logo-dich-vu-luattq

Luật là gì ? Mục đích và nội dung ban hành văn bản quy phạm pháp luật ?

1. Khái niệm về Luật?

Luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Luật là một loại văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội (Nghị viện) ban hành, có hiệu lực pháp lí cao nhất, chỉ dưới Hiến pháp. Ví dụ: Luật tổ chức Quốc hội; Luật tổ chức Chính phủ… Tất cả các văn bản pháp luật khác do các cơ quan nhà nước khác ban hành đều là văn bản dưới luật. Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: Hiến pháp – đạo luật cơ bản của Nhà nước, các bộ luật và các đạo luật. Trong một số ngữ cảnh nhất định, luật có thể hiểu là pháp luật nói chung. Ví dụ: khoa học luật, đại học luật, sinh viên luật, tiến sĩ luật, nghề luật, luật sư, luật gia.

Pháp luật không chỉ là công cụ quản lý Nhà nước hiệu quả mà còn là yếu tố quan trọng và cần thiết trong nhiều lĩnh vực khác. Hầu như các lĩnh vực trong xã hội ngày nay đều cần đến pháp luật để bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển vững mạnh.

Xem thêm: Luật là gì

2. Văn bản quy phạm pháp luật ?

Về thế nào là một văn bản quy phạm pháp luật: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 đã quy định cụ thể về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật tại Điều 2:

“Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này”.

Khoản 1 Điều 3 giải thích:

“Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện”.

Theo định nghĩa trên thì dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất để nhận biết một VBQPPL là văn bản đó có chứa đựng “quy phạm pháp luật” hay không? xác định yếu tố “chứa đựng quy phạm pháp luật” là công việc đầu tiên cần được thực hiện trong toàn bộ quá trình xây dựng, ban hành một VBQPPL. Nếu văn bản cần ban hành có chứa “quy phạm pháp luật” thì việc soạn thảo, ban hành văn bản đó phải tuân theo trình tự, thủ tục của việc ban hành VBQPPL. Ngược lại, nếu không chứa quy phạm pháp luật thì việc soạn thảo và ban hành văn bản đó không phải tuân theo trình tự, thủ tục soạn thảo của VBQPPL. Cần lưu ý “chứa đựng quy phạm pháp luật” được hiểu là ngay cả khi văn bản đó chỉ chứa duy nhất một quy phạm pháp luật.

Như vậy, từ ý kiến nêu trên thì chúng ta có thể rút ra khái niệm và cũng là đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật như sau:

– Văn bản phải chứa quy phạm pháp luật, quy tắc xử sự chung và điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội;

– Do cơ quan Nhà nuớc ban hành hoặc phối hợp ban hành;

– Được soạn thảo và ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục do luật định;

– Có hiệu lực bắt buộc, được Nhà nước đảm bảo thực hiện.

3. Hệ thống văn bản Quy phạm pháp luật hiên hành?

1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

4. Nghị định của Chính phủ.

5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

10. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội.

11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

4. Mục đích và nội dung ban hành văn bản quy phạm pháp luật của một số cơ quan

Quốc hội ban hành Luật, nghị quyết nhằm mục đích và nội dung sau đây:

Căn cứ theo quy định tại Điều 15, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có quy định về thẩm quyền của Quốc hội như sau:

Điều 15. Luật, nghị quyết của Quốc hội

1. Quốc hội ban hành luật để quy định:

Tìm hiểu thêm: điều 135 bộ luật hình sự 2015

a) Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

b) Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định; việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt;

c) Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;

d) Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường;

đ) Quốc phòng, an ninh quốc gia;

e) Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

g) Hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;

h) Chính sách cơ bản về đối ngoại;

i) Trưng cầu ý dân;

k) Cơ chế bảo vệ Hiến pháp;

l) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

2. Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định:

a) Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;

b) Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành;

c) Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;

d) Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia;

đ) Đại xá;

e) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh, nghị quyết nhằm mục đích và nội dung sau đây:

Căn cứ theo quy định tại Điều 16, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có quy định về thẩm quyền của Quốc hội như sau:

Điều 16. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao.

2. Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định:

a) Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

b) Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội;

c) Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;

d) Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

đ) Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;

Tìm hiểu thêm: điều 153 bộ luật hình sự

e) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định nhằm mục đích và nội dung sau đây:

Căn cứ theo quy định tại Điều 17, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có quy định về thẩm quyền của Quốc hội như sau:

Điều 17. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để quy định:

1. Tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được.

2. Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.

Chính phủ ban hành nghị định nhằm mục đích và nội dung sau đây:

Căn cứ theo quy định tại Điều 19, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có quy định về thẩm quyền của Quốc hội như sau:

Điều 19. Nghị định của Chính phủ

Chính phủ ban hành nghị định để quy định:

1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

2. Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

3. Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Phó thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định nhằm mục đích và nội dung sau đây:

Căn cứ theo quy định tại Điều 20, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có quy định về thẩm quyền của Quốc hội như sau:

Điều 20. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định để quy định:

1. Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, chính quyền địa phương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

2. Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

5. Quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật có thủ tục phức tạp hơn với 6 giai đoạn là:

+ Lập chương trình xây dựng pháp luật;

+ Thành lập ban soạn thảo;

+ Soạn thảo;

+ Thẩm định;

+ Thông qua;

+ Công bố văn bản quy phạm pháp luật

Luật Minh KHuê (biên tập)

Tham khảo thêm: Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !