logo-dich-vu-luattq

Bảo hiểm tích lũy là gì

Các công ty bảo hiểm và đại lý BH đã và đang khiến khách hàng có suy nghĩ mặc định rằng hợp đồng BHNT là một cuốn sổ tiết kiệm thứ 2. Và rằng sản phẩm BHNT nào cũng có tích lũy.

Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ hơn một chút, bạn sẽ biết được rằng tồn tại cả loại bảo hiểm nhân thọ không tích lũy (không phải bảo hiểm sức khỏe). Và một điều quan trọng hơn, BHNT có tích lũy có thể không phù hợp với bạn đâu!

Xem thêm: Bảo hiểm tích lũy là gì

Cùng xem nhé.

1. Lãi suất tích lũy không hấp dẫn

Nguồn: Báo cáo hoạt động Quỹ liên kết chung: Dai-ichi, Manulife, Bảo Việt, Prudential, AIA

Đây là lãi suất thực tế dòng bảo hiểm liên kết chung UL của top 5 công ty BHNT hàng đầu thị trường trong hơn 10 năm qua. Nếu bạn có ý định mua BH, đây thường sẽ là loại sản phẩm bạn được giới thiệu đầu tiên.

Vì sao à?

Vì đây là dòng sản phẩm mang lại nhiều doanh thu nhất cho DNBH và mức hoa hồng cao nhất cho đại lý BH. Nhưng không phải đại lý nào cũng sẵn lòng cho bạn thấy bảng trên vì:

  • Lãi suất không hấp dẫn: thấp hơn LS ngân hàng (chưa nói đến các hình thức đầu tư khác)
  • Lãi suất có xu hướng giảm dần

Hãy đọc bài viết sau để biết vì sao lãi suất UL có xu hướng giảm:

Lãi suất BH liên kết chung – Case study: AIA

(Một điều mâu thuẫn là họ nói rằng “Mua BH thì đừng quan tâm đến tích lũy”, trong khi đang giới thiệu cho bạn một sản phẩm BH CÓ tích lũy!!!)

2. Lãi suất hấp dẫn cần điều kiện

Lãi suất tích lũy (đầu tư) có thể cao hơn nếu bạn chọn dòng BH liên kết đơn vị ILP

Tìm hiểu thêm: Số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Nguồn: Lãi suất đầu tư BH liên kết đơn vị Pru-Đầu tư linh hoạt (Prudential)

Hấp dẫn hơn nhiều so với UL, phải không?

Nhưng để có được mức lãi suất này thì không đơn giản. ILP không phải loại bảo hiểm mà bạn chỉ mua về, cất hợp đồng trong tủ và đợi nhận lãi (cao).

Bạn cần có kiến thức về chứng khoán, chứng chỉ quỹ; bạn cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu báo cáo hoạt động của công ty, thông tin thị trường để ra quyết định mua/bán đơn vị quỹ… Nó giống như đầu tư chứng khoán vậy. Nếu bạn không có hứng thú với chứng khoán thì khả năng cao là loại BHNT này không phù hợp với bạn.

3. Phải đóng phí cao hơn

BHNT có tích lũy, đúng như tên gọi, có hai chức năng: bảo vệ và tích lũy.

Ngoài việc phải đóng phí để được nhận quyền lợi bảo vệ, bạn còn phải “trả” thêm tiền cho quyền lợi tích lũy. Một ví dụ đơn giản nhé: Giả sử tổng phí bảo hiểm cần đóng một năm là 10 triệu đồng. Trong đó, bạn trả 4 triệu cho công ty BH để mua các quyền lợi bảo hiểm. 6 triệu còn lại thực chất là bạn “thuê” công ty BH đầu tư/tích lũy giúp mình. Hiệu quả thì … như mình đã nói ở hai phần trên rồi đó.

Vậy có sản phẩm bảo hiểm nào chỉ có bảo vệ, không tích lũy không?

Câu trả lời là có. Đó là dòng bảo hiểm Term life insurance. Ở VN được gọi là Bảo hiểm tử kỳ hay Bảo hiểm nhân thọ có kỳ hạn.

Hãy xem chênh lệch phí của Term với UL để biết rằng nếu mua UL bạn sẽ cần trả thêm bao nhiêu tiền để thuê DNBH tích lũy giúp mình nhé.

Ở cùng mức bảo vệ (STBH 2 tỷ đồng), KH nam 30 tuổi này phải trả nhiều hơn từ 22-38 triệu/năm! Một con số không hề nhỏ!

Vậy nếu lãi suất tích lũy của BHNT không hấp dẫn, hoặc KH này không đủ khả năng (kiến thức, kỹ năng đầu tư) để mang lại mức lãi cao hơn trong khi phải đóng phí nhiều hơn, thì việc lựa chọn UL hay ILP (hay bất cứ loại BHNT có tích lũy nào) đều không được khôn ngoan lắm.

(Tại sao lại đưa tiền cho Bảo hiểm để họ làm điều không phải tốt nhất – tích lũy/đầu tư?)

Đọc thêm: Cách tính tiền bảo hiểm thai sản

Lựa chọn thông minh hơn sẽ là mua Term (tức là chỉ mua phần bảo hiểm – điều mà Công ty bảo hiểm làm tốt nhất) và dùng số phí chênh lệch để làm việc khác.

Đơn giản như gửi ngân hàng.

Công ty bảo hiểm không cam kết bạn sẽ tích lũy được bao nhiêu sau 1 năm. (Đừng nhầm lẫn với lãi suất cam kết, 2 cái này không giống nhau đâu). Trong khi đó, gửi ngân hàng với mức lãi suất tiết kiệm được quy định rõ sẽ cho bạn biết (gần như) chính xác tài khoản của bạn có bao nhiêu sau 1 năm.

Biết được tiền của mình sẽ “đi đâu về đâu” vẫn tốt hơn. Bạn đồng ý chứ?

Tạm kết

Tóm lại, mọi khoản đầu tư không mang lại lãi suất kỳ vọng cao hơn lãi ngân hàng thì đều không hiệu quả. Chức năng tích lũy của hầu hết các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ không làm được điều này. (trừ khi bạn đủ khả năng để đầu tư với ILP).

Đến đây chắc bạn đã tự trả lời được câu hỏi: “Có nên mua bảo hiểm nhân thọ có tích lũy?”

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm, hãy liên hệ tới 0967 370 488 /0969.45.54.64. Bạn cũng có thể điền form đăng ký tư vấn bên dưới để được hỗ trợ sớm nhất nhé.

>> Xem thêm:

Pru-Đầu tư linh hoạt – Lãi suất bảo hiểm cao hơn ngân hàng?

3 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có lãi suất cao hơn ngân hàng

Phú – Bảo An – Bảo hiểm thuần bảo hiểm nhất

Tìm hiểu thêm: Công ty đóng bảo hiểm xã hội

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !