích.
Nội dung chính
1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội gồm có 2 loại hình là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Căn cứ theo Điều 3, Luật bảo hiểm xã hội 2014 khái niệm bảo hiểm xã hội bắt buộc được hiểu như sau:
“Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia”
Bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng cho những đối tượng nhất định theo quy định của Pháp luật. Trong đó người tham gia BHXH bắt buộc sẽ phải tuân thủ các quy định chung về mức đóng, phương thức và thời gian đóng để được hưởng các chế độ BHXH… theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, BHXH bắt buộc khác với BHXH tự nguyện ở chỗ BHXH tự nguyện người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
2. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Không phải người lao động nào cũng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật bảo hiểm xã hội 2014, bao gồm các đối tượng sau:
Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
“a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.”
Như vậy bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng cho rất nhiều các đối tượng khác nhau. Việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ giúp người lao động được hưởng nhiều lợi ích hơn so với bảo hiểm xã hội tự nguyện.
3. Các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng 5 chế độ cơ bản, cụ thể là: Chế độ ốm đau; chế độ thai sản; chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất.
So với người lao động tham gia BHXH tự nguyện thì người lao động tham gia BHXH bắt buộc có thêm 3 chế độ là chế độ ốm đau; thai sản và chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
4. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định cụ thể trong các văn bản Pháp luật. Tỷ lệ đóng vào các quỹ BHXH sẽ được điều chỉnh theo từng thời kỳ để phù hợp hơn với thực tại nền kinh tế xã hội.
4.1 Căn cứ tính mức đóng BHXH theo quy định của pháp luật
Mức đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Trong đó bao gồm mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ TNLĐ-BNN theo quy định tại Điều 85, Điều 86, Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 58/2020/NĐ-CP.
Quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2021.
Mức tiền lương tháng đóng BHXH tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở. Năm 2021 mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng vì vậy mức đóng BHXH tối đa là 29,8 triệu đồng/tháng.
4.2 Mức đóng BHXH bắt buộc năm 2021
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 quy định về các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn. Trong trường hợp đủ điều kiện người lao động và người sử dụng lao động sẽ được xét giảm hoặc tạm dừng đóng vào quỹ TNLĐ – BNN và quỹ hưu trí – tử tuất.
Cụ thể tỷ lệ mức đóng vào các quỹ được quy định như trong bảng sau:
Tìm hiểu thêm: Nghỉ không lương có đóng bhxh không
Bảng 1: Đối với người lao động thông thường:
Đọc thêm: Cách tính tiền hưởng trợ cấp thai sản theo quy định mới nhất năm 2022 ?
Người sử dụng lao động
Người lao động
BHXH
BHTN
BHYT
BHXH
BHTN
BHYT
Hưu trí-tử tuất
Ốm đau-thai sản
TNLĐ-BNN
Hưu trí-tử tuất
Ốm đau-thai sản
TNLĐ-BNN
14% hoặc tạm dừng
3%
0%
1%
3%
8% hoặc tạm dừng
–
–
1%
1.5%
21% hoặc 7%
10.5% hoặc 2.5%
Tổng cộng 31.5% hoặc 9.5%
Bảng 1: Tỷ lệ đóng vào quỹ BHXH của NLĐ năm 2021.
Bảng 2: Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Đọc thêm: Cách tính tiền hưởng trợ cấp thai sản theo quy định mới nhất năm 2022 ?
Người sử dụng lao động
Người lao động
BHXH
BHTN
BHYT
BHXH
BHTN
BHYT
Hưu trí-tử tuất
Ốm đau-thai sản
TNLĐ-BNN (*)
Hưu trí-tử tuất
Ốm đau-thai sản
TNLĐ-BNN
14% hoặc tạm dừng
3%
0.5%
1%
3%
8% hoặc tạm dừng
–
–
1%
1.5%
21.5% hoặc 7.5%
10.5% hoặc 2.5%
Tổng cộng 32% hoặc 10%
Bảng 2: Tỷ lệ đóng vào quỹ BHXH của NLĐ năm 2021.
Lưu ý: Dấu (*) Trường hợp doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận thì chỉ phải đóng ở mức 0,3%.
Trên đây là một số thông tin về bảo hiểm xã hội bắt buộc được cập nhật từ BHXH điện tử eBH. Người lao động và người sử dụng lao động lưu ý để có thể nắm rõ hơn về các quy định mức đóng BHXH của mình. >>> Tin liên quan: Thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần năm 2021
Đọc thêm: Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp quận 9