Đo vẽ nhà đất là một việc vô cùng quan trọng trong các vấn đề pháp lý về nhà đất. Vậy bạn có biết khi nào phải đo
vẽ nhà đất không? Sau đây nhà đây Dịch Vụ Đo Đạc Nhà Đất Hóc Môn Giá Tốt xin chia sẻ với quý vị ” khi nào phải đo
Xem thêm: Vẽ đất
vẽ nhà đất.
Nội dung chính
- 1 1 Đo vẽ xác định vị trí hiện trạng
- 2 2 Đo vẽ cắm mốc ranh
- 3 3 Đo vẽ hoàn công
- 4 4 Đo vẽ hợp thức hóa nhà đất
- 5 5 Đo vẽ phân lô tách thửa
- 6 6 Đo vẽ xin giấy phép xây dựng
- 7 7 Đo vẽ lập dự án
- 8 Tóm Lại, Bạn phải đo vẽ nhà đất nếu bạn có nhu cầu làm những điều trên. Nếu bạn có nhu cầu đo vẽ nhà đất Hãy liên hệ với Dịch Vụ Đo Vẽ Nhà Đất Hóc Môn Giá Tốt theo số 0967 370 488 để được đo ngay!
1 Đo vẽ xác định vị trí hiện trạng
a, Khi bạn làm các thủ tục thế chấp nhà đất cho ngân hàng, một trong những giấy tờ bạn phải có kèm theo sổ hồng là bản vẽ hiện trạng căn nhà mảnh đất đó.
b, Khi bạn mua hoặc bán một căn nhà mảnh đất ngoài giấy chứng nhận quyền sử dụng đất( nhà), các giấy tờ liên quan bạn phải có bản vẽ hiện trạng căn nhà mảnh đất đó.
c, Khi bạn mua bán một căn nhà hay mảnh đất bằng hình thức giấy tờ tay( có vi bằng) thì bạn cũng phải có bản vẽ hiện trạng kèm theo
d, Khi có biến động diện tích thực tế và diện tích trên sổ bạn phải đo vẽ hiện trạng để cập nhật lên sổ( diện tích trên sổ bị mất đi do làm đường)
Xem Thêm:
Về việc lập bản vẽ hiện trạng nhà khi đăng ký thay đổi chủ sở hữu nhà ở, căn cứ điều 23 Thông tư số 17/2008/TT-BTNMT ngày 21-10-2009 của Bộ Tài nguyên – môi trường, không quy định khi nộp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhà và quyền sử dụng đất, người nhận chuyển nhượng phải tiến hành đo vẽ lại hiện trạng nhà đất thì mới được đăng ký chuyển nhượng.
Thực chất việc thiết lập bản vẽ hiện trạng nhà đất là để xác định tính xác thực của căn nhà, việc xác định tính xác thực của nội dung mua bán nhà khi lập hợp đồng mua bán tại phòng công chứng là công việc do công chứng viên làm, chứ không phải do cán bộ thực hiện việc đăng ký chuyển nhượng nhà và quyền sử dụng đất thực hiện.
Mặt khác, hiện trạng của nhà và đất đã được thể hiện trên giấy chứng nhận chủ quyền nhà trong trường hợp này có lẽ là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do UBND quận 12 cấp. Vì vậy, việc yêu cầu ông/bà thực hiện công việc nêu trên là không đúng với quy định pháp luật.
Nếu Quý Vị Có Nhu Cầu Đo Đạc Nhà Đất Hóc Môn
Hãy Gọi Ngay 0967 370 488 Để Đo Ngay
Cam Kết Rẻ Hơn Giá Thị Trường 5-10%
Đọc thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ
2 Đo vẽ cắm mốc ranh
Cắm mốc ranh là công việc vô cùng quan trọng trong việc xác định ranh giới giữa các thửa đất. Bạn phải cắm mốc ranh trong các trường hợp sau:
a, Khi bạn xây nhà, xây hàng rào bạn phải cắm mốc ranh để tránh các rắc rối về sau này
b, Bạn phải cắm mốc ranh khi mua một mảnh đất căn nhà để xác định ranh giới giữa nhà mình và những thửa đất bên cạnh. Việc cắm mốc này bạn phải nhờ chủ nhà chỉ giúp bạn và phải có sự đồng ý của chủ các lô đất kế bên ( trong trường hợp không thể căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
c, Bạn phải cắm mốc ranh khi giải quyết các vấn đề tranh chấp mốc ranh
Xem Thêm
1. Quy định chung của pháp luật về mốc ranh giới giữa các thửa đất Bộ luật dân sự 2015 quy định tại điều 175 “Ranh giới giữa các bất động sản” được xác định như sau:
“1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Đồng thời, tại điều 176 bộ luật dân sự 2015 quy định về “Mốc giới ngăn cách các bất động sản” được xác định bằng các phương thức:
“1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.
2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.
Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.”
Mặt khác, tại khoản 2, điều 7 thông tư 23/2014/TT- BTNMT quy định:
“Điều 7. Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính:
1. Hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.
2. Trường hợp thành lập bản đồ địa chính mới thay thế tài liệu, số liệu đo đạc đã sử dụng để đăng ký trước đây thì xác định giá trị pháp lý của thông tin như sau:
a) Trường hợp đã cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định giá trị pháp lý thông tin theo kết quả cấp đổi Giấy chứng nhận;
b) Trường hợp chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định như sau:
– Các thông tin về người sử dụng đất, thông tin về quyền sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp không thể hiện thông tin thì xác định theo sổ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
– Các thông tin về đường ranh giới (hình thể, kích thước cạnh thửa, tọa độ đỉnh thửa), diện tích của thửa đất được xác định theo bản đồ địa chính mới; trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên Giấy chứng nhận đã cấp thì thông tin pháp lý về đường ranh giới và diện tích sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp”
Nếu Quý Vị Có Nhu Cầu Đo Đạc Nhà Đất Hóc Môn
Hãy Gọi Ngay 0967 370 488 Để Đo Ngay
Cam Kết Rẻ Hơn Giá Thị Trường 5-10%
Đọc thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ
3 Đo vẽ hoàn công
Bản vẽ hoàn công là bản vẽ thể hiện tình trạng thực tế của ngôi nhà sau khi xây, trong đó cho thấy kích thức trên thực tếẽ so với kích thước bản thiết kế. Như vậy bản vẽ hoàn công phản ánh những thay đổi của công trình so với thiết kế ban đầu & cũng bao gồm các hạng mục chi tiết giống như bản vẽ gốc.
Đọc thêm: Các loại giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Bạn phải đo vẽ hòan công để làm thủ tục hoàn công sau này
Xem Thêm
Hoàn công là gì ? Thủ tục hoàn công (hoàn công xây dựng) là công việc nhằm xác nhận rằng công trình đã hoàn thành, đã được các bên nghiệm thu và sẵn sàng đưa vào sử dụng. Hoàn công là điều kiện cần thiết để được cấp đổi lại sổ hồng sau khi trên mảnh đất có thêm nhà xây trên đó (tài sản gắn liền với đất).
Hiểu một cách đơn giản, chủ nhà muốn chứng nhận quyền sở hữu nhà ở sau khi xây dựng thì phải thực hiện hoàn công.
Bản vẽ hoàn công công trình (Ảnh: internet chỉ mang tính minh họa) Bản vẽ hoàn công công trình (Ảnh: internet chỉ mang tính minh họa) Xem thêm về dịch vụ đo vẽ nhà đất: https://ungdungmoi.edu.vn/do-ve-nha-dat.html
Khái niệm bản vẽ hoàn công Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công. Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng và công trình xây dựng. Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng phải ký tên và đóng dấu. Người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư ký tên xác nhận.[1][2] Người ta chuyển các cấu kiện, chi tiết công trình, vị trí các bệ máy và chi tiết thiết bị lắp đặt vào công trình bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ từ thiết kế ra hiện trường (ra thực địa) là nhờ hệ thống tọa độ và hệ thống cao độ công trình. Việc xây dựng và hoàn thành đối với từng hạng mục công trình, từng giai đoạn thi công xây dựng ( san nền hay nạo vét, gia cố nền; cọc; đài cọc; dầm giằng móng và kết cấu ngầm; kết cấu thân; cơ điện và hoàn thiện) thì phải dựng lại hình ảnh thực công trình (hoặc từng hạng mục, từng bộ phận công trình, từng giai đoạn thi công xây dựng) trên cơ sở tọa độ và hệ cao độ đã dùng để điều khiển xây dựng trên giấy có đánh dấu hướng và độ sai lệch của từng chi tiết, từng bộ phận. Cái đó gọi là bản vẽ hoàn công. Sau đây là một số khái niệm về bản vẽ hoàn công. 1.1. Bản vẽ hoàn công, bản vẽ ghi lại (as – built drawing; record drawing): Bản vẽ dùng để ghi chép các chi tiết của một công trình xây dựng sau khi dẫ hoàn thành ( theo TCXDVN 340:2005 (ISO 10209-1) – “Lập hồ sơ kỹ thuật – Từ vựng – Phần 1: Thuật ngữ liên quan đến bản vẽ kỹ thuật – Thuật ngữ chung và các loại bản vẽ” được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 27/2005/QĐ-BXD ngày 08 tháng 08 năm 2005.).
1.2. Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công ( Điều 27- Nghị định 209/2004/NĐ-CP) Như vậy Bản vẽ hoàn công thực chất là một bản sao chụp lại hiện trạng cấu kiện hạng mục, từng bộ phận hay toàn công trình vừa hoàn thành trên cơ sở hệ tọa độ và hệ cao độ công trình đã dùng để thi công.
Các loại bản vẽ hoàn công Tùy theo quy mô công trình, tùy theo tính phức tạp của công trình người ta có thể chia ra các bản vẽ hoàn công sau:
Bản vẽ hoàn công công việc xây dựng; Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình; Bản vẽ hoàn công giai đoạn xây dựng; Bản vẽ hoàn công lắp đặt thiết bị; Bản vẽ hoàn công từng hạng mục công trình; Bản đồ hoàn công tổng thể công trình. Bản vẽ thiết kế nhà, biệt thự trước khi hoàng công (ảnh minh họa, nguồn internet) Bản vẽ thiết kế nhà, biệt thự trước khi hoàng công (ảnh minh họa, nguồn internet) Vai trò của Hồ sơ hoàn công Làm cơ sở cho việc nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hạng mục công trình và công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; Là cơ sở để thanh toán, quyết toán và phục vụ cho việc kiểm toán; Là hướng dẫn viên cho người khai thác sử dụng; giúp cho các cơ quan quản lý trực tiếp công trình nắm được đầy đủ cấu tạo cụ thể, thực trạng ban đầu của công trình, nhằm khai thác, sử dụng đúng với khả năng thực tế của công trình và có biện pháp duy tu sửa chữa phù hợp bảo đảm tuổi thọ công trình được lâu dài. Giúp các cơ quan nghiên cứu cũng như cơ quan thanh tra khi cần thiết tìm lại các số liệu có liên quan đến công trình;. Là cơ sở để thiết kế phương án bảo vệ công trình trong thời chiến lẫn thời bình; Là hồ sơ hiện trạng phục vụ cho việc thiết kế, cải tạo, mở rộng và nâng cấp công trình. Mẫu dấu bản vẽ hoàn công Mẫu dấu bản vẽ hoàn công Các yêu cầu của bản vẽ hoàn công Phải phản ảnh trung thực kết quả thực hiện thực tế thi công ngoài hiện trường mà không được tự bỏ qua các sai số; Phải được lập ngay tại thời điểm nghiệm thu, không được hồi ký hoàn công; Phải được lập và xác nhận theo đúng quy định; Phải thể hiện rõ ràng những chỉnh sửa, thay đổi để sử dụng thuận tiện và chính xác trong việc khai thác , sử dụng và bảo trì công trình. Cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công Cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công công việc xây dựng: Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng chụp lại hình vẽ thiết kế bản vẽ thi công phần công việc nghiệm thu, lắp đặt thiết bị tĩnh ( bản vẽ copy) . Tại hiện trường, người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình đo vẽ hoàn công, ghi các trị số thực tế thi công có thay đổi so với trị số thiết kế trong ngoặc đơn đặt ngay dưới trị số thiết kế, thể hiện các chi tiết thay đổi, bổ sung trên bản vẽ copy và ký tên. Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của công việc xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì trên bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công. Khi nghiệm thu, sau khi kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công thấy phản ảnh đúng thực tế thi công thì người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công ký tên xác nhận. Cách thể hiện và lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và công trình Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng chụp lại toàn bộ bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt ( có đóng dấu bản vẽ thi công đã được phê duyệt theo mẫu nêu tại Phụ lục 1D của Thông tư 12/2005/TT-BXD ) và giữ nguyên khung tên , không thay đổi số hiệu bản vẽ thiết kế . Tại hiện trường, người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình đo vẽ hoàn công và lập bản vẽ hoàn công như sau: – Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công trình xây dựng , công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.
– Trong trường hợp trị số thiết kế có thay đổi thì ghi các trị số thực tế thi công có thay đổi so với trị số thiết kế trong ngoặc đơn đặt dưới trị số thiết kế; khoanh đám mây các chi tiết thay đổi , bổ sung và thể hiện các chi tiết thay đổi , bổ sung đó ngay trên bản vẽ có chi tiết thay đổi, bổ sung hoặc trên chố trống của bản vẽ khác. Nếu trên các bản vẽ này đều không có chố trống thì thể hiện ở bản vẽ mới với số hiệu bản vẽ không trùng với số hiệu các bản vẽ thiết kế đã có.,
– Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng phải ký tên và đóng dấu pháp nhân. Ngoài ra, phía trên khung tên các bản vẽ hoàn công phải đóng dấu “Bản vẽ hoàn công” của nhà thầu thi công xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục 01 của Thông tư số 02/2006/TT-BXD.
Khi nghiệm thu, sau khi kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công thấy phản ảnh đúng thực tế thi công thì người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu kiểm tra kết quả đo vẽ hoàn công ký tên xác nhận, Tùy theo loại công việc, cấu kiện, bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và loại công trình mà người ta tinh giảm bớt các yếu tố phụ để làm nổi bật các yếu tố chính. Ví dụ:
Bản vẽ hoàn công san nền và gia cố nền thì chủ yếu là biểu diễn các lớp đất đã tôn nền và bề mặt nền đã được san lấp. Bản vẽ hoàn công nạo vét lòng sông, lòng hồ, đáy biển thì chủ yếu là biểu hiện độ sâu nạo vét và bề mặt đáy sông ( hồ, biển ) đã được nạo vét. Bản vẽ hoàn công móng thì chủ yếu biểu diễn vị trí, độ sâu cọc, kích thước bê tông đổ, kích thước bê tông, vị trí, đường kính cốt thép … Bản vẽ hoàn công về đường : – Bình đồ, cắt dọc, cắt ngang theo từng km;. – Độ sâu các lớp gia cố nền đường, các lớp kết cấu mặt đường; – Hệ thống đường đồng mức mặt đường, rãnh thoát và cầu, cống. – Hồ sơ về hệ thống an toàn giao thông (bình đồ duỗi thẳng hoặc biểu kê hoặc cả hai loại) : Vị trí cột km, biển báo hiệu, số hiệu biển, vị trí hệ thống an toàn giao thông (hộ lan, cọc tiêu, gương cầu lồi, đường lánh nạn…), vị trí cầu, cống và các công trình khác gắn với dự án. – Mặt cắt địa chất dọc tuyến và cao độ mực nước tính toán. Bản vẽ hoàn công về cầu : – Bình đồ khu vực cầu, các mốc tọa độ, mốc cao độ thuộc công trình; – Mặt cắt địa chất tại cắt ngang sông xây dựng cầu và các yếu tố thuỷ văn, có ghi cao độ theo hệ mốc của cầu; – Bản vẽ bố trí chung toàn cầu theo ba hình chiếu có đủ các cao độ thiết kế; – Bản vẽ các chi tiết kết cấu, cấu tạo chịu lực của các bộ phận công trình (kết cấu nhịp, hệ mặt cầu, mố trụ, móng, 1/4 nón); – Bản vẽ các công trình điều tiết, hướng dòng, bảo vệ chống xói gia cố bờ sông, đường đầu cầu. Bản vẽ hoàn công về cống : – Bản vẽ cắt dọc, cắt ngang thân cống; – Bản vẽ cấu tạo cửa cống kèm theo các yếu tố địa chất, thuỷ văn, cao độ. Bản vẽ hoàn công tường, kè bảo vệ bờ dốc : – Bình đồ, trắc dọc tường kè theo tuyến đường; – Bản vẽ các mặt cắt ngang; – Các bản vẽ kết cấu kèm theo các yếu tố địa hình, địa chất, thuỷ văn, cao độ. Vì sao cần lập bản vẽ hoàn công Do bản vẽ hoàn công thể hiện các chi tiết và kích thước thực tế xây dựng, nên có vai trò quan trọng giúp chủ nhà nắm được tình trạng, vị trí chính xác của các hạng mục khi sửa chữa, bảo trì ngôi nhà. Thủ tục hoàn công cũng là giấy tờ cần thiết để hoàn tất thanh toán cho nhà thầu.
Về mặt pháp lý, bản vẽ này là cơ sở giúp cơ quan nhà nước nắm xác định xem chủ nhà có làm đúng theo giấy phép xây dựng hay không.
Bản vẽ hoàn công khác bản vẽ thiết kế như thế nào ? Nếu công trình thi công theo đúng bản vẽ gốc và không có gì thay đổi, có thể sử dụng chính bản thiết kế ban đầu làm bản vẽ hoàn công. Khi có sự điều chỉnh về kích thước, thiết kế mới cần lập bản vẽ mới. Trong bản vẽ hoàn công cần có dấu xác nhận và chữ ký của các bên có trách nhiệm, bao gồm người lập bản vẽ, chủ đầu tư, đơn vị thi công, người giám sát thi công. Đơn vị thi công có trách nhiệm đóng dấu hoàn công vào bản vẽ. Mẫu bản vẽ hoàn công Mẫu bản vẽ hoàn công có thể được trình bày trên khổ giấy lớn chia thành nhiều phần thể hiện các hạng mục khác nhau, hoặc đóng thành tập A4 với mỗi trang thể hiện một hạng mục.
Mẫu bản vẽ hoàn công Mẫu bản vẽ hoàn công Nơi nộp hồ sơ hoàn công Đối với nhà ở, sau khi chuẩn bị Hồ sơ hoàn công, chủ nhà nộp tại UBND quận / huyện / xã tại nơi có nhà, nếu xây dựng trong khu đô thị mới, có thể liên hệ với ban quản lý đầu tư xây dựng của khu đô thị.
Thông thường bộ hồ sơ sẽ gồm những giấy tờ cơ bản sau :
Giấy phép xây dựng Bản vẽ thiết kế xây dựng Bản vẽ hoàn công (hiện trạng công trình khi xây xong – nếu không thay đổi gì có thể dùng bản vẽ thiết kế ban đầu) Hợp đồng thi công xây dựng với nhà thầu Giấy báo kiểm tra, thẩm định công trình hoàn thành Tùy vào tình hình thực tế tại địa phương có thể yêu cầu thêm một số giấy tờ khác. Một bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định của Bộ Xây Dựng mời bạn tham khảo thêm tại » Hồ sơ hoàn công gồm những gì ?
Lệ phí hoàn công Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết hoàn công sẽ gửi hồ sơ tới bộ phận thuế để xác định các loại phí cần nộp.
Trong trường hợp chủ nhà ký hợp đồng bao thầu với đơn vị xây nhà trọn gói (nhà thầu cung cấp toàn bộ vật liệu & nhân công) thì trách nhiệm đóng thuế sẽ do nhà thầu thực hiện. Các khoản phí cần đóng khi thực hiện thủ tục hoàn công gồm:
Thuế giá trị gia tăng (khi mua vật tư xây dựng) Thuế thu nhập (dựa trên tiền công xây dựng) Theo quy định, nhà ở tư nhân chủ nhà tự mua lẻ vật liệu xây dựng thì cơ quan thuế không tính thuế vật tư. Tuy nhiên nếu chủ nhà thuê thầu xây dựng / nhân công thì cơ quan thuế có thể yêu cầu xuất trình hợp đồng xây dựng để tiến hành thu thuế đối với của nhà thầu (thuế thu nhập)
Trên lý thuyết của Luật là vậy, còn thực tế thì chủ nhà sẽ thay mặt nhà thầu đóng thuế này, khi đó hợp đồng xây dựng cần có điều khoản thỏa thuận về việc thay mặt đóng thuế. Nếu chủ nhà thuê nhân công không có hợp đồng thì trách nhiệm đóng thuế sẽ do chủ nhà thực hiện, cụ thể tiền thuế thu nhập được tính dựa trên khung giá nhân công xây dựng vào thời điểm đó.
Một số trường hợp nhờ người thân, họ hàng giúp đỡ xây nhà mà không thuê mượn người, nếu chứng minh được thì không cần đóng thuế thu nhập vì không phát sinh thu nhập tiền công của người được thuê.
Ngoài ra, nhiều người còn nhầm lẫn giữa việc đóng thuế xây dựng với lệ phí trước bạ nhà đất. Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ được miễn lệ phí trước bạ (theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định 45/2011/NĐ-CP) nên không cần đóng loại phí này.
Tóm lại, 2 loại phí chính cần đóng khi hoàn công là thuế giá trị gia tăng (tính cho vật tư) & thuế thu nhập (tính cho công xây dựng).
Nếu Quý Vị Có Nhu Cầu Đo Đạc Nhà Đất Hóc Môn
Hãy Gọi Ngay 0967 370 488 Để Đo Ngay
Cam Kết Rẻ Hơn Giá Thị Trường 5-10%
Đọc thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ
4 Đo vẽ hợp thức hóa nhà đất
Bạn phải đo vẽ nhà đất khi hợp thức hóa nhà đất và có xác nhận của phòng tài nguyên môi trường.
Xem Thêm
Hiện nay, các vấn đề về thủ tục hợp thức hoá nhà đất luôn là chủ đề “nóng” của những người mua và bán nhà đất. Thật ra chưa có một khái niệm nào có thể định nghĩa chính xác cụm từ “Hợp thức hoá nhà đất”. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu đơn giản Thủ tục hợp thức hoá nhà đất hay còn gọi là làm sổ hồng, sổ đỏ. Đây thủ tục hành chính liên quan đến việc công nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Vì vậy, để tránh gặp phải những rắc rối trong quá trình hợp thức hoá nhà đất. Cũng như là những vấn đề cơ bản của luật đất đai khi mua nhà. Bạn cần nắm rõ các điều sau:
Các trường hợp được thực hiện thủ tục Hợp thức hóa nhà đất Theo Điều 99 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 của Bộ tư pháp. Các trường hợp sau đây sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định; Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực; Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai. Theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân. Quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành; Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất; Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở. Người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa. Nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng. Tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có; Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất. Các trường hợp được thực hiện thủ tục Hợp thức hóa nhà đất. Các trường hợp được thực hiện thủ tục Hợp thức hóa nhà đất. Quy trình thực hiện thủ tục Hợp thức hóa nhà đất Quy trình thực hiện. Quy trình thực hiện. Bước 1: Cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu Hợp thức hóa nhà đất sẽ liên hệ và thực hiện thủ tục tại UBND cấp quận/huyện.
Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ. UBND quận/huyện sẽ căn cứ trên bản đồ địa chính khu đất để cung cấp hồ sơ kỹ thuật thửa đất cho người có nhu cầu.
Bước 3: Người có nhu cầu liên hệ với đơn vị có chức năng để thực hiện đo đạc lập bản vẽ hiện trạng nhà dựa trên cơ sở hồ sơ kỹ thuật thửa đất đã có. Sau đó thực hiện kiểm tra nội dung bản vẽ hiện trạng nhà. Ký xác nhận và chuyển bản vẽ hiện trạng nhà đến UBND cùng với bộ hồ sơ xin Hợp thức hóa. Hồ sơ bao gồm:
a. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Mẫu 04a/ĐK – Thông tư 24/2014/TT-BTNMT). Được UBND phường/ xã/ thị trấn kiểm tra. Xác nhận vào đơn với các nội dung:
Tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; Xác nhận về nguồn gốc, thời điểm xây dựng và sử dụng đất; Xác minh thực địa về sự phù hợp quy họach xây dựng theo Giấy phép xây dựng b. Một trong các loại giấy tờ theo Điều 8 Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ. Hoặc các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai;
c. Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
d. Bản vẽ Sơ đồ nhà, đất (đã được kiểm tra nội nghiệp);
e. Giấy tờ tùy thân.
Bước 4: UBND quận/huyện sẽ tiến hành kiểm tra cấp quản lý nhà nước bản đồ hiện trạng vị trí nhà đất về các yếu tố hình học thửa đất như: vị trí, hình thể, diện tích… Và các yếu tố thuộc phạm vi bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật như: lộ giới, hẻm giới, phạm vi an toàn điện…. Sau đó tổ chức thực hiện việc kết hợp bản vẽ hiện trạng nhà với hồ sơ kỹ thuật thửa đất tương ứng. Thành lập bản vẽ sơ đồ nhà đất mà sẽ được thể hiện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng.
Tìm hiểu thêm: Giá tiền lên đất thổ cư 2020
Bước 5: Hồ sơ sẽ được chuyển lên UBND cấp thành phố để được xét duyệt; ký Giấy chứng nhận quyền sử dụng và cấp cho chủ sử dụng.
Trên đây là những thông tin cơ bản của thủ tục Hợp thức hóa nhà đất.
Nếu Quý Vị Có Nhu Cầu Đo Đạc Nhà Đất Hóc Môn
Hãy Gọi Ngay 0967 370 488 Để Đo Ngay
Cam Kết Rẻ Hơn Giá Thị Trường 5-10%
Đọc thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ
5 Đo vẽ phân lô tách thửa
Khi bạn muốn phân lô lô đất lớn hay bạn muốn tách thửa đất nhà mình bạn phải đo vẽ lại diện tích và hiện trạng căn nhà mảnh đất mà mình đang ở. Diện tích trên thửa đất phải phù hợp với nghị định 60/2017/QĐ-UBND. Hóc Môn thì diện tích tối thiểu 80m2, chiều ngang tối thiểu 5m.
Xem Thêm
1. Áp dụng quy định mới về việc tách thửa đất ở trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
UBND TP.HCM đã ban hành quyết định mới quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Ngày 05/12/2017 UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định số 60/2017/QĐ-UBND thay thế cho quyết định Quyết định 33/2014 quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn TP. Trong quyết định của UBND TP HCM có một số nội dung đáng chú ý như sau: – Điểm a khoản 1 điều 5 Quyết định 60/2017/QĐ-UBND của UBND TP HCM nêu các căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để giải quyết tách thửa đất:
“Điều 5. Quy định về tách thửa các loại đất
1. Tách thửa đất ở:
a) Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để giải quyết tách thửa đất:
– Căn cứ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 hoặc quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để giải quyết; trường hợp chưa có các quy hoạch này thì căn cứ quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, để giải quyết.
– Các quy hoạch làm căn cứ để giải quyết tách thửa đất phải đáp ứng điều kiện sau để được tách thửa đất:
“Các quy hoạch được duyệt nêu trên xác định thửa đất ở thuộc quy hoạch đất dân cư hiện hữu (dân cư hiện trạng) hoặc dân cư hiện hữu chỉnh trang thì được tách thửa đất.”
– Tuy nhiên nếu thửa đất có các căn cứ tách thửa trên và đáp ứng điều kiện tách thửa mà thuộc trường hợp sau thì sẽ không được tách thửa:
“Trường hợp quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 hoặc quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt xác định thửa đất thuộc quy hoạch đất ở xây dựng mới, đất sử dụng hỗn hợp (trong đó có chức năng đất ở) và có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, để thu hồi thực hiện dự án thì không được tách thửa đất. Sau 03 năm, kể từ ngày rà soát phê duyệt các quy hoạch này, mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện hoặc có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và chưa có thông báo thu hồi đất, chưa có quyết định thu hồi đất, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì được tách thửa đất.”
Khi thửa đất thuộc vào trường hợp này mà sau 03 năm, kể từ ngày rà soát phê duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện hoặc có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và chưa có thông báo thu hồi đất, chưa có quyết định thu hồi đất, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì được tách thửa đất.
– Điểm b khoản 1 điều 5 Quyết định 60/2017/QĐ-UBND quy định diện tích tối thiểu của thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa (sau khi trừ lộ giới):
Khu vực
Thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa
Khu vực 1:
gồm các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú.
tối thiểu 36m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 03 mét.
Khu vực 2:
gồm các Quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và Thị trấn các huyện.
tối thiểu 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 04 mét.
Khu vực 3:
gồm huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ (ngoại trừ thị trấn).
tối thiểu 80m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 05 mét.
Như vậy với mỗi khu vực trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, phần diện tích đất còn lại và được hình thành sau khi tách thửa phải đáp ứng quy định về diện tích tối thiểu và chiều rộng mặt tiền thửa đất.
– Điểm c, d khoản 1 điều 5 quy định về 2 trường hợp đặc biệt mà người sử dụng đất phải lưu ý khi tách thửa đất:
c) Trường hợp khi tách thửa đất ở có hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật, giao Ủy ban nhân dân quận, huyện rà soát các điều kiện về diện tích đất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, căn cứ quy định pháp luật quy hoạch, xây dựng và hướng dẫn các Sở ngành theo quy định tại khoản 2, Điều 7, Quyết định này để hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo phù hợp theo quy hoạch được duyệt, kết nối hạ tầng kỹ thuật chung hiện hữu của khu vực.
d) Đối với khu đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, có phần diện tích đất thuộc hành lang công trình công cộng và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, Nhà nước chưa thu hồi đất để thực hiện quy hoạch thì phần diện tích đất nông nghiệp này được tách cùng với đất ở và không bị điều chỉnh về diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp quy định tại khoản 2, Điều này, việc tách thửa đất ở phải đảm bảo quy định tại Quyết định này
Nếu Quý Vị Có Nhu Cầu Đo Đạc Nhà Đất Hóc Môn
Hãy Gọi Ngay 0967 370 488 Để Đo Ngay
Cam Kết Rẻ Hơn Giá Thị Trường 5-10%
Đọc thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ
6 Đo vẽ xin giấy phép xây dựng
a, Đo vẽ xây nhà mới
Khi xin giấy phép xây dựng bạn phải đo vẽ địa chính để xác định chỉ số xây dựng
b, Đo vẽ xin sửa chữa nhà
7 Đo vẽ lập dự án
Nếu Quý Vị Có Nhu Cầu Đo Đạc Nhà Đất Hóc Môn
Hãy Gọi Ngay 0967 370 488 Để Đo Ngay
Cam Kết Rẻ Hơn Giá Thị Trường 5-10%
Đọc thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ