logo-dich-vu-luattq

Trích lục là gì? Những điều cần lưu ý khi xin trích lục

Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều giấy tờ, hồ sơ chúng ta cần thiết phải xin trích lục. Ví dụ như trích lục khai sinh, trích lục kết hôn, trích lục khai tử, trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con,… Với quy định pháp luật, nhiều cá nhân, tổ chức chưa thực sự hiểu rõ trích lục là gì? Những điều cần lưu ý khi xin bản sao trích lục hộ tịch. Với bài viết này, Luật Quang Huy hướng dẫn rõ hơn về trích lục là gì? Những vấn đề xoay quanh khi xin trích lục theo quy định mới nhất hiện nay:

Cơ sở pháp lý

  • Luật Hộ tịch năm 2014
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch năm 2014
  • Nghị định 23/2015/NĐ- CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch

Trích lục là gì?

Theo quy định khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014, trích lục được hiểu là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.

Xem thêm: Trích lục là gì

Trích lục là gì

Giá trị pháp lý bản trích lục

Khi bị mất giấy tờ gốc, công dân có quyền yêu cầu nhà nước cấp lại bản trích lục có giá trị như bản chính. Trên thực tế bản trích lục sẽ không giống bản gốc nhưng là văn bản có giá trị tương đương như bản chính.

Căn cứ Điều 3 Nghị định 23/2015 NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc thì bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thủ tục xin trích lục hộ tịch

Hồ sơ xin trích lục

Người có yêu cầu xin trích lục cần nộp những giấy tờ như sau:

  • Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch theo mẫu đối với trường hợp người yêu cầu là cá nhân.
  • Văn bản yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch nêu rõ lý do trong trường hợp người yêu cầu là cơ quan, tổ chức.
  • Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.

Bên cạnh những giấy tờ cần nộp, người có yêu cầu trích lục cần xuất trình hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch ( trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp). Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ phải xuất trình nêu trên.

Trên đây là toàn bộ hồ sơ mà cá nhân hay cơ quan, tổ chức cần chuẩn bị cho thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch.

Thẩm quyền xin trích lục

Theo quy định Điều 63 Luật Hộ tịch năm 2014 về thẩm quyền cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch không phụ thuộc vào nơi cư trú. Cá nhân có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.

Theo khoản 1 Điều 64 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:

Đọc thêm: Xu cà na là gì? Hottrend xu cà na xí muội bắt nguồn từ đâu?

Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

Theo khoản 5 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 có giải thích như sau:

Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Ai có quyền yêu cầu thay đổi dân tộc trong giấy khai sinh

Đối chiếu những quy định trên, thẩm quyền xin trích lục thuộc về Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

Theo đó, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Bộ Tư pháp, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền.

Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, thẩm quyền cấp bản sao trích lục hộ tịch không phụ thuộc vào nơi cư trú. Cá nhân có quyền yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch tại bất kỳ Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch nào.

Trình tự các bước xin trích lục

Bước 1: Nộp hồ sơ xin trích lục tại cơ quan có thẩm quyền

Người có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch không phụ thuộc vào nơi cư trú chuẩn bị hồ sơ như đã hướng dẫn trên, tiến hành nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch có thẩm quyền.

Đối với trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì phải gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

Đọc thêm: Ân xá – Đại xá – Đặc xá trong những sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của Việt Nam

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ xin trích lục

Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin trích lục, cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra và đối chiếu thông tin trong tờ khai và tính hợp lệ của các giấy tờ liên quan.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận ghi rõ ngày, giờ trả kết quả. Những giấy tờ xuất trình khi xin trích lục, cán bộ tiếp nhận đối chiếu với thông tin trong Tờ khai cấp bản sao trích lục. Sau đó trả lại cho người xin trích lục và không được yêu cầu người xin trích lục nộp thêm bản sao giấy tờ đó. Cán bộ tiếp nhận có thể chụp 01 bản giấy tờ xuất trình hoặc ghi lại thông tin của giấy tờ xuất trình để lưu hồ sơ.

Trường hợp nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm phải hướng dẫn người xin trích lục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định pháp luật. Trong trường hợp, không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ xin trích lục phải lập thành văn bản nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần hoàn thiện. Đồng thời, cán bộ tiếp nhận phải ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của mình.

Đối với những hồ sơ xin trích lục sau khi đã được hướng dẫn mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì cán bộ tiếp nhận có quyền từ chối tiếp nhận hồ sơ xin trích lục. Tuy nhiên, việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối. Người tiếp nhận ký và ghi rõ họ, chữ đệm, tên của mình.

Bước 3: Tiến hành cấp bản sao trích lục theo yêu cầu

Sau khi hồ sơ xin trích lục đầy đủ và phù hợp quy định pháp luật, công chức làm công tác hộ tịch căn cứ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch, ghi nội dung bản sao trích lục hộ tịch cho người có yêu cầu. Đồng thời báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch ký cấp bản sao trích lục cho người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về trích lục là gì? Những điều cần lưu ý khi xin trích lục. Mọi thắc mắc của bạn liên quan tới vấn đề này hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý hay muốn sử dụng dịch vụ của chúng tôi, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật 19006588 của Luật Quang Huy để được chúng tôi hỗ trợ.

Trân trọng./.

Tìm hiểu thêm: Công đoàn việt nam là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !