Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của chúng tôi, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Xem thêm: Bộ luật hình sự về ma túy
>> Xem thêm: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy ? Hình phạt vận chuyển, mua bán ma túy
Đối với hành vi tàng trữ chất ma túy, vận chuyển trái phép chất ma túy theo quy định của Bộ luật Hình sự. Điều 249 Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017, quy định cụ thể như sau:
Theo Mục 3 Phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP có quy định:
“3.1. “Tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này”.
Mục 3.6 Phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP có quy định:
“3.6. Người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với số lượng sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác thì áp dụng khoản 4 Điều 8 BLHS, theo đó không truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới một gam;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng dưới không phẩy một gam;
c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng dưới một kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng dưới năm kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng dưới một kilôgam;
Đọc thêm: Luật giao thông không đủ tuổi
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng dưới một gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ mười mililít trở xuống.”
Như vậy, bạn bị xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các khung hình phạt khác nhau tại Điều Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 phụ thuộc vào trọng lượng ma túy mà người phạm tội cất giữ.
Vấn đề 2: Ly hôn khi chồng đang chịu án giam:
Bạn có quyền đơn phương nộp đơn xin ly hôn với chồng bạn đang thụ án trong nhà giam. Tùy tình hình thực tế, Tòa sẽ lấy lời khai chồng bạn tại trại giam và xét nếu thấy chồng bạn không thể hoàn tất nghĩa vụ làm chồng làm cha và cuộc sống chung vợ chồng không đem lại hạnh phúc vì chồng bạn chơi bời nghiện ngập ma túy thì có thể xét cho bạn được ly hôn với chồng bạn.
Hồ sơ gồm:
>> Xem thêm: Mức hình phạt cho tội mua bán trái phép chất ma túy ? Chở người buôn bán ma túy phạm tội gì ?
– Đơn xin ly hôn (theo mẫu)
– Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của vợ chồng
– Bản sao sổ hộ khẩu của vợ, chồng ( có chứng thực)
– Bản sao giấy khai sinh của các con ( nếu có, có chứng thực)
– Giấy tờ về tài sản ( nếu có tranh chấp).
Trình tự giải quyết:
– Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền thụ lý đơn ly hôn và sau đó ủy thác cho Tòa địa phương – nơi có trại giam mà chồng bạn đang thụ án để lấy lời khai, ý kiến của …vv;
Tìm hiểu thêm: Nghị định hướng dẫn luật đất đai 1993
– Tòa án sẽ tiến hành xử ly hôn vắng mặt người đang thụ án tù.
Vấn đề 3: Tạm giữ phương tiện vi phạm
Nếu xác định được chiếc xe trên là vật chứng hoặc là đồ vật liên quan đến vụ án thì việc tạm giữ phương tiện này phải được thực hiện theo quy định tạo Điều 76 và Điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:
>> Xem thêm: Mua bán ma túy sẽ bị phạt tù bao nhiêu năm ? Hình phạt khi sử dụng ma túy đá
” Điều 76. Xử lý vật chứng
1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;
b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;
c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;
d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;
đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.
4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.”
Tham khảo thêm: điều 260 bộ luật hình sự