Tham khảo thêm: Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật
Nội dung chính
1. Nguồn gốc của pháp luật
Để xã hội trật tự cần có sự điều chỉnh nhất định đối với các quan hệ của con người. Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong bất kỳ xã hội nào cũng được thực hiện bằng một hệ thống các quy phạm xã hội. Các quy phạm xã hội là những quy tắc về hành vi của con người. Khi chưa có Nhà nước, các quy tắc xã hội gồm: các quy tắc, tập quán, đạo đức, các tín điều tôn giáo . . . Sự hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp tới mức không thể điều hoà được dẫn tới sự ra đời của Nhà nước, cùng lúc với sự ra đời của Nhà nước đã xuất hiện một loại quy tắc của Nhà nước, đó là quy tắc pháp luật. Pháp luật được hình thành bằng hai con đường:
Xem thêm: Bản chất của pháp luật là gì
Thứ nhất, giai cấp thống trị thông qua Bộ máy Nhà nước cải tạo, sửa chữa các quy tắc phong tục, tập quán đạo đức sẵn có cho phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và các quy tắc đó trở thành pháp luật.
Thứ hai, bằng bộ máy nhà nước của mình, giai cấp thống trị đặt ra thêm các quy phạm mới, dùng quyền lực buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuân theo nhằm duy trì một trật tự xã hội trong vòng trật tự của giai cấp thống trị, đồng thời bảo vệ lợi ích, củng cố sự thống trị của giai cấp thống trị đối với xã hội .
Tham khảo thêm: Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật
2. Bản chất của pháp luật
Bản chất của pháp luật thể hiện thông qua tính giai cấp và tính xã hội (hay giá trị xã hội) của nó. Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Ý chí của giai cấp thống trị được nhà nước thể chế hoá thành pháp luật và bảo đảm thực hiện. Nói cách khác, pháp luật xuất phát từ nhà nước, được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước. Nhà nước luôn mong muốn hành vi của mọi người phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị. Do đó, pháp luật mang tính giai cấp. Bản chất của pháp luật không chỉ phản ánh qua tính giai cấp của nó, mà còn thể hiện thông qua tính xã hội của pháp luật. Tính xã hội nhiễm dần vào pháp luật, đặc biệt khi lợi ích của giai cấp thống trị về cơ bản phù hợp với lợi ích của dân tộc, của các giai cấp khác. Vì vậy, trong những thời điểm nhất định trong pháp luật có nhiều quy định phản ánh lợi ích chung, lợi ích phổ biến nhất định của xã hội, của cộng đồng. Mặt khác, giá trị xã hội của pháp luật còn thể hiện ở chỗ quy phạm pháp luật vừa là thước đo hành vi của con người, vừa là công cụ để kiểm nghiệm các quá trình, hiện tượng xã hội, vừa là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, trật tự hoá các quan hệ xã hội hướng chúng vận động, phát triển phù hợp với quy luật khách quan, các quy luật vận động nội tại của đời sống xã hội. Từ những luận điểm trên có thể định nghĩa pháp luật như sau: pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) và bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội; là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Tham khảo thêm: Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật
3. Thuộc tính của pháp luật
Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành có những đặc điểm, đặc thù riêng để phân biệt với các loại quy phạm xã hội khác. Những đặc điểm, đặc thù riêng này thể hiện ở các thuộc tính của pháp luật. Pháp luật có các thuộc tính sau:
Thứ nhất, pháp luật mang tính quy phạm phổ biến Cũng giống như các quy phạm đạo đức, tập quán, các quy phạm của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, pháp luật là những quy tắc xử sự, là khuôn mẫu của hành vi. Nhưng khác với các quy tắc đó, pháp luật có tính quy phạm phổ biến. Quy phạm pháp luật có tính phổ quát hơn, rộng khắp hơn. Về nguyên tắc, nhà nước có thể can thiệp vào bất kỳ lĩnh vực đời sống xã hội nào khi có nhu cầu cần can thiệp, do đó pháp luật có thể điều chỉnh bất kỳ quan hệ xã hội nào khi nhà nước nhận thấy có yêu cầu, điều này thể hiện ưu thế của pháp luật so với các quy phạm xã hội khác.
Thứ hai, pháp luật có tính cưỡng chế Cưỡng chế là một tính chất cơ bản của pháp luật nói chung. Nhờ có tính cưỡng chế bắt buộc làm cho pháp luật của nhà nước trở nên có sức mạnh, và đây cũng là điểm khác cơ bản với đạo đức và phong tục tập quán. Cưỡng chế của pháp luật là cần thiết khách quan của đời sống cộng đồng. Bởi vì, trong xã hội các dân tộc, giai cấp, tầng lớp và các công dân đều có những lợi ích khác nhau, thậm chí có khi đối lập nhau, pháp luật có thể phù hợp với lợi ích của đối tượng này, nhưng không phù hợp với lợi ích của những đối tượng khác. Vì vậy, trong xã hội luôn có những người không chấp hành nghiêm chỉnh, thậm chí chống lại sự thi hành pháp luật. Do đó, việc cưỡng chế buộc mọi người phải thi hành nghiêm chỉnh pháp luật là điều cần thiết.
Thứ ba, pháp luật có tính khách quan Tính khách quan bắt nguồn từ tính xã hội của pháp luật. Các đạo luật, các quy định khác ra đời và tác động vào cuộc sống xã hội không phải phụ thuộc vào ý chí chủ quan của giai cấp cầm quyền, mà bởi các mối quan hệ khách quan đã tạo nên các quan niệm, quan điểm của giai cấp thống trị. Ví dụ, khi lịch sử xã hội đã hình thành các quan hệ nhân thân, quan hệ dân sự, quan hệ tư hữu thì nhu cầu về bình đẳng, bình quyền trở nên bức xúc, đòi hỏi phải có những hình thức pháp luật tương ứng để duy trì những quan hệ văn minh đó. Trên thực tế đã có nhiều quy định đã được ban hành rồi mà vẫn không thể thực thi, thậm chí không ai biết đến, bởi vì nhu cầu khách quan của xã hội chưa đòi hỏi việc hình thành pháp luật. Kinh nghiệm thực tiễn xây dựng pháp luật ở nước ta và nhiều nước trên thế giới cho thấy rằng: khi một văn bản quy phạm pháp luật thể hiện tính khách quan, tính hợp pháp thì văn bản đó sẽ điều chỉnh một cách có hiệu quả sự phát triển của các quan hệ xã hội. Ngược lại, sự chủ quan, duy ý chí hoặc chậm trễ trong việc thể chế hoá sẽ làm cho pháp luật kém hiệu quả, thậm chí làm cản trở sự phát triển của xã hội.
Thứ tư, pháp luật được thể hiện dưới hình thức xác định. Pháp luật phải được thể hiện dưới hình thức xác định2 . Ở nước ta, pháp luật được thể hiện chủ yếu dưới hình thức các văn bản quy phạm pháp luật.
Đọc thêm: Các loại vi phạm pháp luật? Cho ví dụ
Ngoài các thuộc tính cơ bản nói trên, pháp luật còn thể hiện tính sáng tạo, tính truyền thống, tính thời đại, và tính hệ thống.
Tham khảo thêm: Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật
4. Chức năng của pháp luật
Pháp luật có ba chức năng chủ yếu: chức năng điều chỉnh, chức năng bảo vệ, và chức năng giáo dục. – Chức năng điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội được thể hiện qua hai hướng chính: một mặt pháp luật ghi nhận các quan hệ cơ bản, quan trọng và phổ biến trong xã hội; mặt khác pháp luật bảo đảm cho các quan hệ xã hội đó phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, của xã hội. Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật được thực hiện thông qua các hình thức: quy định, cho phép, ngăn cấm, gợi ý. Nhờ có pháp luật mà các quan hệ xã hội được trật tự hoá, đi vào nề nếp. – Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội đã được pháp luật điều chỉnh. Khi có hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì người có hành vi vi phạm đó sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế được quy định trong phần chế tài của quy phạm pháp luật, nhằm phục hồi lại quan hệ xã hội đã bị xâm phạm. – Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện thông qua sự tác động của pháp luật vào ý thức con người, làm cho con người hình thành ý thức pháp luật và hành động phù hợp với cách xử sự ghi trong quy phạm pháp luật.
Tham khảo thêm: Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật
5. Các kiểu pháp luật
Kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của pháp luật, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế – xã hội nhất định. Pháp luật là một bộ phận quan trọng của kiến trúc thượng tầng. Bản chất, nội dung của pháp luật do cơ sở kinh tế xã hội quyết định. Vì vậy, để phân loại các kiểu pháp luật trong lịch sử cần dựa vào hai tiêu chuẩn: thứ nhất, pháp luật ấy ra đời, tồn tại trên cơ sở kinh tế nào, do quan hệ sản xuất nào quyết định; thứ hai, pháp luật ấy thể hiện ý chí của giai cấp nào và để bảo vệ, củng cố lợi ích của giai cấp nào. Vì vậy, tương ứng với các hình thái kinh tế – xã hội có giai cấp và có nhà nước thì có các kiểu pháp luật; – Kiểu pháp luật chủ nô. – Kiểu pháp luật phong kiến. – Kiểu pháp luật tư sản. – Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa. Kiểu pháp luật chủ nô, phong kiến, tư sản tuy có những đặc điểm riêng, song vẫn có những đặc điểm chung là: đều nhằm củng cố và bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, bảo đảm sự áp bức của thiểu số thống trị đối với đa số quần chúng nhân dân lao động, duy trì tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Kiểu pháp luật XHCH đang hình thành, phát triển từng bước có mục đích xây dựng một chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cơ sở của sự thay thế các kiểu pháp luật là do sự vận động, phát triển khách quan của các quy luật kinh tế xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất có tính quyết định. Sự thay thế hình thái kinh tế – xã hội dẫn đến sự thay thế các kiểu nhà nước và pháp luật tương ứng
Kiểu pháp luật là hình thái pháp luật được xác định bởi tập hợp các dấu hiệu, đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện bản chất giai cấp nhà nước, điều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế – xã hội nhất định. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã xem xét lịch sử xã hội như là một quá trình lịch sử tự nhiên của sự thay thế một hình thái kinh tế – xã hội khác. Mỗi một hình thái kinh tế – xã hội là một kiểu lịch sử của xã hội được thiết lập trên cơ sở của một phương thức sản xuất. Pháp luật là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng. Bản chất, nội dung của pháp luật suy cho cùng là do cơ sở kinh tế quyết định, vì vậy để phân loại các kiểu pháp luật đã tồn tại trong lịch sử cần dựa vào hai tiêu chuẩn: một là, dựa trên cơ sở kinh tế nào và quan hệ sản xuất; hai là, sự thể hiện ý chí của giai cấp và củng cố quyền lợi của giai cấp nào trong xã hội.
Luật Minh Khuê ( sưu tầm và biên tập)
Tham khảo thêm: Luật thừa kế đất đai có di chúc