Nội dung chính
- 1 Các trường hợp phải thay đổi đăng ký kinh doanh năm 2022
- 2 Nội dung thay đổi không phải thay đổi đăng ký kinh doanh
- 3 Thủ tục Thay đổi đăng ký kinh doanh như thế nào?
- 3.1 Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thay đổi đăng ký theo quy định của pháp luật
- 3.2 Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi dkkd tới Phòng đăng ký kinh doanh
- 3.3 Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi từ Cơ quan chức năng
- 3.4 Bước 4: Công bố thông tin thay đổi trên đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia
- 3.5 Bước 5: Thực hiện các công việc khác sau khi hoàn thành thay đổi đăng ký kinh doanh
- 4 Mức phạt chậm thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh tới cơ quan đăng ký?
- 5 Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh gồm những gì?
- 5.1 a. Hồ sơ thay đổi địa chỉ công ty
- 5.2 Đối với trường hợp chuyển trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đã đăng ký thành lập
- 5.3 Đối với trường hợp chuyển trụ sở sang tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập
- 5.4 b. Hồ sơ thay đổi tên Công ty
- 5.5 c. Hồ sơ thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp
- 5.6 d. Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh
- 5.7 e. Hồ sơ thay đổi dấu công ty
- 6 Thay đổi đăng ký kinh doanh ở đâu?
- 7 Chi phí thay đổi đăng ký kinh doanh năm 2022?
- 8 Lưu ý sau khi tiến hành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh
- 9 Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh/thay đổi giấy phép kinh doanh của Luật Hoàng Phi
- 10 Mẫu giấy đề nghị thay đổi đăng ký kinh doanh mới nhất 2022
Các trường hợp phải thay đổi đăng ký kinh doanh năm 2022
Trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có khá nhiều nội dung, do đó, doanh nghiệp cần xác định rõ nội dung sẽ thay đổi, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn quyết định đến thủ tục, lệ phí mà công ty có nghĩa vụ thực hiện. Thông thường các doanh nghiệp sẽ lựa chọn những nội dung thay đổi cơ bản như sau:
– Thay đổi tên công ty bao gồm: tên tiếng Việt, tên tiếng nước ngoài, tên viết tắt của doanh nghiệp.
Xem thêm: Hồ sơ thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh
– Thay đổi địa chỉ trụ sở chính: chuyển trụ sở chính về địa chỉ khác
– Thay đổi ngành nghề kinh doanh bao gồm: rút ngành nghề, bổ sung ngành nghề kinh doanh
– Thay đổi vốn điều lệ bao gồm: tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ, cơ cấu lại vốn góp/cổ phần giữa các thành viên/cổ đông
– Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
– Thay đổi thành viên/cổ đông của công ty
– Thay đổi con dấu Công ty
Lưu ý: Doanh nghiệp có thể tiến hành một hoặc nhiều nội dung thay đổi nêu trên trong cùng một lần.
Nội dung thay đổi không phải thay đổi đăng ký kinh doanh
Các nội dung sau sẽ không cần phải nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu tư khi thay đổi đăng ký kinh doanh.
– Thay đổi thông tin cổ đông trong công ty cổ phần;
– Thay đổi cổ đông sáng lập (Trừ trường hợp thay đổi cổ đông sáng lập do chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định).
Thủ tục Thay đổi đăng ký kinh doanh như thế nào?
Thủ tục Thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thay đổi đăng ký theo quy định của pháp luật
Doanh nghiệp sẽ soạn thảo hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh theo nội dung đã được chúng tôi hướng dẫn cụ thể trong bài viết.
Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi dkkd tới Phòng đăng ký kinh doanh
Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ được doanh nghiệp hoặc tổ chức được doanh nghiệp ủy quyền nộp tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính theo hình thức nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi từ Cơ quan chức năng
Trong quá trình thẩm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ được chấp nhận hợp, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ghi nhận nội dung thay đổi theo yêu cầu của doanh nghiệp trên giấy phép kinh doanh mới.
Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản lý do từ chối để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.
Bước 4: Công bố thông tin thay đổi trên đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia
Sau khi hoàn thành việc thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần công bố nội dung thay đổi trên công thông tin quốc gia theo đúng quy định của Luật Doanh Nghiệp.
Bước 5: Thực hiện các công việc khác sau khi hoàn thành thay đổi đăng ký kinh doanh
Phụ thuộc vào từng nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các công việc sau khi thay đổi như đổi tên công ty sẽ liên quan đến đổi dấu công ty.
Mức phạt chậm thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh tới cơ quan đăng ký?
Khi đã xác định nội dung đăng ký giấy phép kinh doanh cần phải thay đổi, nội bộ doanh nghiệp sẽ bàn bạc và đưa ra quyết định cuối cùng. Sau đó, cần tiến hành thủ tục thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày tính từ thời điểm có thay đổi. Quá thời hạn quy định trên, doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo Điều 25, Mục 4, Chương 2, Nghị định 50/2016/NĐ-CP. Cụ thể các doanh nghiệp thay đổi đăng ký kinh doanh không thông báo với cơ quan nhà nước sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
– Quá hạn thông báo từ 1 – 30 ngày, bị xử phạt hành chính từ 500.000 – 1.000.000 đồng
– Quá hạn thông báo từ 31 – 90 ngày, bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng
– Quá hạn thông báo từ 91 ngày trở lên, bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng
Như vậy, doanh nghiệp cần xác định rõ việc thực hiện thông báo là bắt buộc. Và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm phải thực hiện thủ tục này. Hoặc người đại diện theo pháp luật cũng có thể ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân khác thay mình thực hiện.
Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh gồm những gì?
Phụ thuộc vào từng nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh mà sẽ có hồ sơ khác nhau. Cụ thể như sau:
a. Hồ sơ thay đổi địa chỉ công ty
So với các nội dung khác thì thay đổi trụ sở chính có phần phức tạp hơn nhiều. Nguyên nhân là do ở mỗi trường hợp thay đổi trụ sở, mọi người sẽ cần phải chuẩn bị một bồ hồ sơ riêng. Việc chuẩn bị hồ sơ này đối với một cán bộ pháp lý hay luật sư không quá phiền phức, nhưng với các đối tượng khác sẽ gặp phải những khó khăn nhất định.
Đối với trường hợp chuyển trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đã đăng ký thành lập
– 01 Thông báo thay đổi địa chỉ công ty theo mẫu quy định
– 01 Quyết định về việc thay đổi trụ sở chính của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Bản sao biên bản cuộc họp đề cập đến việc thay đổi địa chỉ công ty của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi kinh doanh trụ sở chính)
Đối với trường hợp chuyển trụ sở sang tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập
– 01 Thông báo thay đổi theo mẫu quy định
– 01 Điều lệ công ty đã sửa đổi, bổ sung (bản sao)
– 01 Danh sách kê khai đầy đủ thành viên công ty
– 01 Quyết định về việc thay đổi địa chỉ công ty của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Bản sao biên bản cuộc họp đề cập đến việc thay đổi trụ sở chính của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi kinh doanh trụ sở chính)
b. Hồ sơ thay đổi tên Công ty
– 01 Thông báo thay đổi theo mẫu quy định
– 01 Quyết định về việc thay đổi tên doanh nghiệp của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Bản sao biên bản cuộc họp đề cập đến việc thay đổi tên công ty của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi kinh doanh tên doanh nghiệp)
c. Hồ sơ thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp
– 01 Thông báo thay đổi theo mẫu quy định
– 01 Quyết định về việc tăng giảm vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
Tham khảo thêm: Thành lập công ty không cần vốn điều lệ
– 01 Bản sao biên bản cuộc họp đề cập đến việc tăng giảm vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi kinh doanh vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp)
d. Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh
– 01 Thông báo thay đổi theo mẫu quy định
– 01 Quyết định về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Bản sao biên bản cuộc họp đề cập đến việc thay đổi ngành nghề kinh doanh của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh)
e. Hồ sơ thay đổi dấu công ty
– 01 Thông báo thay đổi dấu công ty theo mẫu quy định
– 01 Bản sao giấy chứng nhận đầu tư
– 01 Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thuế
– 01 Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh con dấu)
Vì các nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh khá nhiều, nên trong giới hạn bài viết này chúng tôi sẽ chỉ trình bày được một số nội dung phổ biến.
Thay đổi đăng ký kinh doanh ở đâu?
Thay đổi đăng ký kinh doanh ở đâu? Nếu nghiên cứu kỹ những nội dung mà chúng tôi cung cấp, chắc chắn mọi người đã có câu trả lời cho câu hỏi trên. Bởi trong bước giới thiệu quy trình chúng tôi đã đề cập tương đối cụ thể. Tuy nhiên, vì mỗi quý bạn đọc sẽ có những cách tìm hiểu nội dung khác nhau. Trong đó, phong cách tìm kiếm thông tin theo đề mục lớn khá nhiều. Với phong cách này, quý bạn đọc sẽ lướt qua một lượt những nội dung chính và dừng lại ở nội dung mà mình quan tâm. Đây là lý do mà chúng tôi tách bạch khá rõ từng nội dung thông tin cụ thể.
Quay trở lại câu hỏi thay đổi đăng ký kinh doanh ở đâu, câu trả lời duy nhất là Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có một Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ chỉ đề cập đến một số địa chỉ Sở Kế hoạch và Đầu tư nổi bật.
– Địa chỉ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Hà Nội:
Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội: Khu liên cơ Võ Chí Công, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội ( Số 258 Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội
(Địa chỉ cũ: Tầng 3, toà nhà B10A, Khu đô thị Nam Trung Yên, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội)
– Địa chỉ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Hồ Chí Minh:
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh: Số 32 Lê Thánh Tôn, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh
– Địa chỉ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Đà Nẵng:
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng: Tầng 6 Toà nhà Trung tâm hành chính, số 24 Trần Phú, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng
Chi phí thay đổi đăng ký kinh doanh năm 2022?
Chi phí thay đổi đăng ký kinh doanh là khoản phí doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan đăng ký và phải trả thêm phí dịch vụ trong trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh.
Ngoài quy trình, thủ tục, hồ sơ, địa điểm, mọi người cũng dành nhiều sự quan tâm đến chi phí thay đổi đăng ký kinh doanh. Vì vậy, chi phí chính là nội dung tiếp theo mà chúng tôi sẽ trình bày. Chi phí thay đổi giấy phép kinh doanh bao gồm: lệ phí nhà nước và chi phí dịch vụ
Lệ phí thay đổi đăng ký kinh doanh (khoản phí nộp cho cơ quan nhà nước)
Lệ phí nhà nước là khoản phí bắt buộc mà mọi cá nhân, tổ chức phải đóng khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh. Khoản lệ phí này được nhà nước quy định rất rõ tại Thông tư 215/2016/TT-BTC. Theo đó, lệ phí thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp là 200.000/lần. Còn lệ phí thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đối với chi nhánh, văn phòng đaị diện, địa điểm kinh doanh là 100.000/hồ sơ.
Phí dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh
Trong khi đó, chi phí dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh chỉ phát sinh khi cá nhân, tổ chức thuê một đơn vị chuyên nghiệp thực hiện thay các quy trình, thủ tục, hồ sơ. Chi phí này không có sự đồng nhất giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ. Tùy vào cách tính toán, cân đối riêng mà mỗi đơn vị sẽ có những báo giá khác nhau. Bên cạnh đó, chi phí dịch vụ còn phù thuộc vào nội dung đăng ký kinh doanh mà quý khách hàng muốn thay đổi là gì? Thay đổi vốn điều lệ, tên công ty, trụ sở chính hay bổ sung ngành nghề…
Chi phí dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh tại Luật Hoàng Phi được tính toán dựa trên mức độ công việc sẽ phải thực hiện. Chúng tôi đề cao yếu tố chất lượng dịch vụ, giá trị mà khách hàng nhận lại. Cho nên, chi phí dịch vụ tại Luật Hoàng Phi có thể không quá rẻ như các đơn vị khác trên thị trường. Nhưng đổi lại khách hàng sẽ nhận được sự an tâm và kết quả thích đáng.
Lưu ý sau khi tiến hành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh
Thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ gắn với 1 hoặc nhiều nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ bị thay đổi. Do đó, tùy vào từng nội dung sẽ thay đổi mà doanh nghiệp sẽ cần thực hiện các công việc tiếp theo sau khi hoàn thành việc thay đổi. Cụ thể:
– Đối với việc thay đổi tên công ty: Sau khi tên công ty được thay đổi, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các việc sau
+ Khắc lại dấu công ty và công bố lại mẫu dấu mới trên cổng thông tin quốc gia;
+ Thay đổi thông tin công ty trên hóa đơn điện tử;
+ Thay đổi biển tên doanh nghiệp;
+ Thay đổi thông tin chủ tài khoản với ngân hàng, thông tin tên doanh nghiệp với bên bảo hiểm…vv
+ Thông báo cho đối tác về việc thay đổi tên công ty và có thể ký lại các phụ lục hợp đồng đã giao kết với khách hàng.
– Đối với việc thay đổi địa chỉ công ty: Sau khi địa chỉ công ty, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các việc sau
+ Thay đổi dấu và công bố lại mẫu dấu (trường hợp thay đổi địa chỉ khác quận/huyện và dấu cũ có thông tin quận/huyện)
+ Thay đổi thông tin địa chỉ trên hóa đơn điện tử đã đăng ký;
+ Thay đổi thông tin địa chỉ chủ tài khoản với ngân hàng mở tài khoản;
+ Thay đổi cơ quan quản lý thuế, chốt và chuyển bảo hiểm xã hội về địa chỉ mới
+ Thông báo thay đổi địa chỉ cho đối tác, khách hàng
+ Thực hiện các công việc khác liên quan
– Đối với thay đổi Giám Đốc (người đại diện theo pháp luật Công ty): Doanh nghiệp cần thực hiện các việc sau:
Người đại diện theo pháp luật là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp 2014 quy định, một công ty có thể có một hoặc nhiều người đại diện. Ngoài ra, luật doanh nghiệp 2014 đã bỏ quy định Giám đốc, Tổng giám đốc của công ty không được đồng thời là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác để phù hợp với nhu cầu thuê giám đốc, tổng giám đốc của các doanh nghiệp hiện nay.
– Khi thay đổi vốn điều lệ công ty (tăng giảm vốn điều lệ):
Vốn điều lệ công ty liên quan đến việc nộp thuế môn bài hàng năm của công ty với 2 mức như sau
+ 2.000.000 VND/1 năm với công ty đăng ký vốn điều lệ dưới 10 tỷ
+ 3.000.000 VND/1 năm với công ty đăng ký vốn trên 10 tỷ
Do đó, khi vốn điều lệ công ty có sự thay đổi theo hướng tăng lên, doanh nghiệp sẽ cần lưu ý nộp bổ sung thuế môn bài hàng năm
Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh/thay đổi giấy phép kinh doanh của Luật Hoàng Phi
Đọc thêm: Cho thuê nhà có phải đăng ký kinh doanh không
Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh (thay đổi giấy phép kinh doanh) tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Với đội ngũ luật sư chuyên ngành kinh tế giỏi, giàu kinh nghiệm, uy tín, tận tình, chúng tôi tự tin cung cấp cho quý khách hàng một dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý.
Luật Hoàng Phi sẽ thực hiện các công việc sau đây trong quá trình thay đổi đăng ký kinh doanh cho khách hàng.
– Tư vấn quy trình, thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh xuyên suốt, từ khi bắt đầu đến lúc hoàn nhận được giấy đăng ký doanh nghiệp mới
– Tư vấn về nội dung khách hàng dự định thay đổi và đưa ra ý kiến chuyên môn để mang lại lợi ích, hạn chế rủi ro với nội dung khách hàng thay đổi
– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cho nội dung thay đổi
– Soạn thảo hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh và gửi cho khách hàng tham khảo. Hướng dẫn khách hàng ký và đóng dấu
– Trực tiếp nộp hồ sơ thay đổi tại Sở kế hoạch đầu tư
– Theo dõi hồ sơ, bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên
– Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi và chuyển cho khách hàng
– Tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh;
Mẫu giấy đề nghị thay đổi đăng ký kinh doanh mới nhất 2022
Để khách hàng tham khảo, chúng tôi sẽ gửi 1 mẫu giấy đề nghị thay đổi đăng ký kinh doanh cho công ty với nội dung thay đổi tên công ty để khách hàng tham khảo.
TÊN DOANH NGHIỆP——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Số: ………………
……………, ngày …. tháng …. năm ………
THÔNG BÁO
Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố……
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ……………………………………………………
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ……………………………………………………………
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):…..………..Ngày cấp ……/…./………Nơi cấp: ………………………………………
Doanh nghiệp đăng ký thay đổi trên cơ sở (chỉ kê khai trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký thay đổi trên cơ sở tách doanh nghiệp hoặc sáp nhập doanh nghiệp, đánh dấu X vào ô thích hợp):
– Đăng ký thay đổi trên cơ sở tách doanh nghiệp □
– Đăng ký thay đổi trên cơ sở sáp nhập doanh nghiệp □
Thông tin về doanh nghiệp bị sáp nhập (chỉ kê khai trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký thay đổi trên cơ sở sáp nhập doanh nghiệp):
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ……………………………………………………..
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ……………………………………………………………….
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):………….Ngày cấp .…./.…./……….Nơi cấp: …………………………………..
Đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt tồn tại đối với doanh nghiệp bị sáp nhập và các chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp bị sáp nhập.
– Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh
Có □ Không □
Doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp/thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau:(Doanh nghiệp chọn và kê khai vào trang tương ứng với nội dung đăng ký/thông báo thay đổi và gửi kèm)
ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI TÊN DOANH NGHIỆP
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt sau khi thay đổi (ghi bằng chữ in hoa):…………………
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài sau khi thay đổi (nếu có):…………………………
Tên doanh nghiệp viết tắt sau khi thay đổi (nếu có):………………………………………………
X Đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp đối với các thông tin thay đổi nêu trên. (Đánh dấu X vào ô vuông nếu doanh nghiệp có nhu cầu được cấp Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp).
Trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ, đề nghị Quý Phòng đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Thông báo này.
Người ký tại Thông báo này cam kết là người có quyền và nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên)
Quý độc giả vui lòng tham khảo thêm 1 số câu HỎI – ĐÁP liên quan đến thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh như sau:
Tìm hiểu thêm: đăng ký kinh doanh online với bộ công thương