logo-dich-vu-luattq

Khái niệm nghề luật là gì?

Để duy trì được trật tự của xã hội thì mỗi một đất nước đều cần có một hệ thống pháp luật phù hợp để điều chỉnh và để mọi người dân, tổ chức trong xã hội tuân theo.

Muốn một đất nước được ổn định và phát triển thì cần phải có pháp luật, do đó pháp luật là không thể thiếu trong xã hội. Nghề luật hiện nay tương đối phát triển ở hầu hết các nước nhưng ít ai hiểu rõ được khái niệm nghề luật là gì? chúng tôi sẽ giúp quý độc giả tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: Nghề luật

Các đặc điểm cơ bản của nghề luật

Trước khi đi tìm hiểu về các đặc điểm của nghề luật chúng tôi sẽ giải thích khái niệm nghề luật là gì?

Nghề luật là một khái niệm được sử dụng để chỉ nghề nghiệp của những người có kiến thức pháp luật nhất định, đang thực hiện những công việc có liên quan đến nhiều mặt khác nhau trong đời sống pháp lý.

Những người làm nghề luật thường thực hiện các công việc liên quan đến nhiều mặt khác nhau trong đời sống pháp lý cụ thể như là làm việc tại tòa án, viện kiểm sát, văn phòng luật sư, cơ quan công an, cơ quan thi hành án,…

Nghề luật có những đặc điểm cơ bản sau đây:

– Do những người có các chức danh tư pháp khác nhau thực hiện

Đặc điểm này được thể hiện ở việc do những người có chứng danh tư pháp thực hiện nhằm mục đích là bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng,….tham gia vào công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác.

– Nghề luật hoạt động trong một khuôn khổ nhất định

Tham khảo thêm: Pháp luật là công cụ bảo vệ lợi ích của

Khuôn khổ nhất định ở đây có nghĩa là phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được tự do trong việc thực hiện các hoạt động nghề nghiệp. Khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp cần phải đảm bảo được tính công bằng, tính khách quan, trung thực; có tư duy logic; có khả năng phân tích và tổng hợp vấn đề;…

Đây là nghề có những đặc điểm rất đặc thù nên đòi hỏi những người hành nghề này cần phải có những phẩm chất nhất định, khi có những phẩm chất này thì mới có thể hành nghề luật.

– Là nghề bất khả kiêm nhiệm

Tính không kiêm nhiệm ở đây được xác định ở một thời điểm nhất định. Cụ thể nếu như một người đang hành nghề thẩm phán thì sẽ không thể đồng thời được làm luật sư, làm công chứng viên, chấp hành viên và ngược lại.

Theo như quy định hiện nay thì pháp luật chỉ cho phép những họ được quyền thay đổi trong hoạt động hành nghề của mình. Ví dụ nếu như thẩm phán muốn hành nghề luật sự hoặc công chứng viên thì sẽ phải từ bỏ việc hành nghề thẩm phán và ngược lại.

Việc quy định như vậy nhằm đảm bảo được tính công bằng, khách quan trong các vụ việc cũng như đảm bảo được quyền lợi cho những người có liên quan.

Vai trò của nghề luật

Trong nền tư pháp dân chủ khi mà các giá trị và quyền con người được tôn vinh thì đích đến của toàn bộ hệ thống tư pháp thì nghề luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội hiện nay.

Nghề luật có sứ mệnh trong việc bảo vệ công lý, công bằng trong xã hội, là căn cứ để đánh giá uy tín và chất lượng của hoạt động tư pháp.

Trong những năm gần đây pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư cũng như các hoạt động lập pháp trong lĩnh vực này đã đạt được những thành quả tích cực mà biểu hiện sinh động là việc ban hành Luật Luật sư 2006

Với điều kiện về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế cùng với toàn cầu hoá thì các luật sư và những người hoạt động trong lĩnh vực hành nghề luật đang ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp đàm phán, ký kết hợp đồng, giải quyết các tranh chấp phát sinh đặc biệt trong các lĩnh vực mới mẻ như đầu tư nước ngoài,….

Đọc thêm: Quy định của pháp luật về ủy quyền

Ở nước ta hiện nay thì nghề luật đang ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển của xã hội.

Để góp phần tạo nên một nét văn hóa riêng của nghề luật sư cũng như những người hành nghề luật thì mỗi người cần phải có những nhìn nhận đúng mực về nét văn hóa tư pháp nói chung và phong cách văn hóa nói riêng của nghề luật sư.

Những người hành nghề luật cần có trách nghiệm trong việc phát huy và duy trì được những điểm sáng của nghề, phải có ý thức giữ gìn đạo đức, phẩm giá của mình, giữ mối quan hệ tốt với mọi người, với đồng nghiệp.

Ý nghĩa của nghề luật

Chúng ta đã nắm được khái niệm nghề luật là gì? qua nội dung đã phân tích ở trên, nội dung này sẽ nêu những ý nghĩa của ngành luật.

Nghề luật có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống xã hội cũng như là đối với mỗi người dân trong xã hội.

– Trong thời đại hiện nay các quyền của con người ngày càng được pháp luật và nhà nước tôn trọng và bảo vệ do đó những người hành nghề luật có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ quyền lợi của người dân.

– Đảm bảo cho những công bằng xã hội, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách công bằng, công khai và minh bạch tạo sự tin tưởng của người dân đối với pháp luật và hệ thống chính trị của nhà nước.

– Mọi hoạt động hành nghề luật đều hướng tới bảo vệ công lý, hướng tới việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Như vậy có thể thấy được rằng nghề luật có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay.

Mong rằng nội dung trên đã cung cấp được những thông tin cơ bản về vai trò cũng như ý nghĩa của ngành luật trong xã hội hiện nay.

Tham khảo thêm: điều 232 bộ luật hình sự 2015

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !